Chƣơng 1 .TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan sốt xuất huyết Dengue
1.1.5. Các yếu tố kinh tế xã hội liên quan sốt xuất huyết Dengue
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu xem xét mối liên quan giữa nguy cơ mắc SXHD với các đặc điểm nhân khẩu học, các yếu tố kinh tế xã hội.
Nghiên cứu của Gubler (2011) cho thấy, có nhiều yếu tố góp phần làm gia tăng SXHD nhưng có 3 yếu tố chính đó là 1/đơ thị hóa, 2/tồn cầu hóa và 3/thiếu kiểm sốt muỗi hiệu quả. Ngồi ra cịn do thay đổi lối sống và yếu tố khác. Trong khi đó, theo Jerry Spiegel, các yếu tố ảnh hưởng đến sự gia tăng SXHD gồm các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, sinh thái [50], [62].
Một nghiên cứu bệnh chứng ở Salvador (2002-2003) [37] và Fortaleza (2003-2005) ở những người dương tính với vi-rút Dengue cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa SXHD với thu nhập cao và trình độ học vấn. Thu nhập cao, trình độ học vấn cao thì ít bị SXHD so với nhóm thu nhập thấp, học vấn thấp [74], [76]. Trong một nghiên cứu khác cho thấy: những ngôi nhà một tầng và số người trong mỗi hộ gia đình được xác định là các yếu tố nguy cơ đối với bệnh sốt xuất huyết. Tuy nhiên, Modini và cộng sự cho rằng sự lan truyền của DENV là độc lập với tầng lớp kinh tế xã hội trong nhiều năm ở giai đoạn nghiên cứu [37].
Trong nghiên cứu về sự xuất hiện và độ phân tán của DENV 3 ở bang Bahia, sự lưu hành của vi-rút phụ thuộc rất lớn vào mật độ dân số [48], [81].
Wolf-Peter Shmidt và cộng sự đã chứng minh có một nguy cơ cao đối với bệnh sốt xuất huyết ở các vùng đơ thị hóa, thiếu hệ thống cống thốt nước và khơng đủ đường ống cung cấp nước [99].
Ở Belo Horizonte, một nghiên cứu dịch tễ học huyết thanh với cỡ mẫu 627 lấy ngẫu nhiên của cư dân trong vùng này thực hiện trong năm 2000 cho thấy thu nhập thấp liên quan với tỉ lệ huyết thanh dương tính cao [37], [74].
Trong giai đoạn 2005-2006, một khảo sát hộ gia đình thực hiện với 2833 người từ 5 đến 64 tuổi ở 3 vùng có điều kiện kinh tế xã hội và mơi trường khác nhau ở Recife (Brasil). Tỉ lệ nhiễm DENV là 91,1%, 87,4% và 74,3% ở các vùng có thu nhập thấp, trung bình và cao, tương ứng [76].
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc SXHD ở các tỉnh thành có nhiều khu cơng nghiệp như Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM, Bà Rịa-Vũng Tàu cao hơn những tỉnh khác. Báo cáo của Viện Pateur TPHCM cho thấy tỷ lệ mắc SXHD ở các tỉnh thành này tăng liên tục theo tốc độ đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa. Tỷ lệ mắc SXHD ở các tỉnh thành này năm 2001 chiếm 17%, năm 2005 tăng lên 25%, năm 2010 là 45% và năm 2014 đã là 66% số mắc tồn khu vực phía Nam. Trong khi đó, tỷ lệ mắc SXHD ở các tỉnh còn lại giảm tương ứng theo thời gian [25].