Chƣơng 1 .TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.4. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.4.1. Tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đơng Nam bộ, nơi có khí hậu với hai mùa mưa, nắng rõ rệt, lượng mưa trung bình hằng năm cao, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho muỗi Aedes aegypti phát triển. Các yếu tố kinh tế xã hội, sự phát triển kinh tế, đơ thị hóa, cơng nghiệp phát triển nhanh đã kéo theo những mặt trái của nó, trong đó phải kể đến số lượng dân nhập cư tăng nhanh, xuất hiện các khu nhà
trọ không đảm bảo vệ sinh, điều kiện môi trường, cung cấp nước sạch, xử lý rác chưa theo kịp tốc độ phát triển. Dân số Đồng Nai khoảng 3,2 triệu người, trong đó gần 1 triệu cơng nhân làm việc trong 34 khu công nghiệp tập trung. Phần lớn những công nhân đến từ khắp các vùng miền tổ quốc và hàng ngàn chuyên gia nước ngoài. Trước đây, người dân vùng nông thôn chủ yếu làm ruộng, làm rẫy. Những năm gần đây nông dân chuyển sang làm công nhân tại các KCN. Thu nhập bình quân của người dân khá cao so với trung bình cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh < 1%, so với chuẩn nghèo cả nước < 2% (phụ lục 14). Đồng Nai là tỉnh có số mắc SXHD hàng đầu khu vực phía Nam. Tỷ lệ mắc SXHD/100000 dân tại Đồng Nai trung bình hàng năm từ 180-220 ca. Bên cạnh đó, hiệu quả của cơng tác phịng chống SXHD cịn nhiều hạn chế trong đó ý thức tự giác của người dân trong việc tham gia thực hiện các biện pháp phịng chống SXHD tại hộ gia đình chưa tốt nên SXHD liên tục gia tăng trong gần chục năm qua.
Tại Đồng Nai, hệ thống y tế bao gồm hệ dự phòng và hệ điều trị. Trên địa bàn tỉnh có 11 TTYT huyện/TP, 170 TYT xã/phường; 3 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, 3 bệnh viện đa khoa khu vực và 8 bệnh viện huyện. Tỷ lệ bác sỹ trên một vạn dân là 8,5. Tỷ lệ giường bệnh/vạn dân là 23,8. Về cơ bản, hệ thống y tế trên địa bàn tỉnh đảm bảo được cơng tác khám chữa bệnh, cơng tác dự phịng, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh trong đó có cả hàng triệu công nhân đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước. Các hoạt động phịng chống SXHD thực hiện theo Chương trình mục tiêu Quốc gia phịng chống SXHD trong hơn 20 năm qua và cũng đã góp phần làm giảm mắc và tử vong do SXHD trên địa bàn tỉnh. Tại đây chưa có nghiên cứu nào về can thiệp cộng đồng có nhóm chứng trong lĩnh vực phịng chống SXHD.
1.4.2. Huyện Long Thành
Long Thành là một huyện ở phía Nam của tỉnh Đồng Nai, diện tích tự nhiên: 480 km2. Dân số năm 2012: 284.060 người, mật độ dân số: 392 người/km2. Dân tộc Kinh chiếm đa số. Trước đây, người dân chủ yếu làm nghề nông. Tỷ lệ hộ nghèo: 2,43%, thu nhập bình quân đầu người: 800 USD. Về y tế
15/15 xã, thị trấn có trạm y tế xây dựng kiên cố, có 05 phịng khám đa khoa, 01 bệnh viện đa khoa khu vực đóng trên địa bàn. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch lên tới 90%, tuy nhiên vẫn cịn những xã hoặc những ấp chưa có nước máy. Có 4 nơng trường cao su trên địa bàn huyện và có 5 khu cơng nghiệp với hàng chục ngàn công nhân đến từ nhiều tỉnh thành. Đa số công nhân sống trong các khu nhà trọ. Do vậy, trong những năm qua, số nhà trọ, phòng trọ trên địa bàn huyện liên tục tăng lên. Tính đến năm 2012, tồn huyện có 1237 nhà trọ. Có những nhà trọ có tới 400 phịng. Các nhà trọ, phịng trọ tập trung ở các xã ven các KCN như An Phước (451), Long Đức (133), Tam An (77); Phước Thái (67), Bình Sơn (58), Phước Bình (42). Trên địa bàn huyện Long Thành có 15 trường THCS (mỗi xã 1 trường) với 11740 học sinh, 594 giáo viên, 304 lớp và 22 trường tiểu học với 18656 học sinh, 704 giáo viên, 530 lớp. Thị trấn Long Thành có 3 trường tiểu học. Phước Thái có 3 trường tiểu học là Phước Thái, Thái Thiện và Tam Thiện. Các xã khác chỉ có 1 hoặc 2 trường tiểu học (phụ lục 8 & 9)
Các hoạt động y tế dự phòng bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân thực hiện tốt theo chương trình MTQG. Các hoạt động phịng chống SXHD trên địa bàn huyện Long Thành thực hiện khá tồn diện, gồm giám sát ca bệnh, giám sát cơn trùng, truyền thông, tập huấn, điều tra ca bệnh, xử lý ổ dịch, phun hóa chất dập dịch diện rộng, tổ chứa các chiến dịch DLQ. Từ năm 2003 đến 2012, huyện Long Thành ln là địa phương có số mắc SXHD vào nhóm cao của tỉnh. Trong khi tỷ lệ mắc SXHD trung bình của tỉnh trong giai đoạn này là 186 ca/100000 dân thì Long Thành là 228 ca/100000 dân. Tỷ lệ mắc SXHD trên 100.000 dân đã tăng dần qua các năm. Đến năm 2006, tỷ lệ này là 62,38 ca/100000 dân và năm 2008 (155,2 ca/100000 dân) (phụ lục 4).