sách hàng năm chi cho hoạt động QLNN đối với làng nghề trên địa bàn.
Thứ tư, năng lực và nhận thức của người dân và doanh nghiệp
Suy đến cùng, người dân và doanh nghiệp là đối tượng QLNN đối với làng nghề. Mọi hoạt động quản lý nhà nước về làng nghề có thực hiện được hay khơng phụ thuộc vào năng lực và nhận thức của đối tượng quản lý. Năng lực và nhận thức của người dân và doanh nghiệp về làng nghề cao, quy hoạch làng nghề, chính sách đối với làng nghề, hoạt động kiểm tra giám sát đối với hoạt động làng nghề sẽ được thực hiện tốt và ngược lại.
2.2.2.2. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối vớilàng nghề làng nghề
Thứ nhất, tư duy, nhận thức về phát triển làng nghề và QLNN đối với
làng nghề của chính quyền cấp tỉnh.
Tư duy, nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của phát triển làng nghề và QLNN đối với làng nghề là rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Tư duy phát triển làng nghề và QLNN đối với làng nghề cần mang tính chiến lược, lâu dài, đặt sự phát triển của làng nghề trong tổng thể sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phát triển làng nghề vừa để nâng cao đời sống nhân dân, vừa giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Tư duy trong QLNN đối với làng nghề phải khác với tư duy QLNN đối với các doanh nghiệp, HTX,… Vì sự phát triển của làng nghề, đặc điểm của lao động và sản xuất trong làng nghề có sự khác biệt so với các lĩnh vực sản xuất khác.
Thứ hai, tổ chức bộ máy quản lý, năng lực điều hành và phân cấp quản lý
-Tổ chức bộ máy quản lý là yếu tố quan trọng đến sự phát triển của làng
nghề. Trên địa bàn, vai trò của cơ quan QLNN cấp tỉnh là rất quan trọng, ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả thực thi chính sách làng nghề cũng như khả năng đạt được các mục tiêu của các chính sách đó.
Tại địa phương (cấp tỉnh), UBND tỉnh cùng các cơ quan giúp việc là chủ thể trực tiếp triển khai chính sách phát triển làng nghề bằng nhiều biện pháp khác nhau phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật của địa phương; đồng thời nắm bắt kịp thời các vấn đề phát sinh từ việc triển khai chính sách, thu thập phản hồi và đề nghị phương án điều chỉnh chính sách nếu cần thiết. Đặc biệt, những tham vấn của chính quyền cấp tỉnh về các điều kiện cụ thể của địa phương sẽ giúp chính sách đi sâu vào cuộc sống, việc điều chỉnh chính sách sẽ sát hơn với tình hình địa phương, từ đó nâng cao hiệu quả, hiệu lực của chính sách trên thực tế.
- Năng lực điều hành, quản lý của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong thực thi chính sách phát triển làng nghề
Năng lực quản lý, điều hành của chính quyền cấp tỉnh trong quản lý nhà nước đối với làng nghề ở địa phương thể hiện ở 3 giai đoạn cơ bản là: xây dựng và ban hành văn bản chỉ đạo thực thi chính sách làng nghề trên địa bàn; tổ chức thực hiện và sơ kết, tổng kết thực hiện chương trình, dự án thực thi chính sách làng nghề ở địa phương.
Trong quản lý thực thi chính sách phát triển làng nghề nó được thể hiện ở các năng lực như lập kế hoạch, tổ chức, ủy quyền, điều phối, kiểm soát, đề ra các mục tiêu thực thi chính sách làng nghề, thiết lập các hệ thống, thực hiện các quy chế, quy định, và vận hành các quy trình thủ tục liên quan tới thực thi chính sách phát triển làng nghề. Trong điều hành, năng lực đó tập trung vào việc tìm kiếm những người thực thi các chính sách thích hợp, tạo động lực cho mọi người, truyền cảm hứng để đạt mục tiêu của chính sách, gây ảnh
hưởng đến người khác, đấu tranh ủng hộ sự thay đổi, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về làng nghề…
- Phân cấp quản lý nhà nước đối với làng nghề
Phân cấp là sự chuyển giao quyền lực xuống các cấp dưới để thực hiện việc quản lý được sâu sát hơn, giảm tải cho các cấp phía trên [30].
Việc “phân cấp quản lý" theo đó, được xem như là việc phân cơng, phân nhiệm, phân quyền [40, tr.24-25] giữa các cấp hành chính để thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một lĩnh vực cụ thể. Trong hệ thống hành chính nhà nước, hiện các đơn vị hành chính được phân chia thành các cấp như: cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Việc phân cấp QLNN, do đó, được hiểu là việc phân chia quyền hạn, nghĩa vụ giữa chính quyền cấp tỉnh với chính quyền cấp huyện, cấp xã.
Về cơ bản, có thể hiểu: “Phân cấp QLNN là sự phân định thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp chính quyền trên cơ sở bảo đảm sự phù hợp giữa năng lực và điều kiện thực tế của từng cấp với khối lượng và tính chất thẩm quyền nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả và chất lượng của hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề" [41].
Từ khái niệm trên cho thấy việc phân cấp là yếu tố ảnh hưởng rất quan trọng đối với QLNN đối với làng nghề bởi vì, phân cấp QLNN đối với làng nghề là sự phân định quyền hạn, trách nhiệm giữa chính quyền cấp tỉnh với chính quyền cấp huyện, cấp xã trong vấn đề QLNN đối với làng nghề nhằm đảm bảo sự thông suốt, sâu sát trong quản lý các hoạt động của làng nghề, phù hợp giữa khối lượng, thẩm quyền, năng lực và điều kiện thực tế của tỉnh và địa phương để tăng cường hiệu quả, hiệu lực của hoạt động QLNN trong lĩnh vực phát triển làng nghề. Cơ bản, việc phân cấp QLNN đối với làng nghề phải đảm bảo được hai yếu tố sau:
i) Phạm vi và mức độ phân cấp, phân quyền phải căn cứ vào mơ hình tổ chức nhà nước và các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức quyền lực nhà nước.
Hệ thống bộ máy QLNN ở nước ta được tổ chức theo thứ bậc, hoạt động theo hiến định, luật định. Do đó, việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương trong QLNN phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc về chủ quyền quốc gia; nghĩa là phải đảm bảo tính thống nhất, tập trung của quyền lực nhà nước trong quản lý làng nghề.
ii) Phân cấp vừa phải đảm bảo tập trung hóa quyền lực nhà nước, vừa đảm bảo tính dân chủ. Tập trung quyền lực là yếu tố quan trọng để đảm bảo tính thống nhất của quyền lực nhà nước, đảm bảo nhà nước có thể thực hiện tồn bộ các ngun tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Đối với quản lý làng nghề thì chính quyền cấp tỉnh cần tập trung quản lý về mặt chủ trương, đường lối, chính sách phát triển làng nghề, đặc biệt cơ quan QLNN đối với làng nghề ở tỉnh chịu trách nhiệm thống nhất trong việc xây dựng quy hoạch phát triển tổng thể làng nghề.
Về mặt lý luận và thực tiễn, việc phân cấp phải đảm bảo hai yêu cầu: tập trung và dân chủ. Phân cấp đảm bảo việc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước được thể chế hóa bằng các nguyên tắc hiến pháp và pháp luật, theo đó, phân cấp giúp giải quyết mối quan hệ giữa tỉnh và địa phương, xác định vị trí của từng cấp trong QLNN đối với làng nghề, hiện thực hóa nguyên tắc pháp chế theo quy định của Hiến pháp. Bên cạnh đó, việc phân cấp tăng cường tính tự chủ và tự quản của địa phương trong phát triển các làng nghề phù hợp với điều kiện của địa bàn lãnh thổ.
Việc thực hiện phân cấp QLNN đối với làng nghề cho các địa phương phải đảm bảo được những nguyên tắc cơ bản, gồm: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; Đảm bảo sự lãnh đạo duy nhất của Đảng, Nhà nước trong QLNN đối với làng nghề; Đảm bảo nguyên tắc tập trung - dân chủ trong phân cấp QLNN đối với làng nghề; Đảm bảo hoạt động phân cấp tuân thủ pháp chế; Đảm bảo tính thống nhất của quyền lực nhà nước trong QLNN đối với làng nghề; Đảm bảo tính hiệu quả của q trình phân cấp (khả năng đạt
được mục tiêu, chất lượng và yêu cầu quản lý với chi phí thấp nhất và thời gian ngắn nhất); Đảm bảo tính phù hợp trong phân cấp QLNN đối với làng nghề - nghĩa là phù hợp giữa nhiệm vụ QLNN đối với làng nghề đối với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng giai đoạn; phù hợp với đặc thù QLNN trong lĩnh vực phát triển làng nghề; phù hợp với đặc điểm của đơn vị hành chính - lãnh thổ ở tỉnh.
Thứ ba, năng lực và nhận thức của đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN
đối với làng nghề
Năng lực và nhận thức của đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN bao gồm năng lực lập kế hoạch, tổ chức, điều phối, kiểm soát, đề ra các mục tiêu, thiết lập và thực hiện các quy chế, quy định; vận hành các quy trình thủ tục về QLNN đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh. Công chức, viên chức QLNN đối với làng nghề của các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện có liên quan, tùy vào chức vụ, vị trí khác nhau, đều thực hiện những chức năng nêu trên.