Tỉnh Thanh Hóa là tỉnh nằm ở cực Bắc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, cách Thủ đơ Hà Nội 153 km về phía Bắc, về phía Nam cách thành phố Vinh tỉnh Nghệ An 138 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560 km. Thanh Hóa Nằm ở vị trí từ 19,18o đến 20,40o vĩ độ Bắc; 104,22o đến 106,40o kinh độ Đơng. Thanh Hóa nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc bộ với Trung bộ, có hệ thống giao thơng thuận lợi như: Đường sắt xuyên Việt, Đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217, cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sơng ngịi, với 102km bờ biển, thuận lợi cho lưu thông Bắc Nam, với các vùng trong tỉnh và đi quốc tế; tạo điều kiện giao thương với các vùng trong cả nước và quốc tế.
Với diện tích đất tự nhiên là 11.168,3 km2, Thanh Hóa chiếm tới 3,37% tổng diện tích đất cả nước, trong đó, có tới 70% đất đai là đồi núi và rừng, địa hình tương đối phức tạp, chia thành ba vùng rõ rệt: miền núi - trung du, đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển. Về địa giới hành chính, tồn tỉnh có 27 huyện, thị xã, thành phố với 636 xã, phường, thị trấn. Miền núi và trung du có diện tích tự nhiên là 7.896,4 km2, bao gồm 11 huyện, tỷ lệ dân số chiếm 23,29% dân số toàn tỉnh, mật độ dân số 94 người/km2, tập trung nhiều loại lâm sản và một số cây cơng nghiệp: cao su, lạc, mía… làm nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến lâm sản. Vùng đồng bằng có diện tích tự nhiên 1.864,23 km2, bao gồm 10 huyện với địa hình các dải đồng bằng xen kẽ các đồi và núi đá vơi độc lập, một số nơi có địa hình trũng, có độ cao trung bình 0 - 1m. Vùng đồng bằng ven biển có diện tích tự nhiên 1.141,89 km2 kéo từ Nga Sơn đến Tĩnh Gia, chạy dọc bờ biển bao gồm cả vùng sình lầy cửa sơng và gị cát ven biển có độ cao trung bình 3 - 6m, tỷ lệ dân cư chiếm 32,11% dân số toàn tỉnh, mật độ dân số 886 người/km2. Là nơi thuận lợi cho các ngành khai thác và chế biến thủy sản, lương thực, thực phẩm và xây dựng cảng biển. Bên cạnh đó, tỉnh cịn có nguồn tài ngun khống sản khá phong phú chủng loại và đa dạng về cấp trữ lượng, là nguồn nguyên liệu đầu vào cho các ngành vật liệu xây dựng. Hiện tồn tỉnh có tới 257 mỏ và điểm quặng, với 42 loại khống sản, trong đó có một số loại có ý nghĩa quốc tế và khu vực như Crơm, đá ốp lát, đơ lơ mít, chì kẽm, thiếc, vonfram, antimoan, đá quý [119, tr.1-2],...
Trong hơn 30 năm đổi mới, cùng với xu thế phát triển chung của cả nước, kinh tế của tỉnh Thanh Hóa đã từng bước ổn định và đang trên đà phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt, từ năm 2006 trở lại đây, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, XVII và XVIII, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm các giai đoạn 2006 - 2010, 2011 - 2015 và 2016 - 2020, kinh tế của tỉnh có bước phát triển khả quan. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2017 theo giá so sánh năm 2010 tăng 9,05% so với cùng kỳ (năm 2015 tăng 8,39% so với cùng kỳ. Năm 2016, tỷ trọng GRDP của các ngành như sau: ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 40,5%, tăng 1,2%; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 16,6%, giảm 1,2%; các ngành dịch vụ chiếm 38,5%, bằng năm 2015. GRDP bình quân đầu người năm 2016 theo giá hiện hành đạt 34,2 triệu đồng, theo USD đạt 1.544 USD. Thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm 4,4%, bằng năm 2015 [119, tr.18-22].
Về công nghiệp, đến nay trên địa bàn Thanh Hóa đã hình thành 5 KCN, gồm: Khu công nghiệp tập trung Lễ Mơn (TP. Thanh Hóa); Khu cơng
nghiệp Đình Hương; Khu cơng nghiệp Lam Sơn - Sao vàng (huyện Thọ Xuân); Khu cơng nghiệp Bỉm Sơn (nằm ở phía Bắc của tỉnh).
Về dân số và việc làm, dân số trung bình năm 2016 đạt 3.528 nghìn người, tăng 13,8 nghìn người so với năm 2015, tốc độ tăng dân số 0,39%. Năm 2016, số lao động có việc làm mới là khoảng 64 nghìn người, đạt 100% kế hoạch, tăng 1,6% so với cùng kỳ (trong đó xuất khẩu lao động 10.000 người, đạt 100% kế hoạch, tăng 0,76% so với cùng kỳ) [119, tr.23-28].