Hồn thiện cơng tác quy hoạch phát triển làng nghề theo hướng phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 138 - 142)

- Trong đó: Lao động trong Nghìn người 26,5 38,7 các làng nghề

1. Doanh thu /năm (Triệu đồng)

4.2.2. Hồn thiện cơng tác quy hoạch phát triển làng nghề theo hướng phát triển bền vững

hướng phát triển bền vững

Thứ nhất, nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo lập quy hoạch xây dựng

và phát triển các làng nghề.

- Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo trực tiếp, toàn diện đối với các sở, ban, ngành, các cơ quan giúp việc một cách sát sao trong việc xây dựng quy hoạch chi tiết cho từng huyện thị, với từng ngành hàng cụ thể, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, ngân sách của từng địa phương, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện, tỉnh, vùng và cả nước.

- Đổi mới nội dung quy hoạch các làng nghề căn cứ vào các mục tiêu ưu tiên phát triển nghề, làng nghề của tỉnh, nhất là đối với các nghề, LNTT, thủ công mỹ nghệ; các nghề mà tỉnh có tiềm năng phát triển như nghề rèn, chế biến cói, thêu ren, mây tre đan, đồ gỗ mỹ nghệ, chế tác đá…

- Quy hoạch xây dựng các làng nghề thủ công mỹ nghệ trở thành làng nghề kết hợp phục vụ du lịch, lễ hội điểm tham quan thu hút khách trong và ngoài nước. Bên cạnh xây dựng quy hoạch chung, tổng thể, cần nhanh chóng xây dựng quy hoạch chi tiết cho từng làng, từng nghề trong thời gian tới.

- Công tác quy hoạch cần chú trọng tới năng lực của từng địa phương, phân bổ nguồn lực và hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề, bảo tồn nghề, tìm kiếm nguyên vật liệu, xây dựng vùng nguyên liệu cung cấp (đá, cói, mây tre đan...), đa dạng hóa mẫu mã các sản phẩm làng nghề, quan tâm đúng mức đến lĩnh vực thiết kế, tạo mẫu sản phẩm theo hướng chuyên nghiệp nhằm tạo khả năng mở rộng thị trường, tăng lượng tiêu thụ và phát triển làng nghề.

- Đẩy mạnh quy hoạch chi tiết, hồn chỉnh các cụm cơng nghiệp, tạo cơ sở xây dựng quy hoạch và kế hoạch di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh nghề gây ô nhiễm, nằm xen lẫn trong các khu dân cư…

Trong quá trình xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề, cần chú ý việc xác định xem địa điểm, ranh giới, phạm vi lập quy hoạch phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh, toàn khu vực theo hướng bền vững; và cần xác định xem tình hình thực hiện quy hoạch chi tiết của các làng nghề như thế nào (đã có quy hoạch chưa, chưa có hay được điều chỉnh lại). Đơn vị xây dựng quy hoạch cũng cần dự trù kinh phí cho cơng tác quy hoạch; kế hoạch triển khai lập quy hoạch phù hợp với quy mô phát triển của nghề, làng nghề, cụm làng nghề và ngân sách địa phương.

Thứ hai, chú trọng công tác lập nhiệm vụ quy hoạch phát triển nghề nông

thôn và các làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo hướng mở, thống nhất - Cần xác định rõ căn cứ thực hiện quy hoạch để đề ra các nhiệm vụ quy hoạch phù hợp với quy mơ, vị trí và mức độ chi tiết của quy hoạch. Đặc biệt, căn cứ vào dự báo tốc độ phát triển làng nghề của tỉnh để xây dựng phương án phù hợp phát triển các làng nghề trong thời gian tới, tránh tình trạng quy hoạch khơng theo kịp tốc độ phát triển, để tình trạng phát triển tự phát diễn ra phổ biến. Cụ thể, bên cạnh những làng nghề đã có và tồn tại, mỗi năm tỉnh Thanh Hóa cần phấn đấu du nhập được từ 2 - 3 nghề mới có thị trường và địa phương có thể chủ động nguồn nguyên liệu tại chỗ.

- Xây dựng phương án quy hoạch phát triển theo từng lĩnh vực nông nghiệp, nông thơn của tỉnh (bao gồm: quy hoạch nhóm ngành chế biến nơng, lâm, thủ sản; quy hoạch nhóm ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ,

mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ; quy hoạch nhóm ngành nghề xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất nơng nghiệp nơng thơn; quy hoạch nhóm nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, cây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh; quy hoạch nhóm nghề xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn).

- Xây dựng phương án quy hoạch phát triển hệ thống các làng nghề gắn với các cụm TTCN, việc xây dựng các cụm TTCN - làng nghề sẽ phải tuân theo quy hoạch các cụm TTCN - làng nghề của tỉnh đã được phê duyệt, dự kiến sẽ đóng góp một phần rất quan trọng trong việc hình thành các cụm sản xuất tập trung, tạo thuận lợi cho việc di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh nghề gây ô nhiễm hiện nay. Tuy vậy, điều này sẽ làm gia tăng một khoản kinh phí đầu tư lớn, do đó cần sắp xếp thứ tự ưu tiên phù hợp để tiến hành xây dựng những cụm có nhu cầu bức thiết nhất, khơng tiến hành đầu tư dàn trải.

- Xây dựng phương án quy hoạch theo vùng lãnh thổ và địa giới hành chính (theo quy mơ huyện), phù hợp với điều kiện địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội và giao thông từng vùng. Cụ thể:

+ Đối với các vùng ven biển, định hướng phát triển chủ lực một số nghề như chế biến thủy sản (mắm, nước mắm các loại, thủy sản khơ… tập trung ở huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương, Nga Sơn, thành phố Sầm Sơn, huyện Tĩnh Gia, Hậu Lộc; nghề trồng và chế biến cói tập trung ở huyện Nga Sơn, Quảng Xương); khai thác và nuôi trồng thủy sản; mây tre đan, đan lưới, vó; cơ khí phục vụ sửa chữa tàu thuyền; các loại hình dịch vụ phục vụ bảo quản và đánh bắt thủy sản; chế biến nông sản; thủ cơng mỹ nghệ, sản xuất hàng hóa phục vụ khách du lịch.

+ Đối với vùng đồng bằng, định hướng phát triển chủ lực một số nghề sau: công nghiệp chế biến nơng sản (xay xát, bún, bánh, mì, miến, nem chua…); mây tre đan phục vụ xuất khẩu; sản xuất vật liệu xây dựng (gạch ngói, đá xây dựng, đá ốp lát, cát sỏi các loại…); cơ khí nhỏ, dịch vụ phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho người dân; trồng hoa, cây cảnh, đá cảnh, chim, cá cảnh…

+ Đối với vùng miền núi, định hướng phát triển chủ lực một số nghề như chế biến lâm sản (gỗ, tre, luồng, nứa…), chế biến nông sản (bún, bánh, đậu phụ..); cơ khí, nơng cụ, sửa chữa, dịch vụ tổng hợp phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân; dệt thổ cẩm, dệt lụa, cao su; sơ chế ngun liệu giấy và các ngành cơng nghiệp có sản phẩm xuất khẩu (ván ép, đũa, chiếu trúc…); khai thác và sơ chế lâm sản ngồi gỗ (mộc nhĩ, thuốc nam…); ni trồng và khai thác thủy sản nước ngọt.

+ Đối với các huyện cụ thể, căn cứ vào các nghề và làng nghề, xây dựng phương án quy hoạch thích hợp.

Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển các làng nghề tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới cần được thực hiện dựa trên nguyên tắc mở, căn cứ vào dự báo nhu cầu thị trường, đặt trong tổng thể chiến lược chung của tỉnh, tránh phát triển làng nghề tràn lan, phát triển làng nghề bằng mọi giá, chạy theo thành tích, gây lãng phí. Đặc biệt, với ngân sách eo hẹp của tỉnh, bên cạnh việc kêu gọi vốn xã hội hóa để đầu tư, cần lập danh sách ưu tiên trong xây dựng quy hoạch, những làng nghề nào khơng cần nhiều diện tích, khơng gây ơ nhiễm mơi trường thì khơng nhất thiết phải hình thành cụm tiểu thủ cơng nghiệp - làng nghề, mà vẫn tiếp tục quản lý bảo tồn làng cũ.

Việc xác định quy hoạch mở cũng có nghĩa là cần phải đặt các làng nghề trong bối cảnh mới nhằm đảm bảo sự đa dạng hóa hình thức sở hữu, mơ hình tổ chức sản xuất, định hướng ưu tiên áp dụng công nghiệp hiện đại kết hợp với công nghệ thủ công tinh xảo, sáng tạo trong các làng nghề.

Thứ ba, bảo đảm các yêu cầu về môi trường ngay từ khâu xây dựng quy

hoạch, kế hoạch, lập dự án đầu tư liên quan tới làng nghề;

Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Sở Tài Ngun và Mơi trường, Sở Cơng Thương cùng các cơ quan đầu mối có liên quan cần xây dựng quy chế chặt chẽ ngay từ khi xây dựng, phê duyệt, quy hoạch, kế hoạch các dự án đầu tư của các ngành, các cấp, các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nghề. Đặc biệt, cần yêu cầu các cơ quan QLNN chặt chẽ trong việc yêu cầu lập và trình báo cáo ĐTM khi lập quy hoạch, kế hoạch hoặc dự án đầu tư liên quan

tới làng nghề. Cần có thêm chế tài nặng hơn để yêu cầu các chủ dự án, chủ doanh nghiệp làng nghề khi chuẩn bị đầu tư phải có trách nhiệm xem xét và thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường, thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường của các

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 138 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w