- Trong đó: Lao động trong Nghìn người 26,5 38,7 các làng nghề
1. Doanh thu /năm (Triệu đồng)
4.1.1. Bối cảnh mới có ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
4.1.1. Bối cảnh mới có ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đã và đang là xu thế nổi bật của kinh tế thế giới đương đại. Phù hợp với xu thế đó, từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm “đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực. Việt Nam đã thiết lập mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hóa tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần... Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, làng nghề Việt Nam có một sức sống mới, phong phú hơn, được chú ý về cơ sở hạ tầng, công nghệ và mở rộng thị trường xuất khẩu phát triển du lịch làng nghề, quảng bá thương hiệu sản phẩm cải tiến mẫu mã… Tại các làng nghề ra đời nhiều công ty mới, đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm trên thị trường quốc tế. Nhờ đó các sản phẩm nghề thủ cơng của Việt Nam có cơ hội thâm nhập các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu, ASEAN… Trong những năm qua, đã có nhiều làng nghề biết phát huy lợi thế của mình, có những biến đổi cần thiết để thích ứng với bối cảnh mới, đã có sự phát triển vượt bậc, mở rộng thị trường tiêu thụ ra ngồi nước, đơn cử như
mặt hàng thủ cơng mỹ nghệ của Việt Nam thời gian qua đã có chỗ đứng trên thị trường thế giới, xuất khẩu tới hơn 163 quốc gia. Tuy nhiên, những khó khăn mà làng nghề Việt Nam nói chung, làng nghề Thanh Hóa nói riêng phải đối mặt cịn rất nhiều.
Tự do hóa tồn cầu đặt ra các thách thức khi các quốc gia thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA - Free Trade Area), mà nổi bật là việc giảm dần hàng rào thuế quan, thực hiện nguyên tắc NT - National treatment (Đối xử quốc gia), làm cho ranh giới giữa hàng trong nước và hàng nhập khẩu giảm đi rõ rệt. Bên cạnh việc tạo điều kiện cho hàng hóa trong nước vươn ra nước ngồi hay tham gia vào chuỗi cung ứng tồn cầu, thì đối với những mặt hàng có thị trường hẹp (thị trường nội địa là chính) như sản phẩm nghề, FTA mang lại rất nhiều nỗi lo. Việc thực hiện các cam kết đưa mức thuế nhập khẩu trung bình trên thị trường về mức 0 - 5% đã đẩy cạnh tranh trên thị trường nội địa trở nên gay gắt, nhất là khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước (trong đó có các cơ sở sản xuất kinh doanh nghề) còn rất non kém: công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp, trình độ lao động thấp, thiếu kỹ năng kinh doanh tồn cầu… Hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới đặt Việt Nam nói chung và các làng nghề của Việt Nam nói riêng đứng trước yêu cầu cấp bách phải tiến hành tái cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mơ hình và cơng nghệ sản xuất nhằm bắt kịp với xu hướng phát triển của nền sản xuất thế giới, đặc biệt là cần nhanh chóng ứng dụng các cơng nghệ mới, tự động hóa để tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm cũng như hạ giá thành sản xuất. Hội nhập cũng đặt công tác quản lý nhà nước đối với làng nghề trước nhiều thách thức, trong đó, quan trọng nhất là việc sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, khung thể chế để tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển, bắt kịp sự phát triển của thế giới, cũng như bảo vệ làng nghề trước sức ép cạnh tranh gay gắt từ hàng hóa nước ngồi.
Đặc biệt, khi cách mạng công nghiệp 4.0 nổ ra và lan rộng trên tồn thế giới, đang địi hỏi cần có sự đổi mới tổ chức theo phương pháp sản xuất mới,
thay vì sử dụng nhiều lao động, hao phí tài nguyên bằng thâm dụng về khoa học công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất sản phẩm, tạo ra sản phẩm mới chất lượng cao, kích thước mẫu mã phù hợp với nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng. Trong điều kiện đó, các làng nghề, các cơ sở sản xuất kinh doanh nghề và tiểu thủ cơng nghiệp của nước ta nói chung, Thanh Hóa nói riêng cần tăng cường khả năng cận về khoa học công nghệ, tiếp cận được nguồn nhân lực chất lượng cao, có thêm nguồn vốn để đầu tư sản xuất và kinh doanh, đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học vào sản xuất, nâng cao năng lực đổi mới, sáng tạo trong sản xuất hàng hóa… Điều này sẽ tạo cơ hội cho các làng nghề, tiếp cận được thị trường trong nước và quốc tế, nhất là nâng cao khả năng xuất khẩu sản phẩm nghề sang các thị trường khó tính, có hàng rào kỹ thuật cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Mỹ… Nói cách khác, cách mạng công nghiệp lần thứ tư vừa tạo thách thức, vừa tạo cơ hội để các làng nghề có thể tránh việc “bị bỏ lại phía sau”. Trong điều kiện đó, cơng tác quản lý nhà nước đối với làng nghề cần có những chính sách đột phá để giúp các cơ sở nghề thay đổi cách thức sản xuất, kinh doanh nhằm bắt kịp xu hướng sản xuất, tiêu thụ của toàn thế giới, đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài.
Ở trong nước, q trình đơ thị hóa nhanh chóng diễn ra trên cả nước nói chung, Thanh Hóa nói riêng cũng đang làm ảnh hưởng tới thị trường lao động ở các làng nghề trên địa bàn tỉnh, người lao động thường không mấy mặn mà với nghề truyền thống do thu nhập thấp nên họ có xu hướng dịch chuyển ra các đơ thị để tìm kiếm việc làm có thu nhập cao hơn. Bên cạnh đó lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật, tay nghề lại giảm dần theo thời gian, lao động có trình độ cao chiếm tỷ lệ ít, gây khó khăn cho việc ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và cơng nghệ mới vào các q trình sản xuất. Hay số lượng thợ kỹ thuật chuyên đi sâu nghiên cứu, sáng tác mẫu mã khá ít, chưa được đào tạo bài bản, chủ yếu mày mò, tự học mà nên. Theo Quyết định số 1026/QĐ-TTg ngày 08/06/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thanh Hóa đến 2035 tầm nhìn đến 2065 [70], dự báo sơ
bộ về quy mơ dân số tỉnh Thanh Hóa trong các giai đoạn tiếp theo như sau: Dân số Thanh Hóa đạt khoảng 3.634.000 người vào năm 2020; 3.750.000 người vào năm 2025; 3.900.000 người vào năm 2030; 4.050.000 người vào năm 2035. Sự gia tăng dân số, trong đó có dân số các vùng nơng thơn sẽ gia tăng áp lực lên việc làm cho tỉnh Thanh Hóa trong các giai đoạn tiếp theo, việc phát triển các ngành nghề nông thôn cũng trở thành tất yếu, là giải pháp khả thi để đáp ứng tình trạng gia tăng này.
Thị trường trong tỉnh và trong nước chưa thông suốt khiến cho nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào của quá trình sản xuất phải phụ thuộc vào nguồn cung bên ngồi, qua nhiều khâu trung gian làm đội giá, giảm lợi nhuận kinh doanh, sản xuất. Bên cạnh đó, mơi trường luật pháp cho sự phát triển của làng nghề chưa hồn chỉnh, gây nhiều khó khăn trong chuẩn bị mặt bằng sản xuất, vay vốn đầu tư, mở rộng sản xuất.
Từ bối cảnh mới có ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và dự báo sự phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 và tầm nhìn 2030, tác giả đã phân tích SWOT đối với làng nghề của tỉnh Thanh Hóa để làm cơ sở xây dựng phương hướng và giải pháp tăng cường QLNN đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến 2025 và định hướng đến năm 2030 như sau:
Về điểm mạnh
1. Trên phạm vi tồn tỉnh đã hình thành các làng nghề, xã nghề, trong đó có các doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, hạ tầng công nghệ cũng như năng lực thiết kế sáng tạo và sản xuất có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
2. Các làng nghề, xã nghề đặt tại các vùng nơi có sẵn nguồn nguyên liệu như chiếu cói, nước mắm,... nên chủ động được kế hoạch sản xuất, giảm chi phí đầu vào.
3. Các làng nghề của tỉnh Thanh Hóa cịn nhiều dư địa phát triển do nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao, có lợi thế trong thu hút khách du
lịch đến thăm quan nghỉ dưỡng tại các điểm du lịch đã có thương hiệu và các điểm du lịch có tiềm năng của tỉnh, có lợi thế trong thu hút lực lượng trẻ qua đào tạo từ các khâu thiết kế sáng tạo mẫu mã, sản xuất và phát triển thị trường tiêu thụ theo định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động ở nơng thơn trong q trình cơng nghiệp hóa tỉnh nhà.
Về điểm yếu
1. Mặc dù đã có những phát triển bước đầu về quy mơ làng nghề, cơ cấu ngành nghề, chất lượng và cơ cấu chủng loại sản phẩm..., song trên 90% các cơ sở sản xuất trong các làng nghề của tỉnh Thanh Hóa có quy mơ siêu nhỏ. Số lao động đã qua các lớp đào tạo nghề của các cơ sở là cịn ít. Sự phát triển về quy mô sản xuất, doanh thu, lợi nhuận... của các cơ sở trong các làng nghề của tỉnh Thanh Hóa cịn yếu và thấp.
2. Thu nhập của người lao động trong các làng nghề của tỉnh Thanh Hóa cịn rất thấp. Do vậy, làng nghề chưa thu hút được nhiều nguồn lao động tại chỗ và nguồn lao động ở các địa bàn xung quanh, tình trạng lao động khơng mặn mà, bỏ làng nghề để đi ra các thành phố, khu cơng nghiệp để tìm kiếm việc làm cịn rất nhiều.
3. Các cơ sở sản xuất hàng thủ cơng ở Thanh Hóa cịn tồn tại kiểu đầu tư khép kín, thiếu liên kết sản xuất, hạn chế ở công đoạn phát triển sản phẩm mới và tìm kiếm các cơ hội thị trường ở những khu vực khác nhau. Quá trình đổi mới của doanh nghiệp tiến hành một cách chậm chạp, chưa tạo động lực phát triển.
Về cơ hội
1. Đảng và Nhà nước tiếp tục khẳng định: “Xây dựng phát triển các LNTT, làng nghề mới nơng thơn khơng những góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội, tạo thêm nhiều việc làm mà vấn đề quan trong hơn là làm thay đổi nếp nghĩ, cách nhìn của giai cấp nơng dân trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội" [24]. Nghề truyền thống Việt Nam được xác định là một ngành được ưu tiên đầu tư phát triển.
2. “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn" ngày càng được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và xã hội trong tiến trình đẩy nhanh CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn, trong đó xây dựng phát triển các LNTT, làng nghề mới nâng cao hiệu quả sản xuất được quan tâm. Xu thế chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động nơng thơn sang TTCN, dịch vụ địi hỏi phải có cơ chế quản lý và các chính sách hỗ trợ phù hợp.
3. Theo Vụ chính sách thương mại đa biên, Bộ Công thương, thời gian qua Việt Nam đã tích cực tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Tính đến tháng 11/2018, Việt Nam đã tham gia 17 FTA, trong đó có 10 FTA đã ký và có hiệu lực, 2 FTA đã ký nhưng chưa có hiệu lực, 2 FTA đã kết thúc đàm phán và 3 FTA đang đàm phán. Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo cơ hội lớn cho các cơ sở/doanh nghiệp sản xuất hàng TTCN trong các làng nghề tiếp cận với thị trường toàn cầu, mở ra cơ hội hợp tác phát triển và tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Về thách thức
1. Các cơ sở sản xuất đồ thủ cơng trong các làng nghề của tỉnh Thanh Hóa có quy mơ nhỏ bé, tiềm lực về vốn và trình độ quản lý yếu kém, sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi tham gia vào q trình hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Năng lực và chất lượng nguồn nhân lực thấp. Đầu tư và mở rộng sản xuất liên quan mật thiết đến khả năng đầu tư và nguồn nhân lực, thực sự là trở ngại rất lớn đối với các cơ sở sản xuất đồ thủ công trong các làng nghề của tỉnh hiện nay, đây là đối tượng có vốn đầu tư thấp, tiềm lực đổi mới cơng nghệ cịn hạn chế. Là tỉnh có dân số đơng, lực lượng lao động lớn, giá nhân công rẻ nhưng đa số lao động trong các làng nghề của Thanh Hóa chưa được đào tạo nghề, kỹ năng và kỷ luật lao động công nghiệp. Các trung tâm đào tạo cũng không thu hút được học viên do giáo trình lạc hậu, cơ sở vật chất kém, ngành kỹ thuật nói chung yêu cầu học tập vất vả, lâu dài mà đầu ra lại ít, thu nhập khơng cao. Vì vậy, hiện nay nguồn lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trong lĩnh vực sản xuất TTCN đang thiếu hụt một cách trầm trọng.
3. Việc tiếp cận nguồn vốn gặp nhiều khó khăn và thường khơng khả thi do lãi suất tín dụng ưu đãi để đầu tư dài hạn cịn cao, khơng phù hợp với ngành sản xuất TTCN.
4. Hoạt động của các làng nghề sản xuất TTCN bên cạnh một nền kinh tế có sự phát triển mạnh mẽ như Trung Quốc đang là một thách thức lớn hiện nay. Do ảnh hưởng của tính phi chính thức (đang khá phổ biến) và sự liên kết kinh doanh yếu kém nên các doanh nghiệp đang chịu sự phụ thuộc khá lớn vào các doanh nghiệp Trung Quốc về cạnh tranh giá sản phẩm rẻ, nhập khẩu vật tư sản xuất.
5. Điều kiện hạ tầng cơ sở cho sản xuất kinh doanh của các cơ sở/doanh nghiệp cịn nhiều bất cập, các chi phí trung gian như giá cước vận chuyển, phí hải quan... cao làm tăng đáng kể chi phí đầu vào.…