Nguyên nhân chủ quan:

Một phần của tài liệu vấn đề học tiếng anh của sinh viên trường đại học kinh tế - luật (Trang 28 - 39)

Ý thức và động cơ học tập của sinh viên:

Một yếu tố ảnh hƣởng sâu sắc đến sự thành công của việc học tập nói chung và học ngoại ngữ nói riêng đó chính là thái độ học tập. Thái độ học tập có mối liên quan mật thiết đối với động cơ học tập. Thế nhƣng theo khảo sát trên có 53% sinh viên trƣờng Đại học Kinh Tế - Luật chƣa có động cơ học tập đúng đắn.

28 Trong thời đại hội nhập, Tiếng Anh thật sự là một một ngôn ngữ rất cần thiết. Có một vốn Tiếng Anh tốt là điều kiện cho việc nâng cao kiến thức chuyện sâu và nghiên cứu. Tiếng Anh tốt còn là một lợi thế trong quá trình đi xin việc làm. Nếu có một kiến thức chuyên môn vững vàng cộng thêm vốn Tiếng Anh tốt là một trong những ấn tƣợng đối với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên có một nhận thức không đúng của sinh viên là theo đuổi bằng cấp để tôt nghiệp theo quy định chuẩn của nhà trƣờng đƣa ra, mà không chú trọng nhiều đến năng lực thực tế, trong khi đó đối với nhà tuyển dụng cũng nhƣ các yêu cầu có liên quan đến vấn đề sử dụng Tiếng Anh là việc giao tiếp và sử dụng nhƣ một ngôn ngữ thật sự chứ không phải là chuyện bằng cấp.

Chính vì động cơ và thái độ không đúng do đó nhiều sinh viên chƣa có ý thức cũng nhƣ phƣơng pháp học chƣa cao, môn Tiếng Anh đƣợc tính vào điểm trung bình của từng học kì và điểm xét tốt nghiệp nhƣng lại không tính vào điểm

của bằng tốt nghiệp nên nhiều sinh viên học với tâm lí “ cố gắng cho qua,

không thì học lại”. Học theo kiểu “đối phó” mƣợn sách hoặc vở bài tập đã làm để chép lại. Trong giờ học không chịu hợp tác với bạn cùng cặp, cùng nhóm đôi khi nhiều sinh viên không chuẩn bị bài trƣớc, không tham gia vào các hoạt động giao tiếp tại lớp nên hay tìm lý do để nghỉ học hoặc đi học muộn.

Có 54% sinh viên giành rất ít thời gian để tự học và trao dồi vốn Tiếng Anh của mình, học một cách thụ động, phụ thuộc nhiều vào giáo viên. Trong khi việc học Tiếng Anh đòi hỏi ngƣời học phải nổ lực nhiều và có sự đầu tƣ cũng nhƣ sự kiên nhẫn. Nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trƣờng, có đủ yêu cầu về quy định chuẩn đầu ra song lại không thể giao tiêp đƣợc. Xuất phát từ việc học Tiếng Anh nhƣng chƣa ứng dụng vào thực tế, học theo kiểu lý thuyết, quá chú trọng đến ngữ pháp theo lối học truyền thống.

Bà Trần Thị Hà, vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, cho biết tại hội thảo

“Đào tạo Tiếng Anh trong các trường ĐH không chuyên ngữ” do Bộ GD-ĐT

phối hợp với Viện Khảo thí giáo dục Hoa Kỳ tổ chức mới đây. Bà Hà cho biết kết quả khảo sát trên được Vụ Giáo dục đại học thống kê từ báo cáo về tình hình giảng dạy Tiếng Anh của 59 trường đại học không chuyên ngữ trong cả nước : “ có 51,7% sinh viên tốt nghiệp không đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng Tiếng Anh. Chỉ có 10,5% số trường đại học đã thực hiện khảo sát đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu công việc về kỹ năng sử dụng Tiếng Anh của sinh viên tốt

29

nghiệp. Kết quả cho thấy khoảng 49,3% sinh viên đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng, 18,9% SV không đáp ứng được và 31,8% sinh viên cần đào tạo thêm” .(Nguồn: http://www.tuoitre.com.vn)

CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 1. Đối với nhà trƣờng

1.1. Trường :

Về cơ sở vật chất: Nhà trƣờng cần đầu tƣ phòng học riêng cho bộ môn

Tiếng Anh với trang thiết bị đầy đủ nhƣ tai nghe, bảng từ, phòng lab… và trang trí với những poster, những bài báo, hình ảnh cập nhật thƣờng xuyên các vấn đề xã hội bằng Tiếng Anh để minh họa cho bài học, gây sự thu hút, tạo động lực và hứng khởi cho ngƣời học. Tăng nguồn tài liệu Tiếng Anh trong thƣ viện nhƣ giáo trình,sách báo,CD…

Về sự phân chia trình độ: Nhà trƣờng cần kiểm tra đầu vào cho sinh

viên để xếp lớp cho phù hợp với trình độ của sinh viên. Quy trình kiểm tra đƣợc bao gồm tất cả 4 kỹ năng: nghe – nói - đọc - viết để có sự đánh giá một cách chính xác. Bởi thực tế hiện nay sinh viên Đại học Kinh Tế - Luật chỉ thi Tiếng Anh xếp lớp bằng một bài kiểm tra trên giấy nên nhiều trƣờng hợp xảy ra rằng sinh viên đƣợc vào lớp nâng cao nhƣng không thể theo kịp mức độ nghe, nói trên lớp.Việc sinh viên học theo đúng trình độ sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng hiệu quả đào tạo. Hơn nữa, với việc phân cấp trình độ đầu vào, giáo viên sẽ thuận lợi hơn trong việc giảng dạy và thiết kế bài giảng cho từng cấp độ sinh viên. Bài giảng càng hay càng sát với trình độ thì càng có thể thu hút sinh viên đến lớp nhiều hơn .Vì vậy nhà trƣờng nên mở lớp học Tiếng Anh theo trình độ của sinh viên .Có thể phân ra làm 4 cấp độ:

30

-Pre - Intermediate (sơ cấp)

-Intermediate (trung cấp)

-Advanced (nâng cao)

Nên sử dụng giáo trình nƣớc ngoài, có chất lƣợng phù hợp để phát triển các kĩ năng nghe - nói - đọc - viết của sinh viên.

Nhà trƣờng nên góp phần tạo động lực, ý thức học và trào lƣu Tiếng Anh trong sinh viên thông qua các câu lạc bộ nói Tiếng Anh quy mô cấp trƣờng với mật độ tổ chức thƣờng xuyên, quy mô rộng lớn để tất cả sinh viên có nhu cầu đều đăng ký tham gia đƣợc. Bên cạnh đó các cuộc thi văn nghệ, hùng biện bằng Tiếng Anh về các đề tài kinh tế, luật cũng nên đƣợc tổ chức một cách quy mô và thƣờng xuyên. Nhà trƣờng nên có nhiều chƣơng trình liên kết, trao đổi sinh viên tạo điều kiện cho sinh viên trong trƣờng đƣợc học tập và sinh hoạt chung với sinh viên quốc tế. Cũng cần có nhiều buổi giảng dạy, giao lƣu, chia sẻ của giáo viên quốc tế…. nhằm mở rộng môi trƣờng sử dụng Tiếng Anh trong sinh viên.

Trƣớc mắt, nhà trƣờng nên kết hợp với bộ giáo dục và các cơ quan chức năng đi đánh giá , khảo sát các trung tâm Tiếng Anh để đƣa ra bảng xếp hạng chất lƣợng của các trung tâm, nhờ đó sinh viên có cơ sở để lựa chọn trung tâm uy tín phù hợp với mình.

1.2. Đối với giảng viên:

Giảng viên phải thiết kế nhiều loại hình hoạt động khác nhau theo mức độ khó tăng dần và phù hợp với từng nhóm sinh viên. Sử dụng nhiều loại giáo cụ trực quan khác nhau trong giờ giảng, nhằm tăng sức hấp dẫn cho bài giảng nhƣ các bài báo chuyên ngành, video tin tức, tài liệu, giao tiếp, kết hợp Tiếng Anh với thực tế để sinh viên thấy đƣợc tính ứng dụng cao và mức độ cần thiết của Tiếng Anh. Ngoài ra giáo viên cần tạo niềm tin cho sinh viên đặc biệt là sinh viên yếu kém, giúp sinh viên nhận ra rằng học Tiếng Anh là quá trình lâu dài, cần sự tích lũy kiến thức dần dần và luyện tập nhiều là chìa khóa thành công.

Có chế độ thƣởng phạt để sinh viên có căn cứ tự đánh giá mức độ cố gắng và sự tiến bộ của chính mình, tạo quyết tâm học tập cho sinh viên. Khuyến khích sinh viên tích cực sử dụng Tiếng Anh trong giờ học, tạo sự tự tin trong giao tiếp

31 cho sinh viên. Bên cạnh đó, giáo viên cần quan tâm nhiều hơn nữa đến động cơ, thái độ và chiến lƣợc học của sinh viên; giúp sinh viên đánh giá đúng đắn sự cần thiết của Tiếng Anh cho công việc tƣơng lai của mình.

Giáo viên cần dành thời gian hƣớng dẫn, tƣ vấn cho học viên những cách học hiệu quả giúp học viên hứng thú trong việc học nhƣ: cách soạn bài, cách học từ vựng, vận dụng từ mới vào tình huống, học cách phát âm đúng, cách sử dụng cấu trúc, sắp xếp từ, sắp xếp ý tƣởng v.v..Hơn nữa, giáo viên nên đánh giá đúng thực lực của học viên để từ đó đƣa ra yêu cầu phù hợp; yêu cầu quá thấp đối với sinh viên khá, giỏi sẽ khiến cảm thấy nhàm chán và sẽ không có ý chí phấn đấu vƣơn lên nữa; yêu cầu quá cao đối với sinh viên yếu sẽ đánh mất sự tự tin của họ, làm giảm sút sự hứng thú trong học tập.

2. Đối với các câu lạc bộ đội nhóm:

2.1. Đối với các câu lạc bộ Tiếng Anh hiện nay:

Hiện nay tại trƣờng Đại học Kinh Tế - Luật đã có câu lạc bộ Tiếng Anh nhƣng với quy mô nhỏ, chƣơng trình hoạt động không thƣờng xuyên và chƣa mang đến lợi ích cho đại đa số sinh viên trong trƣờng.

Vậy nên cần mở rộng hơn quy mô hoạt động và cho phép tất cả các bạn sinh viên có nhu cầu nâng cao trình độ Tiếng Anh đều đƣợc học chứ nên nhƣ hiện nay tức là chỉ những bạn nào vƣợt qua đƣợc những vòng thi mới đƣợc là thành viên của câu lạc bộ.

Câu lạc bộ cũng nên tổ chức thƣờng xuyên các chƣơng trình thi hùng biện,văn nghệ,sinh hoạt tập thể bằng Tiếng Anh một cách quy mô và thú vị,thu hút đông đảo sự tham gia của sinh viên trong trƣờng.

2.2. Mô hình câu lạc bộ học Tiếng Anh mới và hiệu quả cho sinh viên

Mô hình này tƣơng đƣơng nhƣ một hội quán Tiếng Anh cho sinh viên. Quá trình giảng dạy và tổ chức có thể do một nhóm các bạn sinh viên có trình độ Tiếng Anh giỏi và sự đam mê, nhiệt huyết. Các bạn đó sẽ tạo một môi trƣờng giao tiếp, trao đổi, nói chuyện thân mật theo chủ đề cho các học viên tham gia. Có những buổi riêng về học thuật, hƣớng dẫn lại cho những học viên mất căn bản, chia sẻ bí quyết học, bí quyết thi đạt điểm cao. Chất lƣợng từng buổi học phải đƣợc đảm bảo.

32 Vì đội ngũ giảng dạy là sinh viên nên các học viên sẽ dễ dàng trao đổi, học hỏi hơn. Bên cạnh đó mức học phí cũng vừa phải cho sinh viên có thể trang trải. Và nếu mô hình này đƣợc ứng dụng sẽ có tính hiệu quả cao bởi ở khu vực trƣờng Đại học Kinh Tế - Luật vẫn chƣa có một mô hình câu lạc bộ Tiếng Anh tự do nào cho sinh viên tham gia.

3. Đối với sinh viên

Sinh viên cần chủ động học Tiếng Anh một cách có kế hoạch và hiệu quả. Thay đổi cách học truyền thống: quá phụ thuộc vào giáo viên, giáo trình, thời gian trên lớp, thay vào đó nên có chiến lƣợc học một cách hợp lý và toàn diện các kỹ năng: nghe – nó i- đọc - viết …luyện tập, thực hành thƣờng xuyên để Tiếng Anh đƣợc sử dụng nhƣ một phản xạ. Tích cực xem truyền hình, video, nghe đài, đọc báo Tiếng Anh hoặc nói chuyện với ngƣời bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơ hội. Sử dụng Tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ có trong lớp học.

Tham gia các câu lạc bộ, hội, nhóm nói Tiếng Anh, khi nói chuyện bằng Tiếng Anh nên cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể đƣợc, kể cả dùng điệu bộ, cử chỉ. Không sợ mắc lỗi khi nói và viết Tiếng Anh, nên hỏi lại ngay ngƣời nói nếu mình chƣa hiểu. Tự chữa lỗi trƣớc khi đƣợc bạn hoặc thầy giáo chữa; áp dụng từ và cấu trúc ngữ pháp đã học trong nhiều tình huống khác nhau, cố gắng đoán nghĩa của từ, câu bằng cách căn cứ nội dung bài đọc, bài nghe hoặc tình huống giao tiếp không nên quá phụ thuộc vào từ điển. Luyện phát âm chuẩn qua băng, đĩa…nên lập nhóm học Tiếng Anh riêng, thƣờng xuyên trao đổi kinh nghiệm tài liệu, thảo luận bằng Tiếng Anh…

Điều quan trọng nhất trong tất cả là bản thân mỗi sinh viên phải tự xác định cho mình một động cơ học tập rõ ràng, thái độ học tập tích cực, chiến lƣợc học phù hợp để đạt thành tích cao trong học tập. Tích cực tham gia vào các hoạt động tại lớp; tận dụng thời gian ở lớp để thực hành giao tiếp với các bạn cùng lớp. Luôn tìm mọi cơ hội để có thể giao tiếp với bạn bè bằng Tiếng Anh, tạo phản ứng nhanh nhạy. Tạo thói quen tƣ duy bằng Tiếng Anh, hạn chế việc chuyển đổi ý tƣởng từ tiếng Việt sang Tiếng Anh. Luyện tập phát âm chuẩn, nói lƣu loát. Đây chính là một trong những yếu tố quyết định sự tự tin của ngƣời học.

33

KẾT LUẬN

Học Tiếng Anh đã và đang là một vấn đề cấp thiết của giáo dục Việt Nam. Riêng với trƣờng Đại Học Kinh Tế - Luật, một trong những trƣờng thuộc khối kinh tế với chất lƣợng đầu vào cao, thì việc đào tạo Tiếng Anh cho sinh viên sau khi tốt nghiệp có một trình độ Tiếng Anh nhất định, đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao của xã hội…phải đƣợc đầu tƣ một cách quy mô và bài bản.

Bài nghiên cứu đƣợc thực hiện giúp ngƣời đọc nắm đƣợc tầm quan trọng của Tiếng Anh trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Đặc biệt là đối với sinh viên trƣờng Đại học Kinh Tế - Luật, nhóm nghiên cứu đã nêu ra tổng quát thực trạng dạy và học Tiếng Anh, với những số liệu và biểu đồ cụ thể, đem đến một cái nhìn thực tế và khách quan đối với ban lãnh đạo trƣờng. Qua đó, có thể thấy những khó khăn và bất cập còn tồn tại. Nhóm cũng phân tích những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng trên. Từ đó, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm mong muốn nâng cao trình độ Tiếng Anh cho sinh viên trƣờng Đại học Kinh Tế-Luật.

Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm sự hƣớng dẫn nhiệt tình của PGS.TS Phạm Đình Nghiệm; một số thầy cô bộ môn Tiếng Anh và sự tham gia khảo sát, đóng góp ý kiến của sinh viên các ngành thuộc Đại học Kinh Tế-Luật.

Bài nghiên cứu đƣợc thực hiện dƣới góc nhìn của sinh viên nên ít nhiều sẽ có những sai sót và hạn chế. Rất mong sự thông cảm cũng nhƣ đóng góp ý kiến từ phía ngƣời đọc để bài nghiên cứu đƣợc hiệu quả hơn.

34

PHỤ LỤC

1. Bảng khảo sát:

Chào các bạn, chúng mình là nhóm nghiên cứu đến từ trường ĐH Kinh Tế - Luật đang thực hiện đề tài“Vấn đề học tiếng anh của sinh viên Kinh tế - Luật nhằm tìm hiểu thực t rạng học tiếng anh của sinh viên trong trường, từ đó đưa ra những giải pháp tốt nhất giúp sinh viên nâng cao trình độ tiếng anh.

Để hoàn thành cuộc nghiên cứu này, rất mong các bạn bỏ chút thời gian để hoàn thành bảng khảo sát sau:

PHIẾU KHẢO SÁT

Các bạn vui lòng đáng dấu chọn( )vào ô trả lời bạn cho là phù hợp nhất hoặc đƣa ra ý kiến của bạn trong một số câu hỏi:

I. Thông tin cá nhân:

1.Giới tính :  Nam Nữ

2.Ngành học : ……….

3.Sinh viên năm ……….

II.Câu hỏi nghiên cứu:

4.Quê của bạn thuộc khu vực :  Thành phố, thị xã  nông thôn

5.Chỗ ở hiện tại :  Khu vực Thủ Đức  Trung tâm thành phố

 Khu vực khác

6.Bạn học tiếng anh từ khi nào?

 Mẫu giáo  Cấp 1  Cấp 2  Cấp 3

7.Bạn thi vào trƣờng ĐH Kinh Tế - Luật qua khối :

 khối A  khối D

8.Mức độ quan tâm của bạn với môn Tiếng Anh:

 Rất yêu thích và đầu tƣ nhiều  Thích học và có đầu tƣ

 Không thích và cũng không quan tâm  Thích học nhƣng không có

35

9.Hình thức học Tiếng Anh chủ yếu của bạn ( bạn có thể chọn nhiều phƣơng án)

 học ở trƣờng  tự học ở nhà

 học ở trung tâm ngoại ngữ  học ở các câu lạc bộ Tiếng Anh

10.Bạn vui lòng tự đánh giá trình độ Tiếng anh của bản thân: (mức độ tăng

dần từ 1  5: rất tệ rất thành thành thạo 1 2 3 4 5 Kĩ năng nghe Kĩ năng nói Kĩ năng viết Kĩ năng đọc hiểu

11. Bạn có từng tham gia CLB tiếng anh nào không? ( nếu không có thể bỏ

Một phần của tài liệu vấn đề học tiếng anh của sinh viên trường đại học kinh tế - luật (Trang 28 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)