Nguyên nhân khách quan:

Một phần của tài liệu vấn đề học tiếng anh của sinh viên trường đại học kinh tế - luật (Trang 26 - 28)

Sự chênh lệch về trình độ, môi trường giảng dạy Tiếng Anh giữa các vùng miền:

Một thực tế dễ dàng nhận thấy là nƣớc ta vẫn có một sự chênh lệch văn hóa, giáo dục lớn ở các vùng miền. Riêng với môn Tiếng Anh thì sự chênh lệch đó càng rõ rệt. Học sinh, sinh viên ở những vùng đồng bằng hay đô thị, thành thị thì có nhiều điều kiện đầu tƣ Tiếng Anh, thế nên có trình độ Tiếng Anh cao hơn hẳn những bạn khác sống ở vùng núi, vùng sâu vùng xa, nông thôn.

Khối thi đầu vào của sinh viên khác nhau:

Với chƣơng trình phân ban nhƣ hiện nay, tình trạng phổ biến là học sinh học ban nào thì đầu tƣ nhiều vào ban đó. Học sinh chỉ chú tâm vào những môn thi đại học, thiếu hoặc chƣa có sự quan tâm và đầu tƣ cho nhƣng môn còn lại. Nhiều trƣờng cũng chạy theo thành tích, theo hƣớng chú trọng đào tạo vào các khối thi đại học. Theo tâm lí trên, học sinh theo ban A thi đầu vào với ba môn là Toán, Lí, Hóa thì chỉ đầu tƣ vào các môn này và bỏ qua những môn học còn lại trong đó có môn Tiếng Anh. Nhiều học sinh có tâm lí cứ đầu tƣ vào ba môn thi đại học để đƣợc vào đại học sau đó tính tiếp, còn nhà trƣờng cũng chỉ trang bị chủ yếu là những kiến thức ngữ pháp phục vụ cho kiểm tra, các kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Ngƣợc lại sinh viên thi khối D, với ba môn thi là Toán, Văn, Tiếng Anh nên ít nhiều Tiếng Anh có sự đầu tƣ và giành thời gian nhiều. Do đó kiến thức của nhƣng sinh viên này khá tốt.

Với những bất cập trên gây nhiều khó khăn trong vấn đề giữa ngƣời dạy và ngƣời học. Đặc biệt là sinh viên năm nhất khi bƣớc vào cánh cửa đại học, với cách học sai ngay từ trƣớc dễ làm cho sinh viên gặp phải nhiều trở ngại, cảm thấy

26 việc học Tiếng Anh trở nên nặng nề và khó bắt kịp so với các sinh viên khác, do đó dễ dẫn đến tình trạng chán nản.

Các yếu tố tác động từ nhà trường:

Yếu tố bên ngoài có ảnh hƣởng quan trọng đến việc học, tiếp thu của sinh viên thế nhƣng hầu nhƣ nhà trƣờng chƣa có sự chú trọng và đầu tƣ nhiều chất lƣợng do đó hiệu quả trong giảng dạy không cao.

Phòng học không đƣợc thiết kế theo chuẩn cho dạy ngoại ngữ, không cách âm, chất lƣợng phòng học không phù hợp, bàn ghế đƣợc sắp xếp theo truyền thống, giáo viên ngồi trên bục đối diện với sinh viên, chỉ phù hợp cho phƣơng pháp thuyết trình. Dạy học theo phƣơng pháp truyền thống, các tiết học giảng dạy chủ yếu là phấn trắng và bản đen, chƣa có nhiều trang thiết bị để dạy học một cách phù hợp. Ngƣời dạy cũng chƣa chú trọng đến vai trò trung tâm của ngƣời học, trong suốt thời gian học giáo viên nói là chủ yếu. Lớp học có quá nhiều sinh viên dẫn đến việc giảng dạy, tiếp thu và phát huy những kĩ năng của sinh viên không cao.

Nhà trƣờng có sắp xếp trình độ đầu vào của sinh viên nhƣng viêc tổ chức sau đó chƣa thích hợp và hiệu quả. Tất cả các sinh viên đều phải học chung một giáo trình trong khi trình độ của các sinh viên khác nhau. Những sinh viên có trình đô Tiếng Anh tƣơng đối khá thì lại thấy chƣơng trình học không quá khó, trong khi đó nhiều sinh viên bị hỏng kiến thức từ trƣớc nhƣ đã nói ở trên, lại gặp

phải nhiều khó khăn trong vấn đề tiếp thu. Ngƣời học vẫn chƣa có quyền lựa

chọn trong quá trình đào tạo nhƣ lựa chọn chƣơng trình đào tạo theo trình độ sẵn có; lựa chọn cơ sở đào tạo, giáo trình học tập và giảng viên phù hợp...

Chƣơng trình thi giữa kì áp dụng hình thức thi TOIEC trong khi trong quá trình dạy và học thì chỉ sử dụng Tiếng Anh theo khối ngành kinh tế. Nhiều sinh viên , đặc biệt là sinh viên năm nhất và những sinh viên không có nhiều cơ hội tiếp xúc với hình thức trên, còn bỡ ngỡ thì không đƣợc hỗ trợ. Trƣờng không có chƣơng trình nào hỗ trợ đối với những sinh viên này, hầu nhƣ những sinh viên này phải tự bổ sung kiến thức, phải tự tìm đến các trung tâm bên ngoài. Trong khi đó các khóa học Tiếng Anh này lại không thể thực hiện đƣợc với những sinh viên không đủ điều kiện tài tài chính, bên cạnh đó có quá nhiều trung tâm nên việc

27 chọn lực các trung tâm là một điều khó, nhiều trung tâm chất lƣợng đào tạo không cao.

Môi trường học tập Tiếng Anh còn nhiều hạn chế:

Môi trƣờng học tập ngoại ngữ ở các trƣờng đại học ở việt nam nói chung và trƣờng đại học kinh tế luật nói riêng chƣa thật sự thuận lợi và phù hợp với chƣơng trình dạy và học ngoại ngữ.

“Nếu như Tiếng Anh được dạy giống như những môn học khác thì chất

lượng đào tạo dù cố gắng đến đâu vẫn chỉ có giới hạn nhất định của nó. Mặc dù nhận ra tầm quan trọng của Tiếng Anh trong phát triển khoa học và công nghệ và môi trương quốc tế trong thời kì hội nhập nhưng vẫn thiếu một cơ chế khuyến khích. Kinh nghiệm một số nước châu Á như Singapore, Philipin,Thái Lan, và Malaysia cho thấy rằng, muốn nâng chât lượng đào tạo Tiếng Anh trong các trường đại học, biện pháp hiệu quả nhất là phải biến các trường đại học thành môi trường song ngữ, trong đó tiếng mẹ đẻ làm phương tiện giao tiếp phổ thông và phương tiện giảng dạy” ( Hoàng Văn Vân/ Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 24 ( 2008) 22-37). Làm đƣợc công việc này đòi hỏi phải có quyết tâm và cố gắng vƣợt bậc, phải có kế hoạch và lộ trình thực hiện. Để có thể dạy và học chuyên môn bằng Tiếng Anh, cả giáo viên chuyên môn và sinh viên đều phải học Tiếng Anh một cách bài bản..đó cũng là một trong những nguyên nhân tại sao việc dạy môn Tiếng Anh dù đã cố gắng nhƣng vẫn không đạt hiệu quả cao.

Một hạn chế rất lớn về môi trƣờng để nâng cao trình độ Tiếng Anh của sinh viên Đại học Kinh Tế - Luật là do vị trí của trƣờng. Cả hai cơ sở của trƣờng đều nằm trong địa bàn quận Thủ Đức, nơi chƣa có nhiều trung tâm dạy Tiếng Anh uy tín và chất lƣợng. Hầu nhƣ các nhà văn hóa ở đây chƣa có các câu lạc bộ hoặc những lớp bổ trợ kỹ năng Tiếng Anh cho sinh viên có thể tham gia, cũng nhƣ chuyện giao tiếp với du khách nƣớc ngoài là rất ít.

Một phần của tài liệu vấn đề học tiếng anh của sinh viên trường đại học kinh tế - luật (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)