Đối với giảng viên:

Một phần của tài liệu vấn đề học tiếng anh của sinh viên trường đại học kinh tế - luật (Trang 31 - 32)

1. Đối với nhà trƣờng

1.2. Đối với giảng viên:

Giảng viên phải thiết kế nhiều loại hình hoạt động khác nhau theo mức độ khó tăng dần và phù hợp với từng nhóm sinh viên. Sử dụng nhiều loại giáo cụ trực quan khác nhau trong giờ giảng, nhằm tăng sức hấp dẫn cho bài giảng nhƣ các bài báo chuyên ngành, video tin tức, tài liệu, giao tiếp, kết hợp Tiếng Anh với thực tế để sinh viên thấy đƣợc tính ứng dụng cao và mức độ cần thiết của Tiếng Anh. Ngoài ra giáo viên cần tạo niềm tin cho sinh viên đặc biệt là sinh viên yếu kém, giúp sinh viên nhận ra rằng học Tiếng Anh là quá trình lâu dài, cần sự tích lũy kiến thức dần dần và luyện tập nhiều là chìa khóa thành công.

Có chế độ thƣởng phạt để sinh viên có căn cứ tự đánh giá mức độ cố gắng và sự tiến bộ của chính mình, tạo quyết tâm học tập cho sinh viên. Khuyến khích sinh viên tích cực sử dụng Tiếng Anh trong giờ học, tạo sự tự tin trong giao tiếp

31 cho sinh viên. Bên cạnh đó, giáo viên cần quan tâm nhiều hơn nữa đến động cơ, thái độ và chiến lƣợc học của sinh viên; giúp sinh viên đánh giá đúng đắn sự cần thiết của Tiếng Anh cho công việc tƣơng lai của mình.

Giáo viên cần dành thời gian hƣớng dẫn, tƣ vấn cho học viên những cách học hiệu quả giúp học viên hứng thú trong việc học nhƣ: cách soạn bài, cách học từ vựng, vận dụng từ mới vào tình huống, học cách phát âm đúng, cách sử dụng cấu trúc, sắp xếp từ, sắp xếp ý tƣởng v.v..Hơn nữa, giáo viên nên đánh giá đúng thực lực của học viên để từ đó đƣa ra yêu cầu phù hợp; yêu cầu quá thấp đối với sinh viên khá, giỏi sẽ khiến cảm thấy nhàm chán và sẽ không có ý chí phấn đấu vƣơn lên nữa; yêu cầu quá cao đối với sinh viên yếu sẽ đánh mất sự tự tin của họ, làm giảm sút sự hứng thú trong học tập.

Một phần của tài liệu vấn đề học tiếng anh của sinh viên trường đại học kinh tế - luật (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)