Sinh viên cần chủ động học Tiếng Anh một cách có kế hoạch và hiệu quả. Thay đổi cách học truyền thống: quá phụ thuộc vào giáo viên, giáo trình, thời gian trên lớp, thay vào đó nên có chiến lƣợc học một cách hợp lý và toàn diện các kỹ năng: nghe – nó i- đọc - viết …luyện tập, thực hành thƣờng xuyên để Tiếng Anh đƣợc sử dụng nhƣ một phản xạ. Tích cực xem truyền hình, video, nghe đài, đọc báo Tiếng Anh hoặc nói chuyện với ngƣời bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơ hội. Sử dụng Tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ có trong lớp học.
Tham gia các câu lạc bộ, hội, nhóm nói Tiếng Anh, khi nói chuyện bằng Tiếng Anh nên cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể đƣợc, kể cả dùng điệu bộ, cử chỉ. Không sợ mắc lỗi khi nói và viết Tiếng Anh, nên hỏi lại ngay ngƣời nói nếu mình chƣa hiểu. Tự chữa lỗi trƣớc khi đƣợc bạn hoặc thầy giáo chữa; áp dụng từ và cấu trúc ngữ pháp đã học trong nhiều tình huống khác nhau, cố gắng đoán nghĩa của từ, câu bằng cách căn cứ nội dung bài đọc, bài nghe hoặc tình huống giao tiếp không nên quá phụ thuộc vào từ điển. Luyện phát âm chuẩn qua băng, đĩa…nên lập nhóm học Tiếng Anh riêng, thƣờng xuyên trao đổi kinh nghiệm tài liệu, thảo luận bằng Tiếng Anh…
Điều quan trọng nhất trong tất cả là bản thân mỗi sinh viên phải tự xác định cho mình một động cơ học tập rõ ràng, thái độ học tập tích cực, chiến lƣợc học phù hợp để đạt thành tích cao trong học tập. Tích cực tham gia vào các hoạt động tại lớp; tận dụng thời gian ở lớp để thực hành giao tiếp với các bạn cùng lớp. Luôn tìm mọi cơ hội để có thể giao tiếp với bạn bè bằng Tiếng Anh, tạo phản ứng nhanh nhạy. Tạo thói quen tƣ duy bằng Tiếng Anh, hạn chế việc chuyển đổi ý tƣởng từ tiếng Việt sang Tiếng Anh. Luyện tập phát âm chuẩn, nói lƣu loát. Đây chính là một trong những yếu tố quyết định sự tự tin của ngƣời học.
33
KẾT LUẬN
Học Tiếng Anh đã và đang là một vấn đề cấp thiết của giáo dục Việt Nam. Riêng với trƣờng Đại Học Kinh Tế - Luật, một trong những trƣờng thuộc khối kinh tế với chất lƣợng đầu vào cao, thì việc đào tạo Tiếng Anh cho sinh viên sau khi tốt nghiệp có một trình độ Tiếng Anh nhất định, đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao của xã hội…phải đƣợc đầu tƣ một cách quy mô và bài bản.
Bài nghiên cứu đƣợc thực hiện giúp ngƣời đọc nắm đƣợc tầm quan trọng của Tiếng Anh trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Đặc biệt là đối với sinh viên trƣờng Đại học Kinh Tế - Luật, nhóm nghiên cứu đã nêu ra tổng quát thực trạng dạy và học Tiếng Anh, với những số liệu và biểu đồ cụ thể, đem đến một cái nhìn thực tế và khách quan đối với ban lãnh đạo trƣờng. Qua đó, có thể thấy những khó khăn và bất cập còn tồn tại. Nhóm cũng phân tích những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng trên. Từ đó, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm mong muốn nâng cao trình độ Tiếng Anh cho sinh viên trƣờng Đại học Kinh Tế-Luật.
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm sự hƣớng dẫn nhiệt tình của PGS.TS Phạm Đình Nghiệm; một số thầy cô bộ môn Tiếng Anh và sự tham gia khảo sát, đóng góp ý kiến của sinh viên các ngành thuộc Đại học Kinh Tế-Luật.
Bài nghiên cứu đƣợc thực hiện dƣới góc nhìn của sinh viên nên ít nhiều sẽ có những sai sót và hạn chế. Rất mong sự thông cảm cũng nhƣ đóng góp ý kiến từ phía ngƣời đọc để bài nghiên cứu đƣợc hiệu quả hơn.
34
PHỤ LỤC