Đánh giá chung và những nhân tố tác động đến quá trình xuất khẩu thuỷ sản

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: " MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG" ppsx (Trang 33 - 65)

NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN. 1. Đánh giá chung.

Qua phân tích mục II em rút ra những kết luận cơ bản sau đây về tình hình xuất khẩu của Thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua.

1.1/ Những thành tựu đạt được.

- Là ngành kinh tế có tốc đô phát triễn xuất klhẩu rất nhanh, góp phần khảng định vị trí của Đà Nẵng trên thị trường thủy sản khu vực và thế giới.

- Tính hàng hóa của thủy sản đà Nẵng nagỳ càng tăng chất lượng, tính đa dạng của sản phẩm, bao bì, mẫu mã...

- Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành ở tất cả các khâu: đánh bắt , nuôi trồng, chế biến được đàu tư ngày càng mạnh, có hiệu quả đáp ứng yuê cầu phát triễn của ngành.

- Chính sách đa dạng hóa thị trường và xây dựng thị trường xuất khẩu chủ lực ngày càng khẳng định tính đúng đắn, giúp cho ngành thủy sản Đà nẵng phát triễn ổn định và vững chắc.

1.2/ Những tồn tại.

- Mực xuất khẩu gần 80 triệu USD vào năm 2002, đây là thành tích vượt trội của ngành thỷu sản đà Nẵng, nhưng vẫn thấp so với tiềm năng phát triễn thủy sản của Thành phố.

- Nhiều thị trường xuất khẩu chủ lực: xuất hiện những nguy cơ hạn chế khả năng tăng trưởng xuất khẩu: Nhật, EU...Một số thị truowngf có nhiều tiềm năng phát triễn tốt nhưng chưa được quan tâm khai thác: Nga, Đài Loan, Hồng Kông, Đông Âu...

- Số doanh nghiệp đạt được tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốca tế: GMP,HACCP, ISO 9000 chưa nhiều, khoảng 4 doanh nghiệp lắp đặt hệ thống công

ngyhệ tiên tiến IQF trong tổng số 13 doanh nghiệp, nên khả năng thâm nhập mạnh vào các thị trường sẽ bị gặp khó khăn.

- Tính cạnh tranh của hàng thủy sản đà Nẵng chưa mang tính chất vượt trội, cgưa có nhãn hiệu nổi tiếng tạo lập được thói quen sử dụng của người tiêu dùng.

- Tỷ lệ xuất khẩu thô dưới dạng nguyên liêu còn chiếm tỷ trọng lớn làm hạn chế khả năng thu ngoại tệ, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất khẩu.

2/ Những nhân tố tác động đến quá trình xuất khẩu thủy sản.

2.1/ Những nhân tố tác động thuận lợi:

- Thành phố giành nhiều sự quan tâm cho ngành thủy sản: với những chương trình hỗ trợ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng của ngành thủy sản, chương trình đánh bắt xa bờ, chương trình chế biến thủy sản, chương trình nuôi tôm sú, nuôi cá nước mặn và sản xuất giống P15 chất lượng cao, chỉ riêng giai đoạn 1997- 2001 Tổng vốn đàu tư của ngành thủy sản lên tới 163,9 tỷ đồng.

- Hiệp định thương mại Việt- Mỹ đã được thông qua vào tháng 8/2001 mỡ ra khả năng to lớn cho hàng thủy sản Việt Nam nói chung và của Đà Nẵng nói riêng có điều kiện thuận lợi xuất khẩu sang các nước .

- Sự ra đời hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam ngày 12/6/1998 là một bước son tạo điều kiện thuận cho các doanh nghiệp ngành thủy sản năm bắt thông tin, nâng cao khả năng tiếp thị, trao đổi kinh nghiệm hỗ trợ lẫn nhau trong phát triễn xuất khẩu.

- Là Thành phố có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên biển thuận lợi cho việc phát triễn ngành thủy sản, tạo nguồn nguyên liệu phong phú, đa dạng cho chế biến xuất khẩu.

Trên đây là 4 nhân tố tác động thuận lợi đến hoạt động xuất khẩu của ngành, làm cho ngành trở thành bơi có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao thứ hai sau xuất khẩu công nghiệp của Thành phố.

Nguồn: Chương trinh XK thuỷ sản

Sở Thuỷ sản - Nông lâm

80 40 10 Năm Triệu USD 1997 1998 1999 2000 2001 2002

2.2. Những nhân tố tác động không thuận lợi đến khả năng xuất khẩu thủy

sản của Đà Nẵng.

Ở mục này em muốn phân tích sâu hơn, vì kết quả phân tích giúp em nhận định chính xác hơn về ngành để đề xuất giải pháp nhằm nâng coa hiệu quả xuất khẩu thủy sản của Thành phố Đà Nẵng.

* Về cơ chế chính sách.

Nhiều cơ chế chính sách ra đời mang tính tình huống, nhằm giải quyết thực tiễn phát sinh, chứ chưa đủ động lực tạo ra hành lang pháp lý tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho ngành thủy sản phát triễn ổn định: Chưng trình đánh bắt xa bờ tính hiệu quả còn hạn chế do thiếu quy hoạch phát triễn đồng bô hay chương trình nuôi tôm sú, nuôi cá nước mặn thiếu sự nghiên cứu để đưa ra quy hoạch chi tiết để phát triễn nuôi trồng thủy sản, khiến dân tự phát đầu tư nhiều vùng dẫn tới ô nhiễm môi trường, tôm ca chết nhiều ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

* Đầu tư cho khâu giống thủy sản còn yếu chưa tương xứng với sự phát triễn của ngành. Cơ cấu nuôi giống thủy sản chưa được đa dạng chỉ có sản xuất tôm giống P15.

* Việc hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp bị hạn chế, thiếu vốn là hiện tượng phổ biến trong các doanh nghiệp ở tất cả các khâu: nuôi trồng, khai thác, chế biến và thương mại thủy sản. nhiều doanh nghiệp phải tự huy động vốn lãi xuất cao làm cho gía thành thủy sản cao, tính cạnh tranh của sản phẩm còn hạn chế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Thuế còn có nhiều biểu hiện bất hợp lý.

- Việc hoàn thuế VAT đối với hàng xuất khẩu còn thực hiện chậm, nhanh nhất là 2 tháng, thậm chí có đơn vị phải qua hai năm mới được hòan thuế lần 3. Làm nhiều đơn vị ử đọng vốn đến hàng tỷ đồng.

- Thủ tục hoàn thuê rườm rà, phải kê 8 loại giấy tờ khác nhau, đây cũng là nguyên nhân tác động đến vòng vay của vốn, lãi xuất phát sinh, chi phí kinh doanh làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản đà Nẵng.

* Cung cấp nguyên liệu bấp bênh, chất lượng nguyên liệu kém.

- Chế biến thủy sản của Thành phố hiện nay chủ yếu dựa vào nguồn lợi khai thác tự nhiên, lệ thuộc hoàn tòan vào tự nhiên, vào tính chất mũa vụ của mùa khai thác hải sản. Diện tích nuôi trồng thủy sản của Thành phố hẹp, nhưng chưa quan tâm đầu tư công nghệ mới đẻ tăng năng xuất, góp phần bổ sung nguồn nguyên liệu cho chế biến. Tình trạng sản xuất nguyên liệu với trình độ công nghệ thấp, giá thành cao và bảo quản sau thu hoạch kém là nguyên nhân chính làm giảm hiệu quả xuất khẩu thủy sản của Thành phố.

- Giữa khai thác nuôi trồng và chế biến chưa được liên kết gắn bó chặt chẽ với nhau, các doanh nghiệp chế biến chưa coi việc thúc đssỷ phát triễn nguồn nguyên liệu là trách nhiệm của mình, chưa có sự hỗ trợ từ phía doanh nghiệp cho ngư dân trong việc páht triễn nguồn nguyên liệu cũng như hướng dẫn kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch để đạt chất lượng tốt nhất.

Ngoài một vài cơ sở chế biến có thiết bị tương đối hiện đại so với trong nước và khu vực như: Công ty thủy sản thương mại Thuận Phước, Xí nghiệp thủy đặc sản số 10, Công ty TNHH Danipood(D&M), các đơn vị còn lại tình hình máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, sản phẩm sản xuất ở dạng sơ biến chiếm tỷ trọng cao.

* Năng lực công tác tiếp thị, nghiên cứu, mỡ rộng thị trường tiêu thụ còn nhiều hạn chế.

Công tác thông tin tiếp thị, giới thiệu sản phẩm trên ácc phương tiện thông tin đại chúng, chủ động nghiên cứu, tiếp cận thị trường còn yếu kém, thiếu đội ngũ chuyên viên tiếp thị có kinh nghiệm, bao bì, mẫu mã chưa chú trọng đâu tư, các doanh nghiệp chưa chú trọng xây dựng chiến lược phát triễn thương hiệu hàng xuât khẩu của mình trên thị trường quốc tế.

PHẦN III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU THỦY

SẢN CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THỜI KỲ: 2003- 2010

I/ MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỄN XUẤT KHẨU CỦA

THỦY SẢN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

1. Bối cảnh quốc tế và trong nứơc ảnh hưởng đến quá trình xuất khẩu

thủy sản.

1.1. Tình hình quốc tế.

Xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa kinh tế thế giới diễn ra một cách nhanh chóng và mạnh mẽ đặc biệt là lĩnh vực thương mại đã ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, trong đó Việt Nam. Theo báo cáo của cơ quan vấn đề kinh tế và xã hội Liên Hợp Quốc( UNDESA) vào đầu tháng 10/2002 thì kinh tế thế giới chỉ bắt đâu hồi phục, kinh tế toàn cầu năm 2002 tăng 1,7% và năm 2003 sẽ tăng 2,9%. Thương mại toàn cầu cũng giảm sút; Năm 2002 chỉ tăng 1,6% và sẽ tăng 5,7% vào năm 2003 là do những nguyên nhân sau:

Khũng hoãng Achentina, thị trường chứng khoán tàon cầu sụt giảm, khủng hoảng trung đông, giá dầu tăng cộng vớí cuộc chiến tranh xâm lượt Irắc của Mỹ. Đặc biệt sự trượt dài của thị trường chứng khoán Mỹ đã làm chậm tiến trình hồi phục của nền kinh tế thế giới.

Kinh tế Mỹ- đầu tầu kinh tế lớn nhất- sẽ giảm nhiều( năm 2002 là 2,2% và năm 2003 là 2,6%) do vẫn đang trong tình trạng suy thoái, nợ khó đòi lên tới mức cao nhất trong 10 năm qua, thâm hụt ngân sách lên tới 165 tỷ USD, sức mua của người dân Mỹ có tăng lên nhưmg không đủ lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, sự bê bối nhiều Công ty viễn thông và các khách hàng khác của ngân hàng đang khó khăn do kinh tế yếu kém, tỷ lệ thất nghiệp lên tớu 6%, mức cao nhất trong 8 năm qua. Giới đầu tư sẽ chú ý việc chính quyền của Tổng thống Gorge Bust đề nghị Mỹ và ASEAN sẽ thành lập khu vực mậu dịch tự do AFTA tuyên bố ở hội nghị thượng đỉnh APEC tạMêxico vừa qua.

Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới - Nhật Bản sau nhiều cải tổ của Chính phủ Koizumi nhưng vẫn còn dang dở, khoản nợ khó đòi lên tới 363,1 tỷ USD của ngân

hàng và làn sóng phá sản là trở ngại lớn. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 6%, theo dự báo kinh tế Nhật Bản sẽ giảm 0,7% trong nam,ư 2002 chỉ tăng0,2% vào quý II năm sau và sẽ tăng 0,9% vào cuối năm 2003 (1)

Các nền kinh tế Châu Á tiếp tục hồi phục, dự báo Trung Quốc sẽ tăng 7,0- 7,5% (1) trong năm nay do nhu cầu nội địa tăng và mua bán khu vực phát triễn, sở dĩ có mức tăng trưởng cao là do nguồn vốn FDI chuyển vào liên tục (2). Với việc hình thành khu vực mậu dịch tự do AFTA, ASEAN, Trung Quốc với tổng cộng 1,7 tỷ dân, 1.500 tỷ USD sẽ là cơ hội thuận lợi trong tương lai. Các thị truowngf quen thuộc của đà Nẵng nói riêng và Việt nam nói chung như Đài Loan. Hồng Kông, Hàn Quốc... tuy đã khởi sắc nhưng do gắn liền với Hoa Ky nên chưa đạt đuợc mức tăng trưởng trước đây.

1.2. Tình hình trong nước.

Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho gia nhập WTO, hiện tại chúng ta đang đàm phán song phương với 21 nước và quá trình này sẽ hoàn tất vòa năm 2005. Ngày 01/01/2003, các nước trong khối CEPT/ AFTA sẽ chính thức áp dụng thuế suất 0- 5%( trừ Việt Nam 2006 và Myanmar, Lào, Campuchia). Như vậy chúng ta có lợi thế khi xuất khẩu vào những nước này và sẽ gặp thách thức không nhỏ khi phải cắt giảm những mặt hàng có thuế suất cao xuống còn 20% vào năm 2003 và lần lượt xuống 0,5% vào năm 2006.

Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng khá cao: dệt may tăng 23,3%, dày dép tăng 19,7%, thủy sản tăng 7,8%, hàng thủ công mỹ nghệ tăng 11,4 %, gạo tăng 18,9%...các chuyên gia dự đoán, nếu duy trì được mức tăng trưởng cao các nặt hàng chủ yếu thì kim ngạch xuất khẩu năm 2003 sẽ đạt 16,1 tỷ USD, tăng 1,1% so với năm 2002. Khu vực kinh tế trong nước đạt 8,85 tỷ USD, tăng 7,5%, khu vực đầu tư nước ngoài đạt 7,25 tỷ USD, tăng 6,7%. song dụ báo giá cả một số hàng hóa nông snả, thủy sản, giá gia công tuy có tăng nhẹ nhưng chưa có thể phục hồi một cách nhanh chóng được so với thời gian truớc đây.

1.3. Đối với Thành phố Đà Nẵng.

Việc xây dựng hệ thống cơ sơ hạ tầng của vùng kinh tế trọng điểm, việc hình thành các khu công nghiệp, xây dựng các nhà máy, công trình theo chủ trương công nghiệp hóa- hiện đại hóa, đòi hỏi ngành thủy sản nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng phải phát triễn tương xứng về quy mô, tốc độ để đáp ứng kịp thời yêu cầu phục vụ sản xuất, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản trong nước và xuất khẩu.

(1) Theo IMF và ( UNDESA) năm 2003 (2) Theo báo cáo của UCTAD năm 2003.

2. Mục tiêu và định hướng phát triễn xuất khẩu thủy sản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1/ Định hướng chung:

Trên cơ sở triễn khai thực hiện chiến lược xuất khẩu của Thành phố và kế hoạch phát triễn kinh tế- xã hội năm 2003- 2010 của UBND Thành phố Đà Nẵng.

định hướng chung của xuất khẩu thủy sản là CNH_ HĐH sản xuất thủy sản và xuất khẩu, đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng nhanh, làm động lực thúc đẩy sản xuất thủy sản phát triễn, góp phần chuyển dịch cơ cấu của điạ phương, đưa ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trog nền kinh tế của Thành phố, đồng thời nâng cao đời sống và làm giàu cho nhân dân nông thôn và ven biển.

2.2/ Mục tiêu phát triễn cụ thể.

2.2.1/ Về tốc độ và giá trị xuất khẩu.

Gắn chế biến xuất khẩu với sản xuất nguyên liệu, tạo cơ sở vững chắc cho sản xuất hàng hóa thủy sản với quy mô lớn, cải thiện chất lượng, giảm giá thành trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của các nhóm snr phẩm thủy sản chủ lực, giữ vững va phát triễn thị trường tại ấcc khu vực chính của Thế giới: Nhật, Mỹ, EU...tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu thủy sản Thành phô đạt 80 triệu USD vòa năm 2005 ( trong đó địa phương 55 triệu USD). Với tốc độ tăng trưởng về giá trị 19% năm 2005 và 18% vào năm 2010, tăng hiệu quả và tích lũy để tái sản xuất mỡ rộng.

Bảng 19:

Mục tiêu về giá trị, tốc độ tăng thủy sản xuất khẩu.

Các chỉ tiêu ĐVT 2003 2005 2010

1. Giá trị xuất khẩu thuỷ sản DN địa phương

2. Tốc độ tăng bình quân 10 năm

Tr USD “ %/năm 79 50 16 80 55 19 120 80 18

Nguồn: Chương trình XK thuỷ sản

Sở Thuỷ sản - Nông lâm

2.2.2/ Về khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khảu

Để cung ứng nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu trong thời gian đến, ngành cần tập trung đầu tư cho khai thác hải sản, nhất là kahi thác xa bờ, đầu tư thâm canh phát triễn nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm sú.

Bảng 20:

Khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu

Các chỉ tiêu ĐVT 2003 2005 2010 %NLX K

1. Khai thác hải sản + Tổng số tàu thuyền + Tổng công suất + Sản lượng khai thác Tôm Nhuyển thể Cá Hải sản khác 2. Nuôi trồng thuỷ sản + Nuôi biển

+ Nuôi tôm sú nước lợi + Nuôi nước lợ Chiếc CV Tấn “ “ “ “ Tấn “ 2015 75000 40000 2309 3200 30000 1650 84 1050 500 2060 82000 44000 3080 4400 34760 1760 100 1790 750 2100 120000 60000 4200 6000 47400 2400 250 3600 1000 85-90 75-80 15-20 25-30 90-95 70-80

Nguồn: Chương trình XK thuỷ sản

Sở Thuỷ sản - Nông lâm

2.2.3/ Phát triễn các nhóm sản phẩm chủ yếu.

Để phát triễn xuất khẩu thủy sản đạt đựoc các mục tiêu nói trên, cần tập trung vào việc xây dựng và thực hiện theo nhóm sản phẩm chủ yếu. Mỗi sản phẩm chủ yếu cần phải được nghiên cứu kỹ về thị trường, lựa chọn công nghệ thích hợp theo một quá trình đầu tư xuyên suốt từ sản xuất nguyên liệu cho đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm. đầu tư phát triễn các vùng nguyên liệu tập trung, áp dụng kỹ thuật mới bảo quản sau

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: " MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG" ppsx (Trang 33 - 65)