Nhóm các giải pháp thị trường cho sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: " MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG" ppsx (Trang 54 - 57)

III. Các giải phápchủ yếu nang cao hiệu quả xuất khẩu thuỷ sản cảu TPĐ àN ẵng

3. Nhóm các giải pháp thị trường cho sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu

3.1/ Các giải pháp chung.

- Tăng cường công tác thông tin thị trường, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để mỡ rộng hơn nữa hàng thủy snả xuất khẩu mà Thành phố có khả năng phát triễn.

Phối hợp cơ quan trung ương kiện toàn hệ thống tờ tin và mạng thông tin để dáp ứng nhanh nhạy các nhu cầu về thông tin thị trường cho daonh nghiệp.

- Xây dựng hồ sơ cho từng doanh nghiệp để quảng bá năng lực sản xuát kinh doanh trên các tạp chí, báo và trang web để tiếp cận khai thác tốt thị trường nước ngoài.

- Phối hợp với các trường đại học, các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp tăng cường đào tạo cán bộ Maketing chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp.

- Khai thác sự hỗ trợ của các tổ chức nhằm tăng cường tuyên truyền về hàng thủy sản và ngành thủy sản của Đà Nẵng qua các ấn phẩm, tham gia các hoạt động hội chợ, triễn lãm trong và ngoài nước để mỡ rộng phát triễn thêm thị trường và khách hàng.

- Tăng cương hoạt động để mỡ rộng các thị trường trọng điểm, nhằm hình thành cơ cấu thị trường hợp lý, giảm bớt sự ảnh hưởng của biến động tại từng thị trường riêng biệt. Cơ cấu thị trường đến năm 2010 dự kiến như sau:

TT Thị trường Tỷ trọng (%) Giá trị xuất khẩu(1000 USD 1 2 3 4 5 Nhật Bản Mỹ Châu Á Châu Âu Thị trường khác Tổng cộng 35-38 21-22 20 18-20 7-10 40.000 26.000 24.000 21.000 9.000 120.000

3.2/ Các giải pháp cụ thể cho từng thị trường.

Thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Thành phố là Nhật, Mỹ, EU nhưng hiện nay thị trường Châu Âu bị thu hẹp, gặp khó khăn lớn do phải tạm đình chỉ xuất khẩu tôm sang thị trường EU vì EU quy định dư lượng kháng sinh hàng thủy sản còn dưới 0,3 phần tỷ. Năm 2001 công ty xuất nhập khẩu thủ sản Miền Trung bị trả 2 conterno tôm đông lạnh giảm dư lượng kháng sinh Chloramphenicol từ 5 phần tỷ trước đây xuống còn 0,3 phần tỷ, Nhật cũng quy định còn 5 phần tỷ làm hạn chế lượng hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng sang các thị trường này.

a/ Đối với thị trường Nhật.

- Hợp tác đầu tư và nhập khẩu công nghệ chế biến sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng, hàng phôi chế, đóng gói nhỏ bán cho siêu thị

- Gia công xuất khẩu thủy sản cho các công ty thủy sản Nhật để tận dụng cơ sở vật chất kiểm tra cuae ngành chế biến và nhân côgn lao động rẻ.

- Phối hợp với ngành du lịch đưa ẩm thực thủy sản mang văn hóa Việt Nam vào các nhà hàng Việt Nam tại Nhật.

b/ đối với thị trường Mỹ.

Đây là thị trường mới, nhưng nếu biết khai thác những lợi điểm của Hiệp định Thương Mại Việt Mỹ thì có khả năng doanh số xuất khẩu thủy sản của thị trường này sẽ vượt qua Nhật.

- Cần nghiên cứu kỹ quy định luật của Mỹ về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thủy sản.

- Đầu tư vào côgn nghệ chế biến để nâng cao tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng ( Những mặt hàng này thuế nhập khẩu vào Mỹ sẽ giảm mạnh sau khi Hiệp định thương mại Việt Mỹ vó hiệu lực).

- Tìm cách phát triễn mối quan hệ vớu những thương nhân Việt kiều để đua những sản phẩm thủy sản như: tôm đông lạnh, cá ngừ đông lạnh, cá phi lê...

Tiếp tục đẩy mạnh côgn tác xúa tiến thương mại, tăng số lượng đơn vị vào danh sách 1 xuất khẩu vào EU. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng và kiểm định thị trường này, chú trọng chế biến theo các nhóm sản phẩm tôm, nhuyễn thể, các ngừ đông lạnh.

d/ Đối với thị trường Trung Quốc.

- Tiếp tục duy trì phát triễn thế mạnh xuất khẩu thủy sản khô, cá ướp đá, hàng tươi sống, những mặt hàng mà ở những thị trưưòng khác Thành phố gặp khó khăn khi gia tăng doanh số xuất khẩu.

- Tìm cách gia tăng xuất khẩu vào các thành phố lớn ở Trung Quốc: Bắc Kinh. Thượng Hải,Thiên Tân...( Hiện nay Thành phố chủ yếu xuất vào các tỉnh biên giới phía Đông Nam).

- Tăng tỷ trong xuất khẩu hàng thủy sản chế biến, phát triễn các mặt hàng mới như: cá bột, cá tạp...để chế biến các loại thủy sản phục vụ cho người tiêu dụng có mức nhập khẩu thấp ( chiếm 80% dân số Trung quốc) và làm thức ăn gia súc, đây là những mặt hàng Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu lớn.

e/ Đối với thị trường Đông Nam Á.

Trọng tâm phát triễn các nhóm sản phẩm cá ướp đá, đông lạnh, hải sản khô...

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: " MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG" ppsx (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)