PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ
3.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển của ngành dệt may
3.1.1 Quan điểm phát triển ngành dệt may
Ngành dệt may đang đóng vai trịđặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế nước ta . Xuất khẩu hàng dệt may trong nước đang có những bước tiến quan trọng và ngày càng khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Điển hình là những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vẫn tăng trưởng cao nhất trong 7 nước xuất khẩu dệt may lớn trên thế giới, cao hơn rất nhiều so với kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng khác.
Ngày 11 tháng 4 năm 2014, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 3218/QĐ- BCT phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìnđến năm 2030 (Quy hoạch). Với quan điểm phát triển ngành dệt may phải gắn với bảo vệ môi trường; chuyển mạnh sản xuất từ gia công sang mua nguyên liệu, bán thành phẩm, đảm bảo nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu và lấy xuất khẩu làm phương thức cơ sở cho sự phát triển của ngành… Quy hoạch xây dựng mục tiêu phát triển ngành dệt may trở thành “một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, hướng về xuất khẩu và có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng cao; tạo nhiều việc làm cho xã hội” và đến năm 2020 sẽ xây dựng được một số thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam. Đến năm 2020, tỷ trọng ngành dệt tăng lên 47%, ngành may giảm còn 53%; năm 2030, ngành dệt tăng lên 49%, ngành may cịn 51% trong tồn bộ cơ cấu ngành dệt may.
Quan điểm phát triển:
- Phát triển ngành dệt may theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững.
- Lấy xuất khẩu làm phương thức cơ sở cho sự phát triển của ngành, đồng thời đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường nội địa. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành.
- Phát triển ngành dệt may phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp, nông thôn. Phát triển các khu, cụm công nghiệp sợi dệt nhuộm tập trung để tạo điều kiện xử lý môi trường. Chuyển các doanh nghiệp dệt may sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn, đồng thời phát triển thị trường thời trang dệt may tại các đô thị và thành phố lớn.
- Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành dệt may, trong đó chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề, chuyên sâu.
- Huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển dệt may, kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào những lĩnh vực mà các doanh nghiệp trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm.
3.1.2 Mục tiêu phát triển của ngành dệt may
Mục tiêu tổng quát:
- Tiếp tục duy trìổn định các thị trường truyền thống, bên cạnh đó tìm kiếm trên những thị trường mới. Tăng xuất khẩu trực tiếp đến nhà phân phối bán lẻ, giảm các khâu trung gian.
- Xây dựng ngành công nghiệp dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, hướng về xuất khẩu và có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng cao; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
-Đảm bảo cho ngành dệt may phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường theo các chuẩn mực quốc tế.
- Phân bố dệt may ở các vùng phù hợp: thuận lợi về nguồn cung cấp lao động, giao thơng, cảng biển.
•Mục tiêu cụ thể:
- Giai đoạn 2016 đến 2020: tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn ngành đạt 12% đến 13%/năm, trong đó ngành dệt tăng 13% đến 14%/năm, ngành may tăng 12% đến 13%/năm. Tăng trưởng xuất khẩu đạt 9% đến 10%/năm. Tăng trưởng thị trường nội địađạt 10% đến 12%/năm;
- Giai đoạn 2021 đến 2030: tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn ngành đạt 9% đến 10%/năm. Trong đó ngành dệt tăng 10% đến 11%/năm, ngành may tăng 9% đến 10%/năm. Tăng trưởng xuất khẩu đạt 6% đến 7%/năm. Tăng trưởng thị trường nội địa đạt 8% đến 9%/năm;
- Cơ cấu ngành dệt, ngành may trong cơ cấu toàn ngành dệt may: đến năm 2020, tỷ trọng ngành dệt tăng lên 47%, ngành may giảm còn 53%; năm 2030, ngành dệt tăng lên 49%, ngành may cịn 51% trong tồn bộ cơ cấu ngành dệt may.
Bảng 3.1: Mục tiêu ngành dệt may Việt N am đến năm 2030
Chỉ tiêuĐVT Năm 2020 Năm 2030
1. Kim ngạch xuất khẩu Tỷ USD 36-38 64-67
Tỷ lệ XK so với cả nước % 13-14 9-10
2. Sử dụng lao động 1.000 Người 3,3 4,4
3. Sản phẩm chủ yếu
Bông xơ 1.000 Tấn 15 30
Xơ, sợi tổng hợp 1.000 Tấn 700 1500
Sợi( kéo từ sơ cắt ngắn) 1.000 Tấn 1,3 2,2
Vải các loại Tr.m2 2000 4500
Sản phẩm may Tr.SP 6000 9000
4. Tỷ lệ nội địa hóa % 65 70
Nguồn: Bộ Công Thương 3.1.3. Định hướng của Công ty trong thời gian tới
Tình hình thị trường có nhiều bước chuyển nhanh chóng, Ban giám đốc Cơng ty tiếp tục hoàn thiện. Tập trung mọi giải pháp để ổn định lực lượng lao động , bốtrí hợp lý, sửdụng hiệu quảnguồn nhân lực hiện có, bổsung đội ngũ cán bộkỹthuật, nghiệp vụ, cán bộquản lýđang yếu và thiếu, tập trung mọi nguồn lực đểnâng cao khảnăng cạnh tranh và nâng cao uy tín vềnăng lực sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty Cổphần Dệt may Huế.Đẩy mạnh phát triển các đơn hàng mới, nâng cao tỷ lệ hàng sản xuất xuất khẩu FOB, bảo đảm nguồn hàng cho nhà máy May. Chú trọng nâng cao năng suất, giảm chi phí, giảm giờ làm, cải thiện tình hình chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Xây dựng nhanh dự án đầu tư nhà máy May 4 và đưa vào khai thác hiệu quả.
Công ty Cổ phần Dệt May Huế luôn đưa ra những mục tiêu phấn đấu và cố gắng khắc phục những yếu điểm đang tồn tại, phát huy những thế mạnh vốn có để hồn thành tốt những mục tiêu đề ra. Trong năm 2018, tồn thể cán bộ cơng nhân viên của Công ty Cổ phần Dệt May Huế phấn đấu đạt được các chỉ tiêu sau:
Mục tiêu chung:
- Tạo lập được một môi trường làm việc ổn định, an toàn, chuyên nghiệp mang lại hiệu quả cao nhất nhằm phát huy một cách tồn diện tài năng của từng cán bộ cơng nhân viên.
- Giữ vững mối quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác tiềm năng như Mỹ, Nhật, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ.
- Mở rộng thị trường với các đối tác trong khối EU, Nhật Bản, Trung Quốc,…
- Ngày càng phát triển sản phẩm cả về chất lượng lẫn mẫu mã nhằm thoả mãn nhu cầu của đối tác với giá cả cạnh tranh nhất.
- Tối thiểu hóa chi phí để tăng doanh thu nhắm đưa công ty ngày càng phát triển.
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế
Trong giai đoạn sắp tới công ty cần phải phát huy, đẩy mạnh hơn nữa những điểm mạnh, những mặt thuận lợi của hoạtđộng xuất khẩu hàng may mặc trong giai đoạn 2015 – 2017. Bên canh đó, cơng ty cần phải khắc phục những mặt hạn chế, những khó khăn mà cơng ty gặp phải để đưa ra những giải pháp khắc phục và những điều chỉnh hợp lý, mở rộng quy mơ sản xuất để góp phần phát triển cơng ty.
3.2.1. Hoàn thành chiến lược kinh doanh
Nâng cao chất lượng sản phẩm
Đối với bất kỳ một cơng ty hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm luôn là một vấn đề quan trọng hàng đầu, đây cũng chính là vũ khí cạnh tranh hàng đầu của doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng sản phẩm có nghĩa là nâng cao năng suất lao động xã hội.
- Hoàn thiện chất lượng nguyên vật liệu, phụ liệu từ phía nhà cungứng: Chất lượng của sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào chất lượng nguyên phụliệu. Trước hết để đảm bảo hàng về nhập kho đáp ứng đủ chất lượng thì bộ phận kiểm tra chất lượng, bộ phận kỹ thuật và bộ phận nghiên cứu sản phẩm cần phải tiến hành kiểm tra chất lượng vật tư nguyên vật liệu, phụ liệu một cách kỹ lưỡng theo các yêu cầu sẵn có sau đó mới tiến hành đưa vào sản xuất. Để đảm bảo chất lượng Cơng ty cần có các tiêu thức để đánh giá nhà cungứng như: chất lượng vật tư được cungứng, tiến độ, thời gian đáp ứng các yêu cầu về vật tư, giá cả, thời gian giao hàng, phương thức thanh toán, chất lượng dịch vụ sau bán hàng, uy tín của nhà cungứng trên thị trường.
- Bên cạnh đó Cơng ty nên cải tạo nhà kho cũ và xây dựng thêm một nhà kho để việc chứa đựng vật tư được đảm bảo. Đồng thời thường xuyên tiến hành các hoạt động kê khai và kiểm kê vật tư trong kho để đảm bảo không bị mất mát, suy giảm chất lượng vật tư và tránh thiệt hại trong sản xuất.
- Hồn thiện chất lượng từ cơng nghệ sản xuất: Để đạt được các sản phẩm có chất lượng tốt thì máy móc thiết bị cũng là một trong những yếu tố đóng vai trị quan trọng. Máy móc thiết bị hiện đại có thể đa dạng hóa sản phẩm, tăng sản lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu… Vì vậy đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất có ý nghĩa hết sức quan trọng. Cơng ty cần phải trang bị thêm máy cắt, máy giặt là, máy hấp để đảm bảo cho sản phẩm đầu ra được hoàn thiện, giảm bớt tỷ lệ sai hỏng, chất lượng từ đó được nâng cao. Đầu tư chiều sâu nhằm khắc phục các mất cân đối, đồng bộ hoá các dây chuyền thiết bị, bổ sung mới, cải tạo nâng cấp thiết bị cũ, đầu tư công nghệ mới, đào tạo nâng cao kỹ thuật quản lý tiếp thị, tổ chức lại sản xuất... để tăng một số mặt hàng chủ lực, có uy tín về nhãn hiệu hàng hố, có giá cạnh tranh ở cả thị trường trong và ngoài nước. Các dự án đầu tư chiều sâu phải có bước đi phù hợp với tình hình kinh tế, kỹ thuật, với chiến lược phát triển của Công ty. Dù là bổ sung một máy, một dây chuyền công nghệ... đều phải đảm bảo đồng bộ với công nghệ phụ trợ, đào tạo, quản lý ... nhằm phát huy hiệu quả kinh tế sớm nhất. Song tìm giải pháp để tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển là một vấn đề quan trọng và cấp thiết, có tính quyết định tới tốc độ phát triển.
- Hồn thiện và nâng cao chất lượng tay nghề, ý thức tổ chức của người lao động. HUGATEX hiện nay có một đội ngũ cán bộ công nhân trẻ, năng động và nhiệt tình trong cơng việc. Tuy nhiên để ngày một nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ cơng nhân viên thì Cơng ty cần thực hiện một số biện pháp sau:
+ Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn với nội dung, chương trình và thời gian phù hợp cho đội ngũ cơng nhân viên trong Công ty. Đây là biện pháp nhằm hoàn thiện và cung cấp những kiến thức mới về công nghệ, về kỹ năng làm việc.
+ Tổ chức các cuộc thi tay nghề giỏi nhằm giúp cho đội ngũ lao động có điều kiện nâng cao tay nghề, trìnhđộ sản xuất.
Hơn nữa, cơng ty cần đa dạng hóa sản phẩm, ngoài những sản phẩm truyền thống như jacket, áo T-shirt, polo-shirt... thì cơng ty nên phát triển các sản phẩm cao cấp, các mặt hàng thời trang như veston, áo đầm... để tăng khả năng cạnh tranh của công ty.
Tăng cương cơng tác marketing
Hiện tại cơng ty chưa có phịng marketing, tồn bộ hoạt động marketing tìm kiếm, mở rộng thị trường đều do một bộ phận của phòng Kế hoạch Xuất- Nhập Khẩu May, được tập đồn Vinatex phụ trách, chính vì vậy hoạt động marketing của cơng ty vẫn chưa thực sự hiệu quả.
Để công tác marketing đạt được hiệu quả mong muốn, công ty cần xây dựng chiến lược marketing đúng đắn với một ngân sách phù hợp. Công ty cần phải tăng cường hoạt động quảng cáo trên website của công ty, tham gia các hội chợ quốc tế để sản phẩm của công ty được biết đến rộng rãi.
Củng cố thị trường hiện có
Trong cơ chế thị trường, cơ chế cạnh tranh tìmđược bạn hàng nhất là khách mua hàng đã khó, giữ được mối quan hệ với các bạn hàng, khách hàng cũ cịn khó hơn. Cái cốt yếu để giành chiến thắng trên thương trường hiện nay là có sự tin tưởng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các bạn hàng và khách hàng quen thuộc, làm ăn có uy tín. Đó là chỗ dựa tin cậy trong hoạt động kinh doanh và muốn được như vậy thì phong cách làmăn của Cơng ty với các khách hàng cũng phải thể hiện được chữ tín, giúp đỡ và bảo vệ
lợi ích của khách hàng, khơng vì lợi ích trước mắt mà bỏ đi cả một mối quan hệlàm ăn lâu
dài, một nghiên cứu của Cục quản lý các doanh nghiệp nhỏ cùng với Phịng Thương mại Hoa Kỳ cho rằng chi phí để có được một khách hàng mới tốn gấp 5-7 lần so với chi phí duy trì khách hàng hiện có vì vậy cơng ty cần phải thấy được tầm quan trọng của khách hàng hiện có. Bên cạnh đó cũng cần đánh giá tương lai, triển vọng của các bạn hàng cũ, từ đó tập trung vào những mối quan hệ hiệu quả hơn trong hợp tác kinh doanh cả hiện tại cũng như lâu dài. Thị trường truyền thống của Cơng ty là Hoa Kì,Nhật Bản,..Duy trì thị trường hay giữ được khách hàng hiện có ln là một yếu tố quan trọng trong chiến lược thị trường của Công ty cổ phần Dệt may Huế. Do khách hàng của Công ty chủ yếu là các trung tâm mua sắm. Công ty cần tạo được các rào cản chống lại việc các khách hàng hiện tại của mình chuyển sang các nhà cung cấp khác bằng một số biện pháp:
-Đápứng tốt các yêu cầu về mẫu mã, chất lượng sản phẩm đã cam kết.
-Đối với các sản phẩm thực hiện theo đơn đặt hàng thì cần phải đảm bảo sản phẩm được sản xuất theo đúng mẫu thiết kế, đúng các yêu cầu của khách hàng, đảm bảo đúng tiến độ giao hàng.
-Đưa ra những khoản chiết khấu, giảm giá cho những khách hàng quen, những khách hàng đặt hàng với số lượng lớn.
- Cơng ty có thể tăng cường gắn bó với khách hàng bằng cách thường xuyên liên lạc với khách hàng, thu thập kết quả đánh giá của khách hàng về sản phẩm của Cơng ty, từ đó có thể nắm bắt những nhu cầu và mong muốn của từng khách hàng và đảm bảo cung cấp các sản phẩm một cách tốt nhất. Để thực hiện tốt công việc này, Công ty cần phải tạo ra những nhân viên chăm sóc khách hàng, hoặc thiết lập một hệ thống chăm sóc khách hàng cụ thểcóđầy đủ kỹ năng, trìnhđộ chun mơn, kỹ năng giao tiếp, liên hệ với khách hàng nhằm thuđược những thông tin cần thiết.
Tăng cường nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường mới và xây dựng chiến lược thị trường toàn diện.
Ngoài khách hàng truyền thống thì trong tương lai để mở rộng thị trường, tăng tiêu thụ sản phẩm thì Cơng ty cịn cần phải thu hút một lượng khách hàng mới. Để thu hút
được lượng khách hàng này Công ty cần tiến hành các hoạt động quảng cáo và xúc tiến .
Tuy nhiên hoạt động này địi hỏi phải có những khoản chi phí khá lớn do vậy việc lựa chọn hình thức quảng cáo là tuỳ thuộc vào chi phí mà Cơng ty chi cho hoạt động quảng cáo. Đối với điều kiện của Cơng ty hiện nay thì cần thực hiện các hình thức quảng cáo sau :
Quảng cáo trên các tạp chí, báo chun ngành thời trang có tiếng trên thế giới, đối tượng là các nhà kinh doanh doanh trong lĩnh vực may mặc.
Quảng cáo qua thư trực tiếp. Với hình thức này là gửi các tới các khách hàng các cơng ty lớn có nhu cầu đặt hàng những sản phẩm mà cơng ty hiện có thể sản xuất,đã