PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ
3.2. Một sốgiải pháp nâng cao hiệu quảxuất khẩu hàng may mặc tại Công ty Cổphần
3.2.4. Giảm chi phí quản lý và chi phí xuất khẩu
Nhưchúng ta đã biết, muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh xuất khẩu, hoặc phải tối đa hố các kết quả thu được với chi phí nhất định hoặc phải tối thiểu hố chi phí với những kết quả nhất định. Trong cơ chế thị trường hiện nay khi quy luật cung
cầu và quy luật cạnh tranh phát huy tác dụng, chi phối hoạt động của doanh nghiệp, tiến hành các biện pháp cắt giảm chi phí có ý nghĩa sống cịn với việc nâng cao hiệu quả kinh tế xuất khẩu. Dưới đây là một số biện pháp mà Công ty cần quan tâm:
•Quản lý giá cả vật tư, nguyên liệu đầu vào: Đây là bộ phận quan trọng nhất vì nguyên liệu chiếm tới 70-80% giá thành sản phẩm dệt may. Trong cơ chế thị trường, giá cả ln biến động, việc kiểm sốt giá vật tư, ngun liệu có nhiều bất cập do Công ty thiếu thông tin, mặt khác chủ yếu là phải mua theo sự chỉ định của khách hàng nên giá vật tư nguyên liệu đầu vào thường bị ép giá cao, chịu nhiều thua thiệt. Để khắc phục tình trạng này, Cơng ty cần tổ chức một bộ phận theo dõi thường xuyên biến động giá cả trên thị trường cũng như hình thức mua thích hợp ; đánh giá chuẩn xác, nghiên cứu sắp xếp lại hệ thống các nhà thầu phụ cung cấp nguyên liệu sản xuất.
•Nghiên cứu tận dụng các nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước thay thế cho việc phải nhập khẩu từ nước ngồi. Doanh nghiệp có thểthực hiện sự liên kết
đặt mua nguyên liệu với doanh nghiệp dệt có đủ năng lực trong nước. Như vậy tiết kiệm được một khoản ngoại tệ dành cho việc đầu tư khác.
•Đẩy mạnh phong trào tiết kiệm, phấn đấu giảm định mức tiêu hao, nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm để giảm chi phí phục vụ cho sản xuất như điện, nước, xăng dầu... Hiện nay, các loại chi phí này đang có xu hướng tăng lên tác động đến giá thành sản phẩm. Các lần điều chỉnh giá điện, giá xăng dầu ... đã tạo ra những áp lực lớn cho các doanh nghiệp dệt may... Công ty cần xây dựng hệ thống định mức cho phù hợp với điều kiện máy móc và thiết bị của từng dây chuyền sản xuất, từng xí nghiệp; thực hiện mức khốn chi phí theo cho tất cả các đơn vị trong tồn Cơng ty (kể cả chi phí điện thoại). Đồng thời, Cơng ty nên tăng cường chế độ thưởng, khuyến khích vật chất cho những đơn vị làm tốt cơng tác tiết kiệm.
•Bên cạnh đó, Cơng ty cần chú trọng quản lý tốt chi phí bằng cách nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị, khuyến khích tiết kiệm ngun phụ liệu, tận dụng nguyên phụ liệu thừa để sản xuất kinh doanh hàng trong nước, thực
hiện nghiêm túc quy trình kỹ thuật đảm bảo sản phẩm sản xuất ra không bị sai lỗi, giảm được các chi phí sửa chữa và làm lại.
•Tổ chức cơng tác đào tạo nâng cao tay nghề, nâng cao kỹ năng vận hành máy móc thiết bị cơng nghệ mới cho cơng nhân nhằm tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm. Bố trí cơng nhân trong dây chuyền phải phù hợp với trình độ tay nghề cũng như khả năng. Ví dụ như trong khâu cắt, phải bố trí người có tay nghề kỹ thuật cao, biết đọc các tài liệu kỹ thuật thì vừa đảm bảo chất lượng cho mẫu cắt vừa giảm được tỷ lệ vải thừa trong khâu cắt. Sắp xếp phù hợp lao động trong dây chuyền có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của tồn dây chuyền.
•Tổ chức sản xuất hợp lý cả vềquy mơ và tính chất. Thiết lập hệ thống sản xuất phân đoạn. Các dây chuyền sản xuất phải bố trí hợp lý sao cho các công đoạn tiến hành tuần tự, không gây ách tắc, thuận lợi cho việc giám sát, kiểm tra, quản lý.
•Cải tiến hệ thống quản lí: Một bộ máy quản lý cồng kềnh với cơ chế điều hành phức tạp sẽ làm tăng chi phí quản lý doanh nghiệp khiến cho giá thành một đơn vị sản phẩm tăng lên. Cơ chế điều hành phức tạp hạn chế khả năng thích ứng nhạy bén, linh hoạt với những thay đổi thường xuyên của khách hàng, của thị trường. Do vậy Cơng ty phải tiến hành tinh giản hố bộ máy quản lý sao cho gọn nhẹ mà vẫn đảm bảo hiệu quả cao nhằm giảm bớt chi phí quản lý, góp phần giảm chi phí xuất khẩu.
•Thực hiện liên doanh liên kết với các công ty khác ở địa phươngđể mở rộng năng lực sản xuất vừa tận dụng nguồn nhân công rẻ tại chỗ, đápững kịp thời đơn đặt hàng mà khơng phải tốn chi phí đầu tư xây dựng mới hồn tồn cơ sở hạ tầng, góp phần nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
•Cơng ty cũng nên tranh thủthếmạnh của từng mặt hàng Sửdụng ngay hệthống kênh phân phối của hệthống siêu thịVinatexmax của tậpđoàn, các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước của doanh nghiệpđể đưa sản phẩm của công tyđến tay khách hàng. Hình thức liên kết chuỗi này sẽgiúp cho doanh nghiệpđưa sản phẩm của mìnhđến tay khách hàng, người tiêu dùng một cách nhanh nhất, giảm thiểuđược chi phí bán hàng và nâng cao hiệu quảcho doanh nghiệp.
•Trong nhân sự, tránh giao cho nhân viên mới làm việc liên quan đến những khách hàng khó tính, phức tạp đểgiảm thiếu những chi phí phát sinh.
3.2.5. Giải pháp đàm phán và ký kết hợp đồng
Công ty nên lựa chọn những nhân viên thành thạo ngoại ngữ để đi đàm phán với các đối tác nước ngoài. Đối với các đối tác là người Nhật thì tốt nhất nên chọn những nhân viên có thể giao tiếp bằng tiếng Nhật vìđa số đối tác người Nhật về làm việc với ta rất ít người biết sử dụng tiếng Anh. Hơn nữa cần phải nắm rõ thơng tin về đối phương, tìm hiểu phong tục tập quán cũng như những điểm mạnh, điểm yếu của họ. Các nhân viên cần nghiên cứu kỹ Luật Thương mại quốc tế, Incoterm để phục vụ cho việc soạn thảo hợp đồng. Và trong quá trình soạn thảo cần phải chú ý đến phương thức thanh toán.
3.2.6. Giải pháp huy động vốn và nâng cao khảnăng tài chính
Một vấn đề đặt ra đối với công ty trong giai đoạn này và cả trong tương lai là tình trạng thiếu vốn để đầu tư, mở rộng sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may với quy mô, số lượng lớn, đầu tư xây dựng thêm nhiều nhà máy Sợi và nhà máy May với dây chuyền sản xuất hiện đại. Cơ cấu vốn hiện nay của công ty không đủ cho các hạng mục phát triển cơ sở hạ tầng lớn như vậy. Vì vậy, đểcó đủ nguồn vốn đáp ứng cho sản xuất thì cơng ty nên tiến hành những giải pháp sau:
-Đa dạng hố hình thức huy động vốn. Ngồi việc huy động vốn từ các ngân hàng, các tổ chức kinh tế trong xã hội, nguồn vốn thu hút từ nước ngồi thì cơng ty cũng nên huyđộng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu, đặc biệt cần tranh thủ nguồn vốnưu đãi của nhà nước, vốn góp cổ phần của các thành viên.
- Quản lý chặt chẽ trong việc sử dụng vốn cố định, vốn lưu động, thực hiện nghiệp vụ quản lý thu chi tiền tệ đảm bảo thúc đẩy hoạt động kinh doanh, nhất là hoạt động chính của cơng ty – hoạt động xuất khẩu. Cơng tác kế tốn phải hồn thành tốt các nhiệm vụ tổng hợp các kết quả hoạt động kinh doanh; lập các báo cáo kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, ghi chép phản ánh kịp thời và có hệ thống từng diễn
biến của các nguồn cung cấp, vốn vay từ hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng giải quyết các loại vốn phục vụ cho việc xuất khẩu của công ty.
- Thường xun phân tích tình hình tài chính của cơng ty từng tháng, q, năm để đánh giá khách quan khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, chỉ số nợ,... một cách chính xác giúp cơng ty có những biện pháp bảo đảm an tồn cơng tác tài chính.
3.2.7. Đăng kí thương hiệu sản phẩm trên thịtrường quốc tế:
Vấn đề nhãn mác của sản phẩm là một vấn đề ngày càng trở nên quan trọng nhất là khi xu thế xuất khẩu trực tiếp thay thế cho gia công xuất khẩu hàng may mặc. Mỗi nhà sản xuất cần tạo ra được nhãn hiệu hàng hoá, thương hiệu sản phẩm cho riêng mình và phải sớm tiến hành đăng kí nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại thị trường quốc tế mà trước hết là các thị trường trọng điểm nhưMỹ, EU, Nhật Bản...bởiđó là yếu tố chứng nhận chất lượng hàng hố ; tạo lập tên tuổi và khẳng định uy tín của nhà sản xuất, kinh doanh xuất khẩu. Để xuất khẩu trực tiếp, sản phẩm Công ty phải được kinh doanh bằng nhãn mác của mình trên thị trường quốc tế. Một khi sản phẩm của Công ty chưa được đăng kí nhãn hiệu trên thị trường xuất khẩu thì sản phẩm xuất khẩu của Công ty, tên tuổi của Công ty chưa được người tiêu dùng thế giới biết đến và bắt buộc sản phẩm đó chỉ có thể được mua bán trên thị trường xuất khẩu đó dưới nhãn hiệu, tên tuổi một hãng khác tại thị trường đó.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Quá trình hội nhập của nền kinh tế đã tạo ra cho Công ty một môi trường kinh doanh đầy biến động với nhiều cơ hội phát triển và thể hiện mình nhưng cũng khơng ít khó khăn và thử thách. Trong q trình hội nhập đó, tất yếu sẽ diễn ra hoạt động thương mại quốc tế giao lưu với các nước trên thế giới bằng con đường xuất khẩu hàng hóa.
Xuất khẩu cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng của nước này với nước khác. Có thể nói sự phát triển của của xuất khẩu sẽ là một trong những động lực chính đểthúc đẩy sản xuất. Xuất khẩu cũng là một trong những yếu tố tạo đà, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu là một mục tiêu quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của một quốc gia nói chung và của doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng. Cơng ty Cổ Phần Dệt May Huếlà một Công ty chuyên xuất khẩu hàng may mặc. Do vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc là một giải pháp then chốt nhằm nâng cao doanh thu và lợi nhuận của công ty. Thị trường xuất khẩu hàng may mặc ngày càng có nhiều các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước điều này địi hỏi cơng ty phải ln có sự thay đổi và có những giải pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Công ty HUEGATEXđã không ngừng vươn lên lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu công ty nên áp dụng một số các biện pháp như: hồn thiện cơng tác marketing, nâng cao chất lượng nguồn lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Hoa Kì,đồng bộ trong sản xuất,tăng cường cơng tác quản trị rủi ro trong việc xuất khẩu hàng hóa, tiết kiệm chi phí,…
2. Kiến nghị
Để đạt nhiều thành tựu và đối diện với những thách thức phía trước, Cơng ty Cổ phần Dệt May Huế cần phải có những bước đi đúng đắn ngay từ đầu để tránh những sai sót nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng may mặc để nâng cao vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế.
Công ty cần phải chú trọng vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm cho công ty. Cải cách các thủ tục Hải Quan theo hướng đơn giản hóa, chuẩn mực và đúng quy định Quốc tế. Cần loại bỏ các loại phí bất hợp lý ở tất cả các khâu vận tải, bốc xếp, thủ tục Hải Quan, thuế. Thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường xuất khẩu để có những biện pháp và kế hoạch sản xuất. Tiếp tục duy trì vàđẩy mạnh sản lượng, kim ngạch xuất khẩu và tìm kiếm các thị trường mới nhằm tạo sự đa dạng hóa cho thị trường xuất khẩu của công ty.
Tập trung đào tạo nguồn nhân lực có trìnhđộ chun mơn, đội ngũ lao động có tay nghề cao, đầu tư thêm trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đồng thời có các chính sách đãi ngộ, khuyến khích lao động làm việc nhiệt tình, hăng say, nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh doanh.
Tài liệu tham khảo
Báo cáo tài chính của Cơng ty Cổ Phần Dệt May Huế giai đoạn 2015 – 2017
Báo cáo tổng kết công tác xuất nhập khẩu giai đoạn 2015 – 2017 của Công ty Cổ phần Dệt May Huế.
Võ Thanh Thu (2006), Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản lao động – xã hội.
Trần Chí Thành (2000), Giáo trình quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
Nguyễn Quang Hùng (2010), Phân tích kinh tế trong doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh (2010), “Bài giảng mơn quản trị tài chính”.
Tham khảo thơng tin các bài khố luận của các khoá trước ở Trường Đại học Kinh Tế Huế Và một số website: http://huegatex.com.vn/ http://www.customs.gov.vn http://www.thongkethuathienhue.gov.vn http://cafef.vn http://www.vietnamtextile.org.vn/ http://www.vietrade.gov.vn/ http://www.logistic.vn/ http://www.moit.gov.vn/ http://voer.edu.vn/