Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị lợn nghi mắc viêm phổ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA VI KHUẨN ACTINOBACILLUS PLEUROPNEUMONIAE, PASTEURELLA GÂY VIÊM PHỔI Ở LỢN (Trang 130 - 152)

và PRRS

Căn cứ vào kết quả xác định khả năng mẫn cảm với 10 loại kháng sinh của các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae,P. multocida S. suis phân lập được, chúng tôi chọn 3 loại kháng sinh là ceftiofur, amoxicillin, florfenicol mà cả 3 loại vi khuẩn trên đều mẫn cảm mạnh; xây dựng lấy 3 phác đồ điều trị thử nghiệm lợn mắc bệnh tại tỉnh Bắc Giang.

- Các phác đồ điều trị thử nghiệm lợn mắc bệnh như sau:

+ Phác đồ 1: Điều trị nguyên nhân lợn mắc viêm phổi dùng loại thuốc

CEFANEW-LA do công ty cổ phần thuốc thú y Marphavet sản xuất (thành phần ceftiofur: 10g/100 ml), tiêm bắp với liều lượng: 1 ml/25 kg thể trọng/ngày; tương ứng là 4 mg ceftiofur/kg thể trọng; thuốc tác dụng kéo dài 72 - 96 giờ (3 ngày tiêm 1 lần).

Điều trị triệu chứng, trợ lực, trợ sức, nâng cao sức đề kháng: GLUCO-K-C- NAMIN, tiêm bắp với liều: 1 ml/10 kg thể trọng/ngày (tiêm 1 lần/ngày).

+Phác đồ 2: Dùng loại thuốc MARPHAMOX-LA do công ty cổ phần thuốc thú y Marphavet sản xuất (thành phần amoxicillin:15g/100 ml), tiêm bắp với liều lượng 1 ml/10 kg thể trọng/ngày; tương ứng là 15 mg amoxicillin/kg thể trọng; thuốc tác dụng kéo dài 48 giờ (2 ngày tiêm 1 lần).

Điều trị triệu chứng, trợ lực, trợ sức, nâng cao sức đề kháng: GLUCO-K-C- NAMIN, tiêm bắp với liều: 1 ml/10 kg thể trọng/ngày (1 lần/ngày).

+Phác đồ 3: Dùng loại thuốc MARFLO-45% do công ty cổ phần thuốc thú y Marphavet sản xuất (thành phần florfenicol: 45g/100 ml), tiêm bắp với liều lượng 1 ml/30 kg thể trọng/ngày; tương ứng là 15 mg florfenicol/kg thể trọng; thuốc tác dụng kéo dài 72 - 96 giờ (3 ngày tiêm 1 lần).

Điều trị triệu chứng, trợ lực, trợ sức, nâng cao sức đề kháng: GLUCO-K-C- NAMIN, tiêm bắp với liều: 1 ml/10 kg thể trọng/ngày (1 lần/ngày).

- Kết quả điều trị thử nghiệm lợn nghi mắc viêm phổi và PRRS được trình bày tại bảng 3.35.

Bảng 3.35: Kết quả điều trị thử nghiệm lợn nghi mắc viêm phổivà PRRS

Phác đồ Loại thuốc Liều lƣợng và cách dùng Số đƣợc điều trị (con) Số ngày điều trị X ± SE Số khỏi bệnh (con) Tỷ lệ (%) I CEFANEW- LA (ceftiofur: 10g/100ml) 1ml/25kg TT/ngày (4mg ceftiofur/kgTT); tiêm bắp; 3 ngày tiêm 1 lần 90 6 ± 0,13 84 93,33 Gluco-K-C- Na min 1ml/10kg TT/ngày; tiêm bắp: 1lần/ngày II Marphamox- LA (amoxicillin: 15g/100ml) 1ml/10kg TT/ngày (15mg amoxicillin/kgTT); tiêm bắp; 2 ngày tiêm 1 lần 85 8 ± 0,18 72 84,71 Gluco-K-C- Na min 1ml/10kg TT/ngày; tiêm bắp: 1lần/ngày III MARFLO- 45% (florfenicol: 45g/100ml) 1ml/30kgTT/ngày (15mg florfenicol/kgTT); tiêm bắp; 3 ngày tiêm 1 lần 95 7 ± 0,14 86 90,52 Gluco-K-C- Namin 1ml/10kg TT/ngày; tiêm bắp: 1lần/ngày Tổng hợp 270 0 242 89,63 Ghi chú: TT - Thể trọng

Qua bảng 3.35 cho thấy: Có 270 con lợn nghi mắc viêm phổi và PRRS được tiến hành điều trị thử nghiệm với 3 loại kháng sinh là ceftiofur, amoxicillin, florfenicol. Kết hợp bổ sung Gluco-K-C-Namin để trợ sức trợ lực, giảm sốt, giảm ho, tiêu viêm và tăng cường sức đề kháng cho lợn mắc bệnh.

+ Ở phác đồ 1 sử dụng ceftiofur với liều lượng 4 mg/kg thể trọng, điều trị 90 con lợn mắc bệnh có 84 con khỏi, đạt tỷ lệ là 93,33%.

+ Ở phác đồ 2 sử dụng amoxicillin với liều lượng 15 mg/kg thể trọng; tiến hành điều trị 85 con lợn bệnh, khỏi 72 con, đạt tỷ lệ 84,71%.

+ Ở phác đồ 3 sử dụng florfenicol với liều lượng 15 mg/kg thể trọng; điều trị tổng số 95 con lợn mắc bệnh, khỏi 86 con, đạt tỷ lệ 90,52%.

Tổng cộng với 3 phác đồ chúng tôi điều trị thử nghiệm 270 con lợn nghi mắc PRRS và lợn mắc viêm phổi có 242 con khỏi về triệu chứng, đạt tỷ lệ trung bình là 89,63%. Trong đó, phác đồ 1 có tỷ lệ khỏi là cao nhất (93,33%), tiếp đến là phác đồ 3 (90,52%) và thấp nhất là phác đồ 2 (84,71%).

Như vậy, cả 3 phác đồ điều trị thử nghiệm lợn nghi mắc viêm phổi và PRRS

tại tỉnh Bắc Giang đều có kết quả tốt, tỷ lệ lợn khỏi bệnh khá cao. Từ kết quả thu được qua điều trị thử nhiệm, chúng tôi đã khuyến cáo người chăn nuôi và màng lưới thú y cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chủ động sử dụng cả ba phác đồ trên để điều trị lợn nghi mắc viêm phổi và PRRS, đặc biệt là sử dụng phác đồ 1 với kháng sinh ceftiofur.

Xây dựng thành công 3 phác đồ trên đã tạo điều kiện cho người chăn nuôi, cán bộ thú y cơ sở chủ động phòng, trị bệnh viêm phổi ở lợn; quản lý chặt chẽ, xử lý hiệu quả đối với lợn nghi mắc PRRS, giảm thiểu được thiệt hại, tăng giá trị sản phẩm chăn nuôi. Giúp ngành chăn nuôi lợn của tỉnh phát triển bền vững.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. KẾT LUẬN

1.1. Lợn nuôi trên địa bàn 3 huyện Hiệp Hòa, Việt Yên và Lục Nam tỉnh Bắc Giang đều có nguy cơ bị mắc bệnh và chết do PRRS. Trong 3 huyện nghiên cứu, tỷ lệ lợn mắc và tử vong cao nhất là huyện Lục Nam.

- Lợn con có tỷ lệ mắc PRRS là cao nhất ở (13,46%), thấp nhất là lợn thịt (6,04%). Tỷ lệ tử vong do PRRS ở lợn con là 24,09% và thấp nhất là lợn nái và hậu bị 3,45%.

- Nguy cơ đàn lợn mắc PRRS ở Vụ Đông - Xuân cao gấp 2,07 lần so với vụ Hè - Thu và lợn con ≤ 2 tháng tuổi nguy cơ mắc PRRS cao gấp 1,35 - 2,23 lần so với lợn nái và lợn thịt (p  0,001).

1.2. Mẫu bệnh phẩm của lợn dương tính với PRRSV, có tỷ lệ phân lập được 3 loại vi khuẩn là khác nhau: cao nhất là S. suis (55,10%), tiếp là A. pleuropneumoniae (19,59%) và thấp nhất là P. multocida (17,14%). Đây là những vi khuẩn làm cho lợn mắc PRRS thêm trầm trọng và gây tỷ lệ tử vong cao tại các ổ dịch PRRS tại Bắc Giang.

1.3. Vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocidaS. suis phân lập được đều mang đặc tính sinh vật, hóa học đặc trưng của giống, loài như các tài liệu trong và ngoài nước đã mô tả.

- Vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập có 72,92% thuộc serotype 2; 20,83% thuộc serotype 5a và 6,25% thuộc serotype 5b; P. multocida có 73,81% thuộc serotype A và 26,19% thuộc serotype D; S. suis có 56,29% thuộc serotype 2; 17,04% thuộc serotype 9; 5,18% thuộc serotype 7; serotype 21 và 29 đều có tỷ lệ 2,22% và số chủng chưa xác định được là 17,04%.

- Vi khuẩn phân lập được đều có độc lực cao: 75,0% A. pleuropneumoniae

100% chuột (12-36 giờ) và S. suis thuộc serotype 2; 9 đều gây chết 100% chuột (12-24 giờ) sau khi tiêm.

- Các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida S. suis phân lập được đều mẫn cảm cao với ceftiofur, florfenicol, amoxicillin.

1.4. Autovaccine chế tạo từ 2 chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae, 2 chủng P. multocida và 1 chủng S. suis phân lập được có khả năng phòng bệnh viêm phổi khi tiêm cho lợn nuôi tại Bắc Giang, lợn tiêm Autovaccine cho đáp ứng miễn dịch trên 4 tháng và hiệu lực bảo hộ đạt 73,37%.

- Các phác đồ điều trị lợn nghi mắc viêm phổi và PRRS tại Bắc Giang đều có hiệu quả cao với tỷ lệ khỏi từ 84,71- 93,33%, trong đó phác đồ I sử dụng ceftiofur cho hiệu quả cao nhất có tỷ lệ khỏi bệnh là 93,33%.

2. ĐỀ NGHỊ

- Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình chế tạo và sử dụng vaccine phòng bệnh viêm phổi cho lợn do vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida

S. suis gây ra.

- Áp dụng phác đồ đã thử nghiệm điều trị lợn nghi mắc PRRS và lợn mắc viêm phổi do vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida S. suis gây ra tại các địa phương nghiên cứu.

CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Lê Văn Dương, Nguyễn Quang Tuyên, Cù Hữu Phú, Hoàng Đăng Huyến (2012), “Kết quả phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của các chủng

Actinobacillus pleuropneumoniae ở lợn dương tính với virus gây Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản tại tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, 19(3), tr. 45-50.

2. Lê Văn Dương, Nguyễn Quang Tuyên, Cù Hữu Phú, Hoàng Đăng Huyến (2012), “Kết quả phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của các chủng

Pasteurella multocida ở lợn dương tính với virus gây Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản tại tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, 19(6), tr. 52-56.

3. Lê Văn Dương, Nguyễn Quang Tuyên, Cù Hữu Phú, Hoàng Đăng Huyến, Hoàng Minh Tân (2013), “Kết quả phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của các chủng Streptococcus suis ở lợn dương tính với virus gây Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản tại tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, 20(1), tr. 36-42.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Tiêu Quang An, Nguyễn Hữu Nam (2011), “ Xác định một số vi khuẩn kế phát gây chết lợn trong vùng dịch lợn Tai xanh ở huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên năm 2010”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, 18(3), tr. 56- 64. 2. Bùi Quang Anh, Hoàng Văn Năm, Văn Đăng Kỳ, Nguyễn Văn Long,

Nguyễn Ngọc Tiến (2008), Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (Bệnh Tai xanh), Nxb Nông nghiệp - Hà Nội, tr. 7- 21.

3. Đặng Xuân Bình, Nguyễn Thị Ngân, Phan Hồng Phúc (2007), “Tình hình nhiễm Actinobacillus pleuropneumoniae và bệnh viêm phổi màng phổi ở lợn”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, 14(2), tr. 36-39.

4. Đặng Xuân Bình, Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Hà, Lê Bá Hiệp (2010), “Khảo sát sự lưu hành của vi khuẩn Pasteurella multocida ở gia súc một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, 17(2), tr. 53- 57. 5. Trần Văn Bình (2008), Bệnh quan trọng ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb

Khoa học tự nhiên và Công nghệ, tr. 56-62.

6. Nguyễn Văn Cảm, Nguyễn Tùng, Nguyễn Đăng Thọ, Tống Hữu Hiến (2011), “Điều tra sự lưu hànhHội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) trên đàn lợn một số tỉnh ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, 18(1), tr. 21-30.

7. Cục Thú y (2008), Báo cáo về chẩn đoán và nghiên cứu virus gây Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn Việt Nam từ tháng 3/2007 đến 5/2008, Hội thảo khoa học về phòng chống Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn, ngày 21 tháng 5 năm 2008, Hà Nội.

8. Chi cục Thú y tỉnh Bắc Giang (2010), Báo cáo kết quả phòng chống bệnh Tai xanh ở lợn năm 2010 trên địa bàn tỉnh, Bắc Giang.

9. Cục thống kê tỉnh Bắc Giang (2012), Thống kê chăn nuôi của tỉnh tại thời điểm ngày 01/4/2012, Bắc Giang.

10. Nguyễn Tiến Dũng (2011), “Những vấn đề thời sự về Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, 18(1), tr. 5- 11. 11. Trương Quang Hải, Nguyễn Quang Tính,Nguyễn Quang Tuyên, Cù Hữu

Phú, Lê Văn Dương (2012), “ Kết quả phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của các chủng Streptococcus suisPasteurella multocida ở lợn mắc viêm phổi tại tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, 19(7), tr. 71-76.

12. Nguyễn Thị Thu Hằng (2010), Nghiên cứu một số đặc tính sinh học và tính sinh miễn dịch của Actinobacillus pleuropneumoniae phân lập từ lợn làm cơ sở cho việc chế tạo vaccine. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Thú y Quốc gia, Hà Nội, tr. 115-116.

13. Nguyễn Bá Hiên, Nguyễn Thị Lan, Nguyễn Hữu Nam (2013), “Nghiên cứu chọn chủng virus gây Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) để sản xuất vaccine phòng bệnh tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, 20(1), tr. 5-15.

14. Trịnh Quang Hiệp, Cù Hữu Phú, Nguyễn Thu Hằng, Âu Xuân Tuấn (2004), “Xác định đặc tính sinh vật hoá học, độc lực của vi khuẩn Actinobacillus, Pasteurella Streptocococcus gây bệnh viêm phổi ở lợn”, Tạp chí khoa học-công nghệ của Bộ Nông nghiệp và PTNT (4), tr. 476-477.

15. Lê Thanh Hòa, Lê Thị Kim Xuyến, Đoàn Thị Thanh Hương, Trần Quang Vui, Phạm Công Hoạt, Nguyễn Bá Hiên (2009), “ Phân tích gen M mã hóa protein màng của vỉus gây PRRS tại Việt Nam và so sánh với các chủng của Trung Quốc, thế giới”, Tạp chí Khoa học và phát triển, 7(3), tr. 282- 290.

16. Cao Văn Hồng (2002), Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh tụ huyết trùng trâu, bò, lợn tại Đắc Lắc và một số biện pháp phòng trị, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội.

17. Lý Thị Liên Khai, Võ Thị Cẩm Giàng (2012), “Khảo sát tình hình nhiễm ghép Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản với dịch tả heo tại các tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, 19(6), tr. 29- 39.

18. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2005), Bệnh phổ biến ở lợn, Nxb Nông nghiệp, tr. 115-142;151-155.

19. Phạm Sỹ Lăng, Trương Văn Dung, Hoàng Văn Năm, Trần Duy Khánh (2006), Các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, tr. 88-97.

20. Phạm Sỹ Lăng, Đỗ Ngọc Thúy, Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Hoàng Văn Năm, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Quốc Doanh, Phạm Ngọc Đính, Văn Đăng Kỳ, Nguyễn Thị Kim Oanh, Nguyễn Hữu Hưng, Phan Văn Long, Phan Quí Minh, Đỗ Hữu Dũng, Nguyễn Tùng, Trần Đức Hạnh (2012), Bệnh truyền lây từ động vật sang người, Nxb Nông nghiệp, tr. 168-178.

21. Nguyễn Thị Mến, Trần Thị Dân, Nguyễn Thị Phương Ninh, Lê Thanh Hiền, Thái Quốc Hiếu, Nguyễn Văn Hân (2012), “Đặc điểm dịch tễ của dịch PRRS năm 2010- 2011 và một số ứng dụng an toàn sinh học tại 3 huyện của tỉnh Tiền Giang”,

Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, 19(6), tr. 24- 28.

22. Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Thị Lan (2007), Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn, Hội thảo khoa học về Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản và bệnh liên cầu gây ra ở lợn 10/2007, Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội. 23. Nguyễn Ngọc Nhiên, Khương Thị Bích Ngọc (1994), “Bệnh đường hô

hấp trong chăn nuôi lợn công nghiệp”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, (4), tr. 42- 46.

24. Khương Thị Bích Ngọc (1996), Bệnh cầu khuẩn ở một số cơ sở chăn nuôi lợn tập trung và biện pháp phòng trị, Luận án PTS khoa học Nông nghiệp, Viện Thú y Quốc gia, Hà Nội.

25. Trịnh Phú Ngọc, Lê Văn Tạo, Nguyễn Ngọc Nhiên (1999), “Một số tính chất vi khuẩn học của các chủng Streptococcus phân lập từ lợn ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, (2), tr. 47-49.

26. Trịnh Phú Ngọc (2002), Nghiên cứu một số đặc tính sinh vật và độc lực của vi khuẩn Streptococcus gây bệnh ở lợn tại một số tỉnh, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Thú y Quốc gia, Hà Nội.

27. Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Nguyễn Thu Hằng, Âu Xuân Tuấn, Nguyễn Bích Thuỷ, Vũ Ngọc Quý, Phạm Bảo Ngọc (2005), “Xác định nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp của lợn nuôi tại một số tỉnh phía Bắc”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, 12(4), tr. 23-32.

28. Cù Hữu Phú (2011), Nghiên cứu mối liên quan giữa Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn với vi khuẩn gây bệnh kế phát và xác định biện pháp phòng, trị bệnh, Báo cáo khoa học Viện Thú y Quốc gia 2011.

29. Nguyễn Vĩnh Phước, Hồ Đình Chúc, Nguyễn Văn Hanh, Đặng Thế Huynh (1979), Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia súc, Nxb Nông thôn, Hà Nội. 30. Nguyễn Vĩnh Phước, Lê Thanh Tòng, Lê Anh Phụng, Nguyễn Văn Vĩnh,

Mai Hồng Phước (1986), “Phân lập định type huyết thanh học vi khuẩn tụ huyết trùng trâu bò các tỉnh phía Nam”, Kết quả hoạt động khoa học kỹ thuật thú y 1975 - 1985, Nxb Nông nghiệp, tr. 126-128.

31. Phan Thanh Phượng, Trần Thị Hạnh, Phạm Công Hoạt (2006), Bốn bệnh đỏ của lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, tr.76-117.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA VI KHUẨN ACTINOBACILLUS PLEUROPNEUMONIAE, PASTEURELLA GÂY VIÊM PHỔI Ở LỢN (Trang 130 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)