Kết quả nghiên cứu biện pháp phòng, trị

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA VI KHUẨN ACTINOBACILLUS PLEUROPNEUMONIAE, PASTEURELLA GÂY VIÊM PHỔI Ở LỢN (Trang 108 - 109)

Trong tình hình dịch bệnh như hiện nay, để chủ động phòng chống dịch PRRS và các bệnh ghép do vi khuẩn gây ra ở lợn thì việc sử dụng vaccine nhằm tạo miễn dịch chủ động cho lợn chống lại dịch bệnh là một việc làm cần thiết và cấp bách. Thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, quan tâm công tác vệ sinh phòng bệnh và tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức phòng bệnh cho người chăn nuôi cũng như các biện pháp kiểm dịch nhằm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát, lây lan. Chuồng trại sử dụng trong chăn nuôi phải đảm bảo vệ sinh thú y, ấm áp vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè, thường xuyên quét dọn vệ sinh thu gom chất thải, định kỳ tiêu độc chuồng trại bằng một số hoá chất như vôi bột, Han-Iodine 10%, Chloramin B; chăm sóc, nuôi dưỡng tốt để nâng cao sức đề kháng cho lợn. Lợn mới mua về cần nuôi cách ly ít nhất 3 tuần. Tổ chức tuyên truyền thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng từ Trung ương đến địa phương để người dân hiểu đúng, hiểu đầy đủ về mức độ nguy hiểm của dịch PRRS, khai báo kịp thời khi lợn có biểu hiện mắc

bệnh. Thực hiện đồng bộ, kiên quyết các biện pháp phòng chống dịch như phát hiện sớm, bao vây xử lý kịp thời các ổ dịch. Nghiêm chỉnh chấp hành tiêm vaccine phòng các bệnh nguy hiểm ở lợn theo Quyết định số 63/2005/QĐ-BNN ngày 13/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.

Trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu sâu về chế tạo và thử nghiệm Autovaccine và dùng kháng sinh để phòng trị bệnh là những biện pháp chính.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA VI KHUẨN ACTINOBACILLUS PLEUROPNEUMONIAE, PASTEURELLA GÂY VIÊM PHỔI Ở LỢN (Trang 108 - 109)