3.3.1. Hiểu biết chung
3.3.1.1. Hiểu biết của các bà mẹ về các biện pháp tránh thai
Bảng 3.16. Phân phối theo hiểu biết của các bà mẹ về các biện pháp tránh thai
Các biện pháp tránh thai Số bà mẹ Tỷ lệ %
Cho bú vô kinh 172 68,80
Dựa theo vòng kinh (Ogino Knauss) 88 35,20
Thuốc Tiêm 99 39,60 Cấy 77 30,80 Uống 176 70,40 Dụng cụ tử cung 205 82,00 Đình sản (bản thân) 152 60,80 Đình sản (chồng) 147 58,80
Xuất tinh ngoài âm đạo 233 93,20
Bao cao su 232 92,80
Tỷ lệ các bà mẹ hiểu biết về xuất tinh ngoài âm đạo, bao cao su chiếm tỷ lệ cao 93,20% và 92,8%, tiếp đến DCTC (82%).
3.3.1.2. Nguồn thông tin để các bà mẹ hiểu biết về các biện pháp tránh thai
Bảng 3.17. Phân phối theo các nguồn thông tin để các bà mẹ hiểu biết về các biện pháp tránh thai
Nguồn thông tin Số bà mẹ Tỷ lệ %
Cán bộ Y tế 211 84,40 Cán bộ dân số 161 64,40 CB Hội phụ nữ 87 34,80 Truyền hình 156 62,40 Truyền thanh 65 26,00 Sách báo 32 12,80 Câu lạc bộ 43 17,20 Phương tiện khác 44 17,60
Các bà mẹ hiểu biết về biện pháp tránh thai (BPTT) qua kênh cán bộ y tế chiếm tỷ lệ cao nhất 84,40%.
3.3.2. Tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai 6 tháng đầu sau sinh của các bà mẹ các bà mẹ
3.3.2.1. Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai trong 6 tháng đầu sau sinh
82,4% 17,6%
Có BPTT ( n=206) Không BPTT (n=44)
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ các bà mẹ có áp dụng BPTT sau sinh
206 bà mẹ có áp dụng biện pháp tránh thai sau sinh chiếm 82,40% cao hơn tỷ lệ các bà mẹ không có áp dụng các biện pháp tránh thai nào với p<0,01.
3.3.2.2. Các BPTT được các bà mẹ sử dụng trong 6 tháng đầu sau sinh
Bảng 3.18. Các BPTT được các bà mẹ sử dụng trong 6 tháng đầu sau sinh
Các biện pháp tránh thai Số bà mẹ (n=206) Tỷ lệ %
Cho bú vô kinh 144 69,90
Dựa theo vòng kinh (Ogino-Knauss) 1 0,50
Thuốc
Tiêm 6 2,90
Cấy 0 0,00
Uống 25 12,10
Dụng cụ tử cung 31 15,00
Xuất tinh ngoài âm đạo 63 30,60
Trong 6 tháng đầu sau sinh, các bà mẹ áp dụng BPTT cho bú vô kinh chiếm tỷ lệ cao nhất 69,90%, bao cao su chiếm 39,80% và xuất tinh ngoài âm đạo 30,60%.
3.3.2.3. Lý do không sử dụng BPTT cho bú vô kinh trong 6 tháng đầu sau sinh
Bảng 3.19. Lý do không sử dụng BPTT cho bú vô kinh trong 6 tháng đầu sau sinh
Lý do Số bà mẹ (n=106) Tỷ lệ %
Muốn có thêm con 18 17,00
Không thể cho bú hoàn toàn 6 5,60
Không biết 69 65,10
Không ý kiến 13 12,30
Tổng cộng 106 100,00
Có 69 bà mẹ không biết biện pháp cho bú vô kinh chiếm tỷ lệ 65,10%, không thể cho bú hoàn toàn chiếm tỷ lệ thấp 5,60%.
3.3.2.4. Thời gian thực hiện BPTT cho bú vô kinh sau sinh
Bảng 3.20. Thời gian thực hiện BPTT cho bú vô kinh sau sinh của các bà mẹ
Thời gian Số bà mẹ (n=144) Tỷ lệ % P ≤ 4 tháng 117 81,25 <0,01 4 - 6 tháng 27 18,75 Tổng cộng 144 100,00
Thời gian các bà mẹ thực hiện BPTT cho bú vô kinh ở 4 tháng đầu sau sinh chiếm tỷ lệ cao nhất 81,25%.
3.3.3. Tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai sau sinh của các bà mẹ có
con trên 6 tháng tuổi
3.3.3.1. Tỷ lệ các bà mẹ có con trên 6 tháng sử dụng biện pháp tránh thai
82,11% 17,89%
Có (n=156) Không (n=34)
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ các bà mẹ có con > 6 tháng sử dụng biện pháp tránh thai
Trong 190 bà mẹ có con > 6 tháng tuổi thì có 156 bà mẹ sử dụng biện pháp tránh thai chiếm tỷ lệ 82,11%.
3.3.3.2. Các biện pháp tránh thai được các bà mẹ có con trên 6 tháng sử dụng
Bảng 3.21. Phân phối theo các biện pháp tránh thai được các bà mẹ có con trên 6 tháng sử dụng
Các biện pháp tránh thai Số bà mẹ (n=156) Tỷ lệ %
Dựa theo vòng kinh (Ogino-Knauss) 4 2,56
Thuốc Tiêm 0 0,00 Cấy 0 0 Uống 34 13,60 Dụng cụ tử cung 107 42,80 Đình sản (bản thân) 05 2,00 Đình sản (chồng) 02 0,80
Xuất tinh ngoài âm đạo 47 18,80
Bao cao su 75 30,00
Các bà mẹ có con trên 6 tháng chủ yếu sử dụng BPTT là dụng cụ tử cung chiếm 42,80% và bao cao su chiếm 30%.
3.3.3.3. Lý do không sử dụng biện pháp tránh thai
Bảng 3.22. Lý do không sử dụng các biện pháp tránh thai
Lý do Số bà mẹ (n = 34) Tỷ lệ %
Không biết 4 11,76
Muốn có thêm con 21 61,76
Có tác dụng phụ 3 8,82
Tổng cộng 34 100,00
Trong 34 bà mẹ không sử dụng biện pháp tránh thai có 21 bà mẹ “muốn
có con thêm” chiếm tỷ lệ cao nhất 61,76%
Chƣơng 4
BÀN LUẬN
Qua phỏng vấn điều tra 250 bà mẹ về tìm hiểu phong tục tập quán và tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai sau sinh của các bà mẹ tại Phường Vỹ Dạ, thành phố Huế chúng tôi rút ra một số nhận xét và bàn luận như sau:
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 4.1.1. Tuổi
Độ tuổi trung bình của các bà mẹ là 30,13 ± 5,59 tuổi, tuổi cao nhất 44 tuổi, tuổi thấp nhất 18. Đa số các bà mẹ được điều tra, phỏng vấn đều ở nhóm 25-34 tuổi chiếm tỷ lệ 62,4%. Trong đó nhóm 25-29 tuổi chiếm 39,20% và nhóm 30-34 tuổi chiếm 23,20%.. Đây là độ tuổi tương đối chín chắn, có thể hiểu biết về sức khoẻ sinh sản cũng như các biện pháp tránh thai.
4.1.2. Nghề nghiệp và trình độ học vấn
Theo bảng 3.2, cho thấy phần lớn các bà mẹ là buôn bán và nội trợ chiếm 66,4%. Trong đó buôn bán chiếm 34%, điều này phản ảnh đúng thực tế với điều kiện kinh tế xã hội phường Vỹ Dạ Huế là một phường gần trung tâm thành phố Huế nên thuận tiện cho việc buôn bán để kiếm sống. Cán bộ công nhân viên là thành phần có điều kiện để tiếp thu những kiến thức sức khỏe sinh sản (SKSS) cũng như biện pháp tránh thai (BPTT) nhưng chỉ chiếm 19,20% .
Về trình độ học vấn có 179 bà mẹ có trình độ tiểu học đến THPT chiếm 71,6%. Điều này cũng khá thuận lợi trong việc tiếp thu kiến thức về SKSS và BPTT. Tuy nhiên cũng còn 14,80% bà mẹ mù chữ là những đối tượng không
thuận lợi khi tiếp cận thông tin về SKSS và BPTT. Có 34 bà mẹ có trình độ CĐ-ĐH trở lên chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn 13,6%. Số liệu này cũng phù hợp với tỷ lệ CBCNV của Phường Vỹ Dạ Huế.
4.1.3. Tình trạng hôn nhân và số con hiện có của bà mẹ
Qua bảng 3.4 cho thấy trong 250 bà mẹ điều tra có 241 phụ nữ có chồng chiếm tỷ lệ 96%. Đây là tỷ lệ cao, cần phải có sự nhất trí giữa vợ chồng để BPTT có hiệu quả.
Qua biểu đồ 3.2 cho thấy tỷ lệ các bà mẹ ≤ 2 con chiếm tỷ lệ khá cao 78,4%, điều này cho thấy các bà mẹ đã tiếp thu, áp dụng tốt của chương trình Kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ).
Qua bảng 3.5 cho thấy số bà mẹ có con tuổi ≤ 6 tháng chiếm tỷ lệ 24%, và trên 6 tháng chiếm 76%. Mục đích phân chia như vậy là vì chúng tôi muốn khảo sát chính xác hơn tỷ lệ các bà mẹ sử dụng các biện pháp tránh thai
4.2. TÌM HIỂU PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA CÁC BÀ MẸ SAU SINH 4.2.1. Thời gian bà mẹ bắt đầu cho trẻ bú sữa mẹ 4.2.1. Thời gian bà mẹ bắt đầu cho trẻ bú sữa mẹ
Nên cho trẻ bú sớm tốt nhất là khi bà mẹ còn nằm trên bàn đẻ, ngay sau khi sinh trong vòng nửa giờ đầu. Bú càng sớm càng tốt. Vì sữa mẹ tiết ra theo phản xạ, khi trẻ bú sẽ kích thích tuyến yên tiết ra prolactin và oxytoxin, có tác dụng kích thích bài tiết sữa sớm.[ 21 ] Tuy nhiên, con một số tập quán sau khi sinh bà mẹ thường chỉ cho con bú khi căng sữa, người ta thường quen gọi là
“xuống sữa”. Có nhiều nhà hộ sinh còn tách con khỏi mẹ, cho trẻ uống nước
đường hoặc sữa bò. Như vậy không đúng vì không đảm bảo tôn trọng cơ chế tiết sữa. Không có sớm phản xạ mút vú của trẻ, càng làm sữa xuống chậm thậm chí có thể dễ bị mất sữa [21]. Qua bảng 3.6 tỷ lệ các bà mẹ Phường Vỹ Dạ bắt đầu cho trẻ bú theo thời gian từ ≤ 30 phút chiếm 34,80%, từ 30 phút đến 2 giờ chiếm 30,4% tuy tỷ lệ này chưa cao, nhưng có thể chấp nhận được, phù hợp với một
số nghiên cứu khác [], []. Mặc dù vậy tỷ lệ các bà mẹ cho con bú sau 9 giờ còn chiếm 2,8% trong nghiên cứu của chúng tôi gặp ở các bà mẹ sau mổ lấy thai. Điều này phù hợp với điều kiện , hoàn cảnh thực tế của bệnh viện hiện nay. Việc cho trẻ bú sớm không những góp phần duy trì ngưồn sữa mẹ, mà còn giúp co hồi tử cung tốt hơn, tránh mất máu sau đẻ nhất là trong trường hợp sau mổ đẻ vì tử cung thường co hồi chậm. Vì vậy cần có biện pháp khắc phục để thực hiện cho trẻ bú sớm, tận dụng được nguồn sữa me.
4.2.2. Thời gian các bà mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm và cai sữa
Theo khuyến cáo phải cho trẻ bú hoàn toàn từ 4 đến 6 tháng đầu sau sinh. Khi trẻ bắt đầu 6 tháng tuổi, ngoài bú mẹ thường cần phải cho trẻ ăn bổ sung (ăn sam, ăn dặm) vì thời gian này sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng cho cơ thể trẻ ngày càng lớn lên. Do vậy, ăn bổ sung là biện pháp hỗ trợ để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ phát triển tốt chứ không phải thay thế hoàn toàn sữa mẹ. Vì vậy, các bà mẹ có thể cho trẻ bắt đầu tập ăn dặm là từ 4-6 tháng tuổi. vì ở giai đoạn này chỉ bú sữa mẹ không đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển của trẻ. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.7), tỷ lệ bắt đầu cho ăn dặm ở độ tuổi từ trên 4-6 và 6 tháng chiếm 62,0%. Tuy nhiên tỷ lệ cho trẻ bắt đầu ăn dặm trong nghiên cứu ở độ tuổi dưới 4 tháng còn khá cao chiếm 38%. Cho thấy trình độ nhận thức chưa cao, cũng như hoàn cảnh của các bà mẹ còn nhiều khó khăn.
Quan niệm trước đây cho rằng cai sữa muộn làm cho trẻ lười ăn. Cho nên một số bà mẹ cho trẻ cai sữa sớm, đều này không đúng vì thức ăn tốt nhất cho trẻ nhỏ là sữa mẹ. Từ tháng thứ 4, 5 trẻ cần được ăn bổ sung và dần tiến đến cai sữa trong thời gian từ 18-24 tháng, ít nhất cũng chỉ nên cai sữa cho trẻ khi trẻ sau 12 tháng tuổi. Biếng ăn ở lứa tuổi này liên quan đến cách nuôi dưỡng. Qua bảng 3.8 cho thấy tỷ lệ các bà mẹ phường Vỹ Dạ cho trẻ cai sữa từ > 12 tháng chiếm 84,40% là khá phù hợp. Tuy nhiên vẫn còn 15,60% các trường hợp cai
sữa cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Đặt ra vấn đề cần quan tâm hơn nữa tuyên truyền vận động, hướng đẫn kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ.
4.2.3. Loại thức ăn dặm cho trẻ
Theo quan niệm và phong tục trước kia cho con ăn cơm sớm thì trẻ sẽ mau cứng cáp, chính vì vậy nhiều phụ nữ hiện nay vẫn cho con ăn cơm sớm. Đó là quan niệm sai lầm, không có cơ sở khoa học, mà ngược lại còn ảnh hưởng tới tiêu hóa, sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Thức ăn dặm của trẻ được tuần tự từ các thức ăn lỏng như sữa, chuyển sang bột loãng, bột đặc rồi cháo và cơm. Qua bảng 3.9 cho thấy loại thức ăn chủ yếu các bà mẹ cho trẻ ăn dặm là bột chiếm 46,4%, cháo chiếm 44,0%, sữa bột 7,2%.
Theo tập quán, hiện nay một số bà mẹ ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn cho trẻ ăn cơm nhai, cơm mem rất mất vệ sinh thậm chí còn là nguồn lây lan bệnh truyền nhiễm cho trẻ. Nhưng ở đây các tỷ lệ các bà mẹ phường Vỹ Dạ cho trẻ ăn cơm mem còn chiếm 2,4%. Điều này phản ánh rằng phường Vỹ Dạ tuy gần trung tâm thành phố văn hóa Huế, luôn được tiếp cận những thông tin tuyên truyền về SKSS nhưng tập tục “ăn cơm mem”vẫn còn tồn tại. so sanh tham khảo
[]
4.2.4. Loại thức ăn kiêng, thói quen ăn uống và kinh nghiệm của các bà mẹ về một số thức ăn, số thuốc dân gian lợi sữa về một số thức ăn, số thuốc dân gian lợi sữa
Mẹ nên ăn uống nhiều loại thức ăn cho đủ chất, ngoài 3 bữa ăn chính nên ăn thêm 2 đến 3 bữa phụ. Không nên kiêng thái quá. Sữa mẹ sẽ được tạo ra nhiều và chất lượng sữa tốt nếu mẹ được ăn tốt và đủ chất. Mẹ nên uống nhiều nước để có đủ nước cho việc tạo ra sữa và nhu cầu của cơ thể. Bảng 3.10 cho thấy trong 250 bà mẹ sau sinh có 161 người có chế độ ăn kiêng. Trong đó đa số bà mẹ kiêng “canh chua” chiếm tỷ lệ 32,0% là phù hợp với các nghiên cứu trước đây [], []. Đồng thời các bà mẹ cũng có thói quen ăn mặn với 52 người chiếm 20,8%.
Qua bảng 3.11 cho thấy kinh nghiệm một số bà mẹ về một số thức ăn dân gian lợi sữa trong đó móng heo có 163 bà mẹ chiếm 65,20%, chân giò heo chiếm 33,20%, quả vả 32,40% là thức ăn lợi sữa. Đây là một tập quán thuộc
“nhóm có lợi” phù hợp tiêu chí dinh dưỡng y học hiện đại. Các bà mẹ tin rằng có
một vài loại thức ăn, nước uống nào đó như cháo chân giò gạo nếp có thể tăng tiết sữa thì vẫn nên sử dụng vì niềm tin của bà mẹ đã thúc đẩy sự xuống sữa nhanh.
Qua bảng 3.12 một số cây thuốc Nam cũng được các bà mẹ biết đến với tỷ lệ khiêm tốn: Ý dĩ (15,6%), thông thảo (15,20%), cỏ sữa (14,40%), mộc thông chiếm tỷ lệ thấp (5,6%). Điều này cũng có thể lý giải rằng, phường Vỹ Dạ không phải là nơi trồng nhiều cây thuốc Nam.
4.2.5. Vệ sinh cá nhân sau khi sinh
Sau khi sinh, bà mẹ cần được nghỉ ngơi và chăm sóc đặc biệt để phục hồi sức khỏe Vệ sinh cũng rất quan trọng, sinh xong một hai ngày nếu thấy người khỏe mạnh, bà mẹ nên tắm ngay bằng nước nóng cho sạch sẽ, thoải mái, dễ chịu. Trước đây, người ta thường kiêng không tắm, gội trong 1 tháng sau đẻ, hiện vẫn còng tồn tại ở một số địa phương [21]. Qua biểu đồ 3.4 cho thấy chỉ có 63,6% các bà mẹ được tắm lần đầu trong tuần đầu sau sinh. Không tắm chiếm 36,4%, điều đó không đảm bảo vệ sinh. Đây là một tập quán xấu còn tồn tại, tập quán này tập trung chủ yếu vào đối tượng là các bà mẹ sống ở vùng vạn đò.
Phương thức tắm trong 6 tuần đầu sau sinh như bảng 3.14 cho thấy tắm nước nóng chiểm tỷ lệ cao nhất 71,60%, xông và lau khô chiếm 26,8%. Không còn có trường hợp tắm ở ao, hồ và sông, ngòi. Điều này cũng không chắc hẳn do nhận thức về bảo vệ cơ thể tốt, điều kiện kinh tế tốt, mà có lẽ do tập quán từ bao đời truyền lại. Phường Vỹ Dạ lại nằm ngay trung tâm mảnh đất kinh đô Huế.
Nằm lửa, nằm than là một tập tục còn sót lại ở một số gia đình thời xưa là nhà tranh vách đất, mùa đông lạnh lẽo, phụ nữ sinh đẻ vì kiêng khem đủ thứ nên yếu sức, dễ lạnh cần sưởi ấm. Qua bảng 3.15 cho thấy các bà mẹ có nằm than vẫn còn chiếm tỷ lệ khá lớn (77,60%). Tập quán nằm lửa vẫn đang còn được tranh cãi xếp vào loại tập quán có lợi hay có hại [], []. Theo quan điểm của Y học cổ truyền thì sau khi sinh âm dương bị mất cân bằng, đặc biệt là phần dương bị mất nhiều hơn, nên người phụ nữ cần phải được nằm than nhiều để ôn hòa khí huyết: “ Thai tiền nghi lương, sản hậu nghi ôn” do đó nố là một tập quán có lợi