Loại thức ăn kiêng, thói quen ăn uống và kinh nghiệm của các bà mẹ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phong tục tập quán và tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai sau sinh của các bà mẹ tại phường vỹ dạ, thành phố huế (Trang 39 - 43)

về một số thức ăn, số thuốc dân gian lợi sữa

Mẹ nên ăn uống nhiều loại thức ăn cho đủ chất, ngoài 3 bữa ăn chính nên ăn thêm 2 đến 3 bữa phụ. Không nên kiêng thái quá. Sữa mẹ sẽ được tạo ra nhiều và chất lượng sữa tốt nếu mẹ được ăn tốt và đủ chất. Mẹ nên uống nhiều nước để có đủ nước cho việc tạo ra sữa và nhu cầu của cơ thể. Bảng 3.10 cho thấy trong 250 bà mẹ sau sinh có 161 người có chế độ ăn kiêng. Trong đó đa số bà mẹ kiêng “canh chua” chiếm tỷ lệ 32,0% là phù hợp với các nghiên cứu trước đây [], []. Đồng thời các bà mẹ cũng có thói quen ăn mặn với 52 người chiếm 20,8%.

Qua bảng 3.11 cho thấy kinh nghiệm một số bà mẹ về một số thức ăn dân gian lợi sữa trong đó móng heo có 163 bà mẹ chiếm 65,20%, chân giò heo chiếm 33,20%, quả vả 32,40% là thức ăn lợi sữa. Đây là một tập quán thuộc

nhóm có lợi” phù hợp tiêu chí dinh dưỡng y học hiện đại. Các bà mẹ tin rằng có

một vài loại thức ăn, nước uống nào đó như cháo chân giò gạo nếp có thể tăng tiết sữa thì vẫn nên sử dụng vì niềm tin của bà mẹ đã thúc đẩy sự xuống sữa nhanh.

Qua bảng 3.12 một số cây thuốc Nam cũng được các bà mẹ biết đến với tỷ lệ khiêm tốn: Ý dĩ (15,6%), thông thảo (15,20%), cỏ sữa (14,40%), mộc thông chiếm tỷ lệ thấp (5,6%). Điều này cũng có thể lý giải rằng, phường Vỹ Dạ không phải là nơi trồng nhiều cây thuốc Nam.

4.2.5. Vệ sinh cá nhân sau khi sinh

Sau khi sinh, bà mẹ cần được nghỉ ngơi và chăm sóc đặc biệt để phục hồi sức khỏe Vệ sinh cũng rất quan trọng, sinh xong một hai ngày nếu thấy người khỏe mạnh, bà mẹ nên tắm ngay bằng nước nóng cho sạch sẽ, thoải mái, dễ chịu. Trước đây, người ta thường kiêng không tắm, gội trong 1 tháng sau đẻ, hiện vẫn còng tồn tại ở một số địa phương [21]. Qua biểu đồ 3.4 cho thấy chỉ có 63,6% các bà mẹ được tắm lần đầu trong tuần đầu sau sinh. Không tắm chiếm 36,4%, điều đó không đảm bảo vệ sinh. Đây là một tập quán xấu còn tồn tại, tập quán này tập trung chủ yếu vào đối tượng là các bà mẹ sống ở vùng vạn đò.

Phương thức tắm trong 6 tuần đầu sau sinh như bảng 3.14 cho thấy tắm nước nóng chiểm tỷ lệ cao nhất 71,60%, xông và lau khô chiếm 26,8%. Không còn có trường hợp tắm ở ao, hồ và sông, ngòi. Điều này cũng không chắc hẳn do nhận thức về bảo vệ cơ thể tốt, điều kiện kinh tế tốt, mà có lẽ do tập quán từ bao đời truyền lại. Phường Vỹ Dạ lại nằm ngay trung tâm mảnh đất kinh đô Huế.

Nằm lửa, nằm than là một tập tục còn sót lại ở một số gia đình thời xưa là nhà tranh vách đất, mùa đông lạnh lẽo, phụ nữ sinh đẻ vì kiêng khem đủ thứ nên yếu sức, dễ lạnh cần sưởi ấm. Qua bảng 3.15 cho thấy các bà mẹ có nằm than vẫn còn chiếm tỷ lệ khá lớn (77,60%). Tập quán nằm lửa vẫn đang còn được tranh cãi xếp vào loại tập quán có lợi hay có hại [], []. Theo quan điểm của Y học cổ truyền thì sau khi sinh âm dương bị mất cân bằng, đặc biệt là phần dương bị mất nhiều hơn, nên người phụ nữ cần phải được nằm than nhiều để ôn hòa khí huyết: “ Thai tiền nghi lương, sản hậu nghi ôn” do đó nố là một tập quán có lợi

[]. Theo một quan điểm về Y học hiện đại, các bà nằm than bị ảnh hưởng trên hệ hô hấp, hít vào phổi nhiều khí CO2, than lại được đốt từ các loại cây khác nhau, khói than có thể làm cho các bà mẹ bị dị ứng, hít phải khói độc. Chưa kể đến các bà mẹ bị bệnh hô hấp mãn và cấp tính…[], [].

Thời gian nằm than sau sinh ở các bà mẹ có nằm than (77,6% các trường hợp) trong thời kỳ hậu sản (≤ 6 tuần sau sinh) chiếm 52,06% và trên 6 tuần – 100 ngày chiếm 47,94% , không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

4.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI SAU SINH 4.3.1. Hiểu biết chung 4.3.1. Hiểu biết chung

Bảng 3.16 cho thấy hiểu biết của các bà mẹ phường Vỹ Dạ về các BPTT tương đối tốt, trong đó tỷ lệ hiểu biết về phương pháp xuất tinh ngoài âm đạo chiếm tỷ lệ cao 93,20%, tiếp đến BPTT bằng bao cao su chiếm tỷ lệ 92,80%. kết quả này có phần caơ so với kết quả Nguyễn Bá Nhất (82%), cho bú vô kinh chiếm 68%. Hiểu biết về thuốc cấy tránh thai (35,20%) và phương pháp vòng kinh (Ogino-Knauss) có tỷ lệ thấp (30,8%). Điều này cũng có thể giải thích rằng, phường Vỹ Dạ là một phường gần trung tâm thành phố Huế, đồng thời địa bàn này được trường Cao Đẳng Y khoa Huế chọn làm cơ sở để cho sinh viên được thực tập nghiên cứu cộng đồng trong nhiều năm qua. Nên nhận thức về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân nói chung và kiến thức BPTT nõi riêng được nâng cao rõ rệt.

Qua bảng 3.17, cho thấy nguồn thông tin để các bà mẹ hiểu biết về các BPTT từ cán bộ tế chiếm tỷ lệ cao nhất 84,40, tiếp đến cán bộ dân số (64,40%) , điều này cho thấy vai trò cơ sở y tế phường đã làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục về SKSS cho cộng đồng.

4.3.2. Tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai 6 tháng đầu sau sinh của các bà mẹ các bà mẹ

Qua biểu đồ 3.7. cho thấy có 206 bà mẹ áp dụng BPTT sau sinh chiếm 82,40%. Và 44 bà mẹ không sử dụng BPTT (17,6%). Kết quả này lớn hơn so với báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện DS-KHHGĐ của Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009 (69,5%). Điều này phản ánh các bà mẹ ở phường Vỹ Dạ đã được tuyên truyền và chấp nhập thực hiện với tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai sau sinh cao chiếm 82,4%.

Trong 206 bà mẹ sử dụng BPTT sau sinh có 144 bà mẹ áp dụng biện pháp cho bú vô kinh tỷ lệ 69,9%, thấp hơn kết quả của Trần Văn Hùng, Nguyễn Ngọc Hải năm 2007 thực hiện cho bú vô kinh với tỷ lệ 81,67% [27]. Áp dụng BPTT bằng bao cao su có tỷ lệ 39,8% kết quả tương đương với Hoàng Thế Cường (1995) khi thống kê BPTT tại Hải Phòng (30,07%) [18], với BPTT bằng DCTC (15%), thấp hơn kết quả Trần Văn Hùng, Nguyễn Ngọc Hải (2007) là 45%. Với BPTT bằng bao cao su có tỷ lệ 39,80% cao hơn Trần Văn Hùng, Nguyễn Ngọc Hải (26,66%) [27].

Bảng 3.19 cho thấy trong 206 bà mẹ có sử dụng các BPPT thì tỷ lệ các bà mẹ áp dụng BPTT cho bú vô kinh chiếm 69,9%. Số không sử dụng BPTT cho bú vô kinh chiếm 30,1% thì lý do muốn có thêm con chiếm 17%, không thể cho trẻ bú hoàn toàn chiếm 5,6%, cao nhất là tỷ lệ các bà mẹ không biết tới biện pháp tránh thai này là 65,1%. Như vậy việc tuyên truyền biện pháp tránh thai cho bú vô kinh tại phường Vỹ Dạ còn hạn chế. Tỷ lệ này tương tự như nghiên cứu của …..[].

Bảng 3.20 cho thấy thời gian thực hiện BPTT cho bú vô kinh ở trẻ ≤ 4 tháng sau sinh chiếm tỷ lệ khá cao là 81,25%. Phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của các bà mẹ, vì đa số các trường hợp các bà mẹ có con trên 4 tháng đã phải đi làm, buôn bán .. trở lại. Chính vì vậy thời gian gần gũi để cho con bú hoàn toàn sẽ giảm. Mặt khác, khi bé được 4 tháng tuổi, một số bé có nhu cầu dinh dưỡng cao sữa mẹ không còn đủ cho nhu cầu của bé mà cần phải cho ăn thêm bổ sung, vì vậy bé không còn được bú mẹ hoàn toàn nữa. Do đó không thể áp dụng biện pháp tránh thai cho bú vô kinh. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của ….. [].

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phong tục tập quán và tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai sau sinh của các bà mẹ tại phường vỹ dạ, thành phố huế (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)