TÌM HIỂU PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA CÁC BÀ MẸ SAU SINH

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phong tục tập quán và tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai sau sinh của các bà mẹ tại phường vỹ dạ, thành phố huế (Trang 37 - 51)

4.2.1. Thời gian bà mẹ bắt đầu cho trẻ bú sữa mẹ

Nên cho trẻ bú sớm tốt nhất là khi bà mẹ còn nằm trên bàn đẻ, ngay sau khi sinh trong vòng nửa giờ đầu. Bú càng sớm càng tốt. Vì sữa mẹ tiết ra theo phản xạ, khi trẻ bú sẽ kích thích tuyến yên tiết ra prolactin và oxytoxin, có tác dụng kích thích bài tiết sữa sớm.[ 21 ] Tuy nhiên, con một số tập quán sau khi sinh bà mẹ thường chỉ cho con bú khi căng sữa, người ta thường quen gọi là

xuống sữa”. Có nhiều nhà hộ sinh còn tách con khỏi mẹ, cho trẻ uống nước

đường hoặc sữa bò. Như vậy không đúng vì không đảm bảo tôn trọng cơ chế tiết sữa. Không có sớm phản xạ mút vú của trẻ, càng làm sữa xuống chậm thậm chí có thể dễ bị mất sữa [21]. Qua bảng 3.6 tỷ lệ các bà mẹ Phường Vỹ Dạ bắt đầu cho trẻ bú theo thời gian từ ≤ 30 phút chiếm 34,80%, từ 30 phút đến 2 giờ chiếm 30,4% tuy tỷ lệ này chưa cao, nhưng có thể chấp nhận được, phù hợp với một

số nghiên cứu khác [], []. Mặc dù vậy tỷ lệ các bà mẹ cho con bú sau 9 giờ còn chiếm 2,8% trong nghiên cứu của chúng tôi gặp ở các bà mẹ sau mổ lấy thai. Điều này phù hợp với điều kiện , hoàn cảnh thực tế của bệnh viện hiện nay. Việc cho trẻ bú sớm không những góp phần duy trì ngưồn sữa mẹ, mà còn giúp co hồi tử cung tốt hơn, tránh mất máu sau đẻ nhất là trong trường hợp sau mổ đẻ vì tử cung thường co hồi chậm. Vì vậy cần có biện pháp khắc phục để thực hiện cho trẻ bú sớm, tận dụng được nguồn sữa me.

4.2.2. Thời gian các bà mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm và cai sữa

Theo khuyến cáo phải cho trẻ bú hoàn toàn từ 4 đến 6 tháng đầu sau sinh. Khi trẻ bắt đầu 6 tháng tuổi, ngoài bú mẹ thường cần phải cho trẻ ăn bổ sung (ăn sam, ăn dặm) vì thời gian này sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng cho cơ thể trẻ ngày càng lớn lên. Do vậy, ăn bổ sung là biện pháp hỗ trợ để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ phát triển tốt chứ không phải thay thế hoàn toàn sữa mẹ. Vì vậy, các bà mẹ có thể cho trẻ bắt đầu tập ăn dặm là từ 4-6 tháng tuổi. vì ở giai đoạn này chỉ bú sữa mẹ không đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển của trẻ. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.7), tỷ lệ bắt đầu cho ăn dặm ở độ tuổi từ trên 4-6 và 6 tháng chiếm 62,0%. Tuy nhiên tỷ lệ cho trẻ bắt đầu ăn dặm trong nghiên cứu ở độ tuổi dưới 4 tháng còn khá cao chiếm 38%. Cho thấy trình độ nhận thức chưa cao, cũng như hoàn cảnh của các bà mẹ còn nhiều khó khăn.

Quan niệm trước đây cho rằng cai sữa muộn làm cho trẻ lười ăn. Cho nên một số bà mẹ cho trẻ cai sữa sớm, đều này không đúng vì thức ăn tốt nhất cho trẻ nhỏ là sữa mẹ. Từ tháng thứ 4, 5 trẻ cần được ăn bổ sung và dần tiến đến cai sữa trong thời gian từ 18-24 tháng, ít nhất cũng chỉ nên cai sữa cho trẻ khi trẻ sau 12 tháng tuổi. Biếng ăn ở lứa tuổi này liên quan đến cách nuôi dưỡng. Qua bảng 3.8 cho thấy tỷ lệ các bà mẹ phường Vỹ Dạ cho trẻ cai sữa từ > 12 tháng chiếm 84,40% là khá phù hợp. Tuy nhiên vẫn còn 15,60% các trường hợp cai

sữa cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Đặt ra vấn đề cần quan tâm hơn nữa tuyên truyền vận động, hướng đẫn kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ.

4.2.3. Loại thức ăn dặm cho trẻ

Theo quan niệm và phong tục trước kia cho con ăn cơm sớm thì trẻ sẽ mau cứng cáp, chính vì vậy nhiều phụ nữ hiện nay vẫn cho con ăn cơm sớm. Đó là quan niệm sai lầm, không có cơ sở khoa học, mà ngược lại còn ảnh hưởng tới tiêu hóa, sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Thức ăn dặm của trẻ được tuần tự từ các thức ăn lỏng như sữa, chuyển sang bột loãng, bột đặc rồi cháo và cơm. Qua bảng 3.9 cho thấy loại thức ăn chủ yếu các bà mẹ cho trẻ ăn dặm là bột chiếm 46,4%, cháo chiếm 44,0%, sữa bột 7,2%.

Theo tập quán, hiện nay một số bà mẹ ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn cho trẻ ăn cơm nhai, cơm mem rất mất vệ sinh thậm chí còn là nguồn lây lan bệnh truyền nhiễm cho trẻ. Nhưng ở đây các tỷ lệ các bà mẹ phường Vỹ Dạ cho trẻ ăn cơm mem còn chiếm 2,4%. Điều này phản ánh rằng phường Vỹ Dạ tuy gần trung tâm thành phố văn hóa Huế, luôn được tiếp cận những thông tin tuyên truyền về SKSS nhưng tập tục “ăn cơm mem”vẫn còn tồn tại. so sanh tham khảo

[]

4.2.4. Loại thức ăn kiêng, thói quen ăn uống và kinh nghiệm của các bà mẹ về một số thức ăn, số thuốc dân gian lợi sữa về một số thức ăn, số thuốc dân gian lợi sữa

Mẹ nên ăn uống nhiều loại thức ăn cho đủ chất, ngoài 3 bữa ăn chính nên ăn thêm 2 đến 3 bữa phụ. Không nên kiêng thái quá. Sữa mẹ sẽ được tạo ra nhiều và chất lượng sữa tốt nếu mẹ được ăn tốt và đủ chất. Mẹ nên uống nhiều nước để có đủ nước cho việc tạo ra sữa và nhu cầu của cơ thể. Bảng 3.10 cho thấy trong 250 bà mẹ sau sinh có 161 người có chế độ ăn kiêng. Trong đó đa số bà mẹ kiêng “canh chua” chiếm tỷ lệ 32,0% là phù hợp với các nghiên cứu trước đây [], []. Đồng thời các bà mẹ cũng có thói quen ăn mặn với 52 người chiếm 20,8%.

Qua bảng 3.11 cho thấy kinh nghiệm một số bà mẹ về một số thức ăn dân gian lợi sữa trong đó móng heo có 163 bà mẹ chiếm 65,20%, chân giò heo chiếm 33,20%, quả vả 32,40% là thức ăn lợi sữa. Đây là một tập quán thuộc

nhóm có lợi” phù hợp tiêu chí dinh dưỡng y học hiện đại. Các bà mẹ tin rằng có

một vài loại thức ăn, nước uống nào đó như cháo chân giò gạo nếp có thể tăng tiết sữa thì vẫn nên sử dụng vì niềm tin của bà mẹ đã thúc đẩy sự xuống sữa nhanh.

Qua bảng 3.12 một số cây thuốc Nam cũng được các bà mẹ biết đến với tỷ lệ khiêm tốn: Ý dĩ (15,6%), thông thảo (15,20%), cỏ sữa (14,40%), mộc thông chiếm tỷ lệ thấp (5,6%). Điều này cũng có thể lý giải rằng, phường Vỹ Dạ không phải là nơi trồng nhiều cây thuốc Nam.

4.2.5. Vệ sinh cá nhân sau khi sinh

Sau khi sinh, bà mẹ cần được nghỉ ngơi và chăm sóc đặc biệt để phục hồi sức khỏe Vệ sinh cũng rất quan trọng, sinh xong một hai ngày nếu thấy người khỏe mạnh, bà mẹ nên tắm ngay bằng nước nóng cho sạch sẽ, thoải mái, dễ chịu. Trước đây, người ta thường kiêng không tắm, gội trong 1 tháng sau đẻ, hiện vẫn còng tồn tại ở một số địa phương [21]. Qua biểu đồ 3.4 cho thấy chỉ có 63,6% các bà mẹ được tắm lần đầu trong tuần đầu sau sinh. Không tắm chiếm 36,4%, điều đó không đảm bảo vệ sinh. Đây là một tập quán xấu còn tồn tại, tập quán này tập trung chủ yếu vào đối tượng là các bà mẹ sống ở vùng vạn đò.

Phương thức tắm trong 6 tuần đầu sau sinh như bảng 3.14 cho thấy tắm nước nóng chiểm tỷ lệ cao nhất 71,60%, xông và lau khô chiếm 26,8%. Không còn có trường hợp tắm ở ao, hồ và sông, ngòi. Điều này cũng không chắc hẳn do nhận thức về bảo vệ cơ thể tốt, điều kiện kinh tế tốt, mà có lẽ do tập quán từ bao đời truyền lại. Phường Vỹ Dạ lại nằm ngay trung tâm mảnh đất kinh đô Huế.

Nằm lửa, nằm than là một tập tục còn sót lại ở một số gia đình thời xưa là nhà tranh vách đất, mùa đông lạnh lẽo, phụ nữ sinh đẻ vì kiêng khem đủ thứ nên yếu sức, dễ lạnh cần sưởi ấm. Qua bảng 3.15 cho thấy các bà mẹ có nằm than vẫn còn chiếm tỷ lệ khá lớn (77,60%). Tập quán nằm lửa vẫn đang còn được tranh cãi xếp vào loại tập quán có lợi hay có hại [], []. Theo quan điểm của Y học cổ truyền thì sau khi sinh âm dương bị mất cân bằng, đặc biệt là phần dương bị mất nhiều hơn, nên người phụ nữ cần phải được nằm than nhiều để ôn hòa khí huyết: “ Thai tiền nghi lương, sản hậu nghi ôn” do đó nố là một tập quán có lợi

[]. Theo một quan điểm về Y học hiện đại, các bà nằm than bị ảnh hưởng trên hệ hô hấp, hít vào phổi nhiều khí CO2, than lại được đốt từ các loại cây khác nhau, khói than có thể làm cho các bà mẹ bị dị ứng, hít phải khói độc. Chưa kể đến các bà mẹ bị bệnh hô hấp mãn và cấp tính…[], [].

Thời gian nằm than sau sinh ở các bà mẹ có nằm than (77,6% các trường hợp) trong thời kỳ hậu sản (≤ 6 tuần sau sinh) chiếm 52,06% và trên 6 tuần – 100 ngày chiếm 47,94% , không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

4.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI SAU SINH 4.3.1. Hiểu biết chung 4.3.1. Hiểu biết chung

Bảng 3.16 cho thấy hiểu biết của các bà mẹ phường Vỹ Dạ về các BPTT tương đối tốt, trong đó tỷ lệ hiểu biết về phương pháp xuất tinh ngoài âm đạo chiếm tỷ lệ cao 93,20%, tiếp đến BPTT bằng bao cao su chiếm tỷ lệ 92,80%. kết quả này có phần caơ so với kết quả Nguyễn Bá Nhất (82%), cho bú vô kinh chiếm 68%. Hiểu biết về thuốc cấy tránh thai (35,20%) và phương pháp vòng kinh (Ogino-Knauss) có tỷ lệ thấp (30,8%). Điều này cũng có thể giải thích rằng, phường Vỹ Dạ là một phường gần trung tâm thành phố Huế, đồng thời địa bàn này được trường Cao Đẳng Y khoa Huế chọn làm cơ sở để cho sinh viên được thực tập nghiên cứu cộng đồng trong nhiều năm qua. Nên nhận thức về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân nói chung và kiến thức BPTT nõi riêng được nâng cao rõ rệt.

Qua bảng 3.17, cho thấy nguồn thông tin để các bà mẹ hiểu biết về các BPTT từ cán bộ tế chiếm tỷ lệ cao nhất 84,40, tiếp đến cán bộ dân số (64,40%) , điều này cho thấy vai trò cơ sở y tế phường đã làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục về SKSS cho cộng đồng.

4.3.2. Tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai 6 tháng đầu sau sinh của các bà mẹ các bà mẹ

Qua biểu đồ 3.7. cho thấy có 206 bà mẹ áp dụng BPTT sau sinh chiếm 82,40%. Và 44 bà mẹ không sử dụng BPTT (17,6%). Kết quả này lớn hơn so với báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện DS-KHHGĐ của Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009 (69,5%). Điều này phản ánh các bà mẹ ở phường Vỹ Dạ đã được tuyên truyền và chấp nhập thực hiện với tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai sau sinh cao chiếm 82,4%.

Trong 206 bà mẹ sử dụng BPTT sau sinh có 144 bà mẹ áp dụng biện pháp cho bú vô kinh tỷ lệ 69,9%, thấp hơn kết quả của Trần Văn Hùng, Nguyễn Ngọc Hải năm 2007 thực hiện cho bú vô kinh với tỷ lệ 81,67% [27]. Áp dụng BPTT bằng bao cao su có tỷ lệ 39,8% kết quả tương đương với Hoàng Thế Cường (1995) khi thống kê BPTT tại Hải Phòng (30,07%) [18], với BPTT bằng DCTC (15%), thấp hơn kết quả Trần Văn Hùng, Nguyễn Ngọc Hải (2007) là 45%. Với BPTT bằng bao cao su có tỷ lệ 39,80% cao hơn Trần Văn Hùng, Nguyễn Ngọc Hải (26,66%) [27].

Bảng 3.19 cho thấy trong 206 bà mẹ có sử dụng các BPPT thì tỷ lệ các bà mẹ áp dụng BPTT cho bú vô kinh chiếm 69,9%. Số không sử dụng BPTT cho bú vô kinh chiếm 30,1% thì lý do muốn có thêm con chiếm 17%, không thể cho trẻ bú hoàn toàn chiếm 5,6%, cao nhất là tỷ lệ các bà mẹ không biết tới biện pháp tránh thai này là 65,1%. Như vậy việc tuyên truyền biện pháp tránh thai cho bú vô kinh tại phường Vỹ Dạ còn hạn chế. Tỷ lệ này tương tự như nghiên cứu của …..[].

Bảng 3.20 cho thấy thời gian thực hiện BPTT cho bú vô kinh ở trẻ ≤ 4 tháng sau sinh chiếm tỷ lệ khá cao là 81,25%. Phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của các bà mẹ, vì đa số các trường hợp các bà mẹ có con trên 4 tháng đã phải đi làm, buôn bán .. trở lại. Chính vì vậy thời gian gần gũi để cho con bú hoàn toàn sẽ giảm. Mặt khác, khi bé được 4 tháng tuổi, một số bé có nhu cầu dinh dưỡng cao sữa mẹ không còn đủ cho nhu cầu của bé mà cần phải cho ăn thêm bổ sung, vì vậy bé không còn được bú mẹ hoàn toàn nữa. Do đó không thể áp dụng biện pháp tránh thai cho bú vô kinh. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của ….. [].

4.3.3. Tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai sau sinh của các bà mẹ có con trên 6 tháng tuổi. có con trên 6 tháng tuổi.

Biểu đồ 3.8 cho thấy 190 bà mẹ có con từ 6 tháng tuổi trở lên có 156 bà mẹ áp dụng BPTT chiếm tỷ lệ cao là 82,11%.

Bảng 3.21 cho thấy tỷ lệ các bà mẹ đã áp dụng BPTT bẳng DCTC chiếm 42,80%, sau đó là bao cao su chiếm 30,00%, Tuy nhiên tỷ lệ sử dụng biện pháp xuất tinh ngoài âm đạo còn cao chiếm 18,8%, đây là biện pháp hiệu quả thấp, tỷ lệ thất bại cao vì vậy cần phối hợp thêm với biện pháp tránh thai khác. So với tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai 6 tháng đầu sau sinh thì tỷ lệ sử dụng DCTC cao hơn gấp gần 3 lần (15%), ngược lại tỷ lệ sử dụng biện pháp xuất tinh ngoài âm đạo ở 6 tháng đầu sau sinh lại cao hơn gần gấp 2 lần (30,6%).

Bảng 3.22, cho thấy trong lý do của 34 bà mẹ không sử dụng BPTT thì 61,76% trường hợp muốn có thêm con, không biết về các biện pháp tránh thai chiếm 11,76%. Như vậy việc tuyên truyền vận động các bà mẹ sử dụng các BPTT sau sinh cũng cần phải được đến tận từng bà mẹ cũng như từng gia đình là tế bào của toàn xã hội.

KẾT LUẬN

Qua điều tra, khảo sát 250 bà mẹ Phường Vỹ Dạ, thành phố Huế để tìm hiểu phong tục, tập quán và tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai sau sinh của các bà mẹ cho con bú, có con từ 24 tháng tuổi trở xuống, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1. Phong tục tập quán của các bà mẹ tại Phƣờng Vỹ Dạ, thành phố Huế.

Tỷ lệ các bà mẹ bắt đầu cho trẻ bú trong 30 phút đầu sau sinh chỉ chiếm 34,8%

Tỷ lệ các bà mẹ cho trẻ cai sữa ở thời gian > 12 tháng chiếm 84,40%. Tỷ lệ trẻ phải cai sữa ≤ 12 tháng chiếm 15,6%

Tỷ lệ các bà mẹ cho trẻ ăn dặm dưới 4 tháng tuổi chiếm 38%.

Tỷ lệ các bà mẹ cho trẻ ăn bột chiếm 46,4%, cơm mem chiếm 2,4%.

Tỷ lệ các bà mẹ có chế độ ăn kiêng chiếm 64,4%. Thói quen ăn mặn, ăn khô chiếm 35,6%

Tỷ lệ các bà mẹ cho rằng móng heo là thức ăn lợi sữa chiếm 65,20%, chân giò heo chiếm 33,2%,Quả vả chiếm 32,4%, đu đủ 9,2%.

Tỷ lệ các bà mẹ hiểu biết về các cây thuốc nam lợi sữa: Ý dĩ 15,6%, thông thảo 15,2%, cỏ sữa 14,4%, mộc thông 5,6%.

Tỷ lệ các bà mẹ tắm trong tuần đầu sau sinh 63,60%

Tỷ lệ các bà mẹ tắm trong 6 tuần đầu sau sinh với nước nóng chiếm 71,60%, xông và lau khô 26,8%, nước lạnh 10,4%.

Tỷ lệ các bà mẹ nằm than sau khi sinh chiếm 77,6%.

Tỷ lệ các bà mẹ nằm than sau sinh ≤ 6 tuần 52,06%, từ trên 6 tuần đến 3 tháng 10 ngày chiếm 47,94%.

2. Tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai sau sinh của các bà mẹ tại Phƣờng Vỹ Dạ, thành phố Huế.

Hiểu biết chung về các biện pháp tránh thai của các bà mẹ sau sinh:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phong tục tập quán và tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai sau sinh của các bà mẹ tại phường vỹ dạ, thành phố huế (Trang 37 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)