Trong tất cả các bệnh lý, TLMB trong cộng đồng sẽ khác nhau giữa nước này và nước khác, ngay trong một nước thì tỷ lệ mắc bệnh cũng không giống nhau giữa các vùng do tùy thuộc vào nhiều yếu tố như khí hậu, địa dư, đời sống vật chất, tinh thần, tình hình y tế,... Ở trong một địa điểm nghiên cứu thì TLMB cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào thời điểm nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. So với trước đó thì một số bệnh lý đã giảm đi một cách rõ rệt, thậm chí biến mất trong khi có những bệnh lý xuất hiện hoặc gia tăng do một số yếu tố kinh tế, xã hội,... thay đổi. Chính vì vậy việc xác định TLMB
của SHTN ở thời điểm này còn giúp để đánh giá sự giảm đi hay phát triển của bệnh trong tương lai.
Chẩn đoán SHTN trước tiên được dựa vào việc thăm khám lâm sàng với việc các triệu chứng cơ năng như rối loạn đi tiểu, cơn đau quặn thận, dấu thực thể với thận lớn, thiếu máu lâm sàng, THA, các điểm thận, NQ đau,... Tuy nhiên, chẩn đoán chắc chắn phải dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng, đặc biệt là các xét nghiệm thăm dò hình thái là SA và X quang. Thông thường, chỉ cần một xét nghiệm là có thể đủ để khẳng định SHTN. Ở nghiên cứu này, chúng tôi đã cố gắng phối hợp SA và XqKCB để có chẩn đoán xác định SHTN, do đây là lần đầu tiên áp dụng phương pháp này, vì kết quả SA còn phụ thuộc một phần vào người đọc.
Theo kết quả điều tra này của chúng tôi thì TLMB của SHTN trong cộng đồng là 10,31%. Kết quả của chúng tôi có cao hơn so với một vài nghiên cứu của tác giả khác ở trong nước do trong thời điểm hiện tại, máy SA đã trỡ thành một trong những phương tiện chẩn đoán thông thường ngay cả ở các Trung tâm Y tế huyện, Bệnh viện đa khoa Huyện, thậm chí đã được trang bị ở một số xã.
Tác giả Phạm Khuê bằng phương pháp khám lâm sàng cho 107398 người ở Miền Bắc, Việt Nam cho một TLMB hệ tiết niệu là 1,9%, tác giả Phạm Như Thế khám lâm sàng cho 2930 người lớn ở phường Thuận Hòa, Huế cho TLMB hệ tiết niệu 0,36%, tác giả Lê Văn Bách khám lâm sàng cho 3783 người lớn ở xã Thủy Phù cho TLMB hệ tiết niệu 0,63%. Như vậy, TLMB của SHTN trong ba nghiên cứu này mặc dù không được nhắc đến nhưng chắc chắn sẽ ít hơn các con số trên. Tác giả Võ Phụng tiến hành thử nước tiểu hàng loạt bằng giấy thử Uritest và khám lâm sàng cho 1300 người lớn ở Phong Sơn, 1100 người ở Quảng Thọ, sau đó kiểm tra SA và XqKCB cho những người nghi ngờ đã cho kết quả TLMB của SHTN ở hai xã trên là 0.92% và 2,00%[32].
Kết quả chúng tôi cao hơn (10,31%) là điều hoàn toàn có thể chấp nhận được, vì tất cả các tác giả khác đều chủ yếu dựa vào thăm khám lâm sang, hỏi bệnh , xét nghiệm thử nước tiểu chứ không có nghiên cứu nào dùng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh là SA vào điều tra do đó có thể bỏ sót một số lớn bệnh nhân có SHTN không triệu chứng.
Vì việc thăm khám của chúng tôi được tiến hành ngay trong cộng đồng, chẩn đoán tương đối sớm những bệnh nhân sỏi nên hầu hết các viên sỏi được phát hiện còn ở kích thước nhỏ( thường từ 7-11mm) và thường chỉ là một viên. Sỏi kích thước nhỏ có thể tống ra ngoài bằng điều trị nội khoa .
Tỷ lệ cao hơn của nam giới so với nữ giới trong SHTN ở nghiên cứu này cũng đã được ghi nhận tương tự ở các tác giả khác.
Thận ứ nước do sỏi là một biện chứng rất thường gặp và SA đóng vai trò rất lớn trong việc phát hiện và phân độ biến chứng này. Thận ứ nước là do viên sỏi làm tắc nghẽn đường dẫn tiểu cộng thêm với hiện tượng phù nề tại chỗ làm nước tiểu ứ lại ở đài bể thận, đài bể thận giản ra, mức độ ứ nước càng lớn thì càng ảnh hưởng đến chức năng thận, thậm chí có thể gây suy thận cấp, đây cũng là một chỉ định Ngoại khoa nhằm phục hồi sớm chức năng thận. Nước tiểu ứ lại biểu hiện trên SA bởi lớp Echo trống(Echo free), khi có biến chứng nhiểm trùng sẽ tạo nên tình trạng ứ mủ bể thận, lúc này dịch ứ lại ở đài bể thận không còn là dịch trong mà biểu hiện trên hình ảnh SA là dạng Echo hổn hợp (Echo mixed), với độ cản âm không đồng nhất. Theo Nguyễn Mễ [27], SA thận có vai trò rất quan trọng trong ứ mủ bể thận vì giúp phát hiện nguyên nhân gây tắc, giúp đánh gia chiều dày của nhu mô thận còn lại và cho phép phát hiện cả những thương tổn hoặc dịch ứ đọng ở tổ chức xung quanh thận.
Trong 67 bệnh nhân sỏi ở nghiên cứu này, SA phát hiện 31 bệnh nhân bị thận ứ nước (46,27%). Bảng 3.15 có thận lớn trên lâm sàng là 26 trường hợp, so sánh với thận ứ nước tại bảng 3.21 là 31 trường hợp; Như vậy có 5 trường hợp thận lớn trên siêu âm nhưng lâm sàng không phát hiên được.
Có 54/67 trường hợp (80,60%) sỏi là sỏi thận, các vị trí khác như NQ, BQ và ND khá hiếm, vì ở trong những nơi này sỏi thường gây triệu chứng rõ ràng(sỏi NQ thường gây đau quặn thận, sỏi BQ hay có những triệu chứng kích thích BQ, tiểu buốt rát, tiểu láu, tiểu tắc giữa dòng... sỏi ND thường gây bí tiểu) những triệu chứng này thường rầm rộ và bệnh nhân phải đến bệnh viện. Sỏi thận thường tiến triển âm ỉ hơn, có thể không có triệu chứng gì nên bệnh nhân vẩn sinh hoạt bình thường.
4.6. KIẾN THỨC CỦA NGƢỜI DÂN VỀ DỰ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ SỎI HỆ TIẾT NIỆU
- Có 91,38% đối tượng có nghe và biết về sỏi hệ tiết niệu;
- Nguồn thông tin về sỏi hệ tiết niệu chủ yếu là báo, đài (54,31%); nhân viên y tế (33,08%);
- Các đối tượng nghiên cứu cho rằng nguyên nhân gây ra sỏi hệ tiết niệu chủ yếu là do ăn, uống (67,54%); Do nín tiểu (27,08%);
- Đa số đối tượng nghiên cứu cho rằng cách dự phòng sỏi hệ tiết niệu là uống nhiều nước (58%); Ăn ít canxi (30,15%);
- Có 95,24% đối tượng cho rằng sỏi hệ tiết niệu phải điều trị; Trong đó uống thuốc tán sỏi là 44,77%, phẫu thuật là 41,85%, tán sỏi là 8,62%.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu tình hình và đặc điểm sỏi hệ tiết niệu tại xã Cam thủy, huyện Cam lộ, tỉnh Quảng trị, chọn bệnh theo phương pháp dịch tễ học, khám lâm sàng và áp dụng siêu âm hàng loạt cho tất cả những người đến khám, sau đó kiểm tra kết quả bằng chụp X quang bụng không chuẩn bị cho những người có sỏi hệ tiết niệu phát hiện trên siêu âm chúng tôi rút ra những kết luận như sau:
1. Tình hình mắc bệnh của sỏi hệ tiết niệu
- Tỷ lệ mắc bệnh của sỏi hệ tiết niệu là 10,31%.
- Nhóm tuổi 40 – 49 là nhóm tuổi có tỷ lệ mắc sỏi hệ tiết niệu cao nhất, chiếm 27,38%.
- Nam mắc sỏi hệ tiết niệu cao hơn nữ.
- Tỷ lệ mắc sỏi hệ tiết niệu ở các thôn không có sự khác biệt nhau.
2. Đặc điểm và các yếu tố liên quan đến sỏi hệ tiết niệu tại xã Cam thủy, huyện Cam lộ, tỉnh Quảng Trị
- Tiền sử mắc sỏi, tiền sử được chẩn đoán có sỏi hệ tiết niệu và tiền sử
mắc bệnh gút có liên quan đến sỏi hệ tiết niệu.
- Tăng huyết áp tâm thu có liên quan đến sỏi hệ tiết niệu; Tăng huyết áp tâm trương và chỉ số BMI không liên quan đến sỏi hệ tiết niệu.
- Triệu chứng cơ năng của những người mắc sỏi hệ tiết niệu là: Đau hông lưng, tiểu rát, tiểu láu, cơn đau quặn thận, tiểu tắc giữa dòng.
- Triệu chứng thực thể của sỏi hệ tiết niệu thường gặp nhất là thận lớn. - Tỷ lệ thận ứ nước chiếm 46,27% và đa số là ứ nước một thận.
- Số lượng sỏi: Một viên chiếm đa số ( 70,15%), có 2 trường hợp có 5 viên sỏi.
3. Kiến thức của ngƣời dân về dự phòng và điều trị sỏi hệ tiết niệu
- Có 91,38% đối tượng có nghe và biết về sỏi hệ tiết niệu;
- Nguồn thông tin về sỏi hệ tiết niệu chủ yếu là báo, đài (54,31%); nhân viên y tế (33,08%);
- Các đối tượng nghiên cứu cho rằng nguyên nhân gây ra sỏi hệ tiết niệu chủ yếu là do ăn, uống (67,54%); Do nín tiểu (27,08%);
- Đa số đối tượng nghiên cứu cho rằng cách dự phòng sỏi hệ tiết niệu là uống nhiều nước (58%); Ăn ít canxi (30,15%);
- Có 95,24% đối tượng cho rằng sỏi hệ tiết niệu phải điều trị; Trong đó uống thuốc tán sỏi là 44,77%, phẫu thuật là 41,85%, tán sỏi là 8,62%.
ĐỀ XUẤT
Qua nghiên cứu, chúng tôi đề xuất những vấn đề sau:
- Siêu âm là một phương tiện kỹ thuật tốt, có nhiều ưu điểm, tiện lợi. Áp dụng siêu âm vào việc phát hiện sỏi hệ tiết niệu và các thay đổi do sỏi đừong tiết niệu gây ra ngày càng đạt những kết quả tốt. Do đó giúp chúng ta phát hiện sớm, điều trị và dự phòng những biến chứng do sỏi hệ tiết niệu gây ra.
- Hiện nay đầu tư máy siêu âm không lớn và giá thành của một lần siêu âm không cao, điều kiện nhân lực ở trạm y tế xã có bác sỹ có thể trang bị máy siêu âm nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại tuyến xã, giúp người dân có thể tiếp cận dịch vụ y tế kỹ thuật cao ngay tại tuyến cơ sở, góp phần giảm tải cho bệnh viện tuyến trên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Hoàng Bùi Bảo, Hoàng Viết Thắng (1999). Bước đầu tìm hiểu kích thước thận người lớn bình thường b ng siêu âm. Tạp chí Y học thực hành, số 368, trang 30-32.
2. Bộ Môn chẩn đoán hình ảnh – Trƣờng Đại học Y khoa Hà Nội (1999). Chẩn đoán hình ảnh bộ máy tiết niệu. Nhà xuất bản y học, Hà Nội, trang 163-167.
3. Nguyễn Quang Bộ (2005). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả đi u trị suy thận cấp do sỏi đường tiết niệu trên. Luận văn thạc sỹ Y học. Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo Đại Học Huế ,Trường Đại học Y Khoa, Huế.
4. Bonnin.A, Convard J-P (1997). Cẩm nang siêu âm. bản dịch từ tiếng Pháp “ Échographie” dịch giả Lê Văn Tri, Nxb Y học, Hà nội, tr. 111- 146.
5. Các Bộ Môn Nội Trƣờng Đại Học Y Hà Nội (2003). Nội Khoa C Sở Tập II . Nxb Y Học Hà nội, trang 325-369.
6. Trƣơng Trần Bảo Châu – Đánh giá kết quả đi u trị sỏi niệu quản b ng phẩu thuậtnội soi qua đường sau phúc mạc. Luận văn thạc sĩ Y học. Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo Đại Học Huế ,Trường Đại học Y Khoa. Huế - 2006.
7. Đàm Văn Cƣơng, Trần Quán Anh – Kết quả bước đầu dùng siêu âm thành bụng trong chẩn đoán sỏi bàng quang. Tập san nội Khoa, Hà Nội, 9/1995, tr. 75 -78.
8. Đỗ Tiến Dũng, Bùi Lê Vĩ Chinh – Chọn đường mổ trên thận để lấy sỏi san hô và sỏithận lớn . BVĐK Tp. Qui Nhơn.
9. Huỳnh Văn Đạo (2011). Nghiên cứu hình thái và cấu trúc thận b ng siêu âm ở bệnh nhân viêm cầu thận mạn. Luận văn thạc sĩ . Trường Đại Học Y Dược. Huế
10.Nguyễn Thị Kim Hoa, Hoàng Khánh, Trần Hữu Dàng – Nghiên cứu biến chứng sỏi hệ tiết niệu tại xã Thủy Vân huyện Hư ng Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế. Trường Đại học Y Khoa Huế.
11.Nguyễn Thị Kim Hoa – Nghiên cứu dịch tể học lâm sàng sỏi hệ tiết niệu ở người lớn tại một số vùng thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Luận án tiến sĩ y học. Bộ giáo dục và đào tạo Đại Học Huế. Huế -2005.
12.Lƣu Ngọc Hoạt – Quần thể và mẫu nghiên cứu. Nghiên cứu sức khỏe cộng đồng, trường Đại học Y khoa Hà Nội 1/1998. tập II, tr.8-24.
13.Lƣu Ngọc Hoạt - Một số khái niệm thông kê c bản ứng dụng trong nghiên cứu khoa học. 9/1996 .Trung tâm Dịch tễ học lâm sàng Đại Học Y Khoa Hà Nội.
14.Phan Văn Hợi – Áp dụng kỹ thuật tán sỏi ngoài c thể đi u trị sỏi tiết niệu ở bệnh nhân có tăng huyết áp hoặc / và điện tim bất thường . Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo Đại Học Huế ,Trường Đại học Y – Dược , Huế - 2008.
15.Võ Văn Hùng, Tạ Văn Trầm, Huỳnh Phƣợng Minh - Đi u trị sỏi đường tiết niệu b ng phư ng pháp tán sỏi ngoài c thể tại bệnh viện đa khoa Ti n Giang năm 2009.Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Tiền Giang . Hội nghị khoa học thận – tiết niệu Miền Trung Tây Nguyên mở rộng. Huế, 06/2010.
16.Nguyễn Thanh Hƣơng – Nghiên cứu ứng dụng siêu âm trong chẩn đoán sỏi tiết niệu có phẫu thuật . Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ y tế trường Đại Học Y Hà Nội . Hà Nội 2002
17.Ngô Gia Hy – Đi u trị sỏi niệu. Bài giảng điều trị học Ngoại khoa II, trường Đại học Y – Dược Thành phố Hồ Chí Minh, 1986, tr. 66-96. 18.Ngô Gia Hy – Niệu học tập I, Nhà xuất bản Y học, 1980, tr. 50 – 146. 19.Ngô Gia Hy, Trần Văn Sáng (1988). Bài giảng bệnh học ngoại khoa
Tâp 4 Niệu học. Bộ môn ngoại tổng quát -Trường Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh năm 1988.
20.Lê Đình Khánh - Thành phần hóa học sỏi tiết niệu qua phân tích 56 trường hợp tại Huế. ĐH Y Khoa Huế.
21.Khoa Thận - Bệnh Viện Bạch Mai (2004). Bệnh thận nội khoa. Nxb Y học . Hà Nội, trang 72-167.
22.Lê Trọng Khoan – Chẩn đoán hình ảnh sỏi thận – Huế - 2000.
23.Phạm Văn Lình –Phư ng pháp nghiên cứu khoa học sức khỏe. Nxb Đại Học Huế. Huế -2008
24.Mai Hồ Tiến Long – Khảo sát biến chứng của sỏi tiết niệu tại khoa ngoại bệnh việntrung ư ng Huế. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ y khoa. Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo Đại Học Huế ,Trường Đại học Y – Dược. Huế - 2011.
25.Lê Ngọc Long, Nguyễn Đức Nghiêm (2002). Nghiên cứu tỷ lệ tăng huyết áp được chăm sóc, theo dõi tại 2 xã Cam Thủy và Cam Hiếu huyện Cam lộ. Sở y tế Quảng Trị- Trung tâm y tế Cam lộ . Cam lộ. 26.Ngô Viêt Lộc – Nghiên cứu tình hình mắc bệnh sỏi hệ tiết niệu ở người
từ 15 tuổi trở lên trong cộng đồng dân cư xã Thủy Vân huyện Hư ng Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Luận văn Thạc Sĩ y học. Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo Đại Học Huế ,Trường Đại học Y Khoa. Huế - 2004.
27.Nguyễn Mễ - Sỏi thận và hệ tiết niệu. Bệnh học tiết niệu, Nxb Y học, Hà Nội, 1998, tr. 205-238.
28.Nguyễn Quang – Nghiên cứu ứng dụng và đánh giá kết quả đi u trị sỏi niệu quản trên b ng phư ng pháp phẩu thuật nội soi sau phúc mạc. Bộ Giáo Dục và Đào tạo , Bộ Quốc Phòng Học Viện Quân Y. Hà nội 2010.
29.Nguyễn Phƣớc Bảo Quân (2005). Siêu âm bụng tổng quát. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, trang 70-79.
30.Trần Văn Sáng (1998). Sỏi tiết niệu. Bài giảng bệnh học niệu khoa , Nxb Mũi Cà mau, 1997, tr. 107- 167.
31.Phạm Song, Nguyễn Hữu Quỳnh -Bách khoa thư bệnh học. Trung tâm quốc gia biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Hà nội 1991. 32.Võ Phụng, Lê Thị Dung, Hoàng Viết Thắng và Cs – Nghiên cứu tỷ lệ
sỏi tiết niệu ở xã Phong s n tỉnh Thừa Thiên Huế. Tập san nghiên cứu khoa học trường Đại học Y Huế, tháng 11/1998.
33.Nguyễn Sum - Giáo trình thống kê y học . Trường Đại học Y Huế Bộ môn toán lý Huế 1-1994.
34.Taboury. J – Hướng dẫn thực hành siêu âm ổ bụng, bản dịch của BX. Nguyễn TrungHưng. Nxb Y học. Hà nội , 9/1998, tr. 175 -199.
35.Nguyễn Minh Tân – Nghiên cứu hình thái tổn thư ng thận b ng siêu âm và chức năng tái hấp thu Cq2+
của ống thận trên bệnh nhân sỏi thận. Luận văn thạc sĩ Y học. Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo Đại Học Huế