Cách chọn mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình và đặc điểm sỏi hệ tiết niệu tại xã cam thủy, huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 60 - 62)

Một nghiên cứu dịch tễ học bao giờ cũng có những khó khăn lớn như sau:

- Đòi hỏi phải có kinh phí lớn, để huy động đủ nhân lực và cung cấp đủ vật lực cho nghiên cứu.

- Huy động một số lượng lớn nhân dân thăm khám một cách tập trung, đúng theo mẫu đã chọn, yêu cầu phải có tổ chức tốt và vận đột tốt.

- Thông tin rộng rãi và có hiệu quả cho những người đến khám về những yêu cầu cần thiết để rút ngắn thời gian thăm dò, tăng độ chính xác của phương pháp (trước khi đến khám SA cần uống nhiều nước, nhịn tiểu...)

- Phải đảm bảo tính trung thực trong khi điều tra và thu thập kết quả nghiên cứu, để vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn giúp nhân dân trong công tác chẩn đoán, phát hiện bệnh.

Chính vì những yêu cầu khó khăn trên, với những tài liệu mà chúng tôi thu thập được thì ở trên thế giới, và cả Việt Nam, hầu hết các số liệu về dịch tễ học của bệnh sỏi hệ tiết niệu đều được thống kê dựa vào số lượng bệnh nhân sỏi hệ tiết niệu trên tổng số bệnh nhân nhập viện. Điều này chắc chắn sẽ không phản ảnh một cách chính xác tỷ lệ mắc trong dân chúng mà phương pháp dịch tễ học yêu cầu.

Có những tác giả đã cố gắng đi sâu vào nghiên cứu tỷ lệ thực sự của tiết niệu trong dân nhưng phương pháp nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở cách làm gửi thư phỏng vấn cho những đối tượng được chọn , hoặc chỉ dựa vào thăm khám lâm sàng để khai thác những triệu chứng nghi ngờ sỏi, từ đó cho kiểm tra(X quang, SA) những người có nghi ngờ.

Chắc chắn những phương pháp như vậy sẽ có giá trị hơn những nghiên cứu thống kê ở bệnh viện hay các cơ sở y tê, nhưng vẫn bỏ sót một số lượng người bị sỏi hệ tiết niệu không có triệu chứng.

Để thực hiện đươc đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã mạnh dạn bỏ ra một nguồn kinh phí khá lớn, cộng thêm với sự giúp đỡ nhiệt tình Trạm y tế xã Cam Thủy. Chúng tôi đã áp dụng một phương pháp thăm dò hiện đại vào điều tra dịch tễ học, có hiệu quả nhưng khó thực hiện được ở Việt Nam và cả trên thế giới.

Việc chọn mẫu nghiên cứu trong luận văn của chúng tôi áp dụng đúng theo cách chọn mẫu của phương pháp điều tra dịch tễ học lâm sàng áp dụng cho cộng đồng:

+ Xây dựng khung mẫu: Đánh số thứ tự từ 1 đến 3388 vào danh sách toàn bộ các đơn vị mẫu;

+ Xác định khoảng cách mẫu k=3388/650=5,2; Ở đây chúng tôi chọn k=5.

+ Chọn một số ngẫu nhiên nằm trong khoảng 1 đến 5; Ở đây chúng tôi chọn số 3.

+ Chọn các cá thể trong khung mẫu có số thứ tự là 3, 3 + 5, 3+2x5,…cho đến số 650.

Cách chọn mẫu này thường được áp dụng cho các nghiên cứu điều tra trong một phạm vi rộng lớn, có độ phân tán cao, và vì chúng tôi đã tuân thủ đúng cách chọn mẫu đã nêu nên kết quả nghiên cứu phản ảnh chính xác tỷ lệ mắc bệnh của dân trong xã.

Việc tổ chức tập trung người khám rất thuận tiện nhờ phát giấy khám trước, với sự giúp đỡ nhiệt tình của Trạm y tế xã, Ủy ban nhân dân xã và các nhân viên viên y tế thôn, việc thông báo các thông tin cần thiết được thực hiện qua loa phóng thanh ở từng xóm nhờ mạng lưới truyền thông của xã khá phát triển. Nhờ phối hợp tốt với địa phương nên chúng tôi đã nghiên cứu đúng đối tượng cần khám, so với các phương pháp nghiên cứu khác thì tỷ lệ mắc trong dân của chúng tôi sẽ phản ảnh đúng hơn nhiều.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình và đặc điểm sỏi hệ tiết niệu tại xã cam thủy, huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 60 - 62)