Siêu âm trong chẩn đoán SHTN trong cộng đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình và đặc điểm sỏi hệ tiết niệu tại xã cam thủy, huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 63 - 64)

Những tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo được, cho đến nay cả trên thế giới và ở Việt Nam chưa có một nghiên cứu nào áp dụng SA, một phương pháp thăm dò chẩn đoán hình thái học hiện đại, vào trong điều tra cộng đồng vì một lý do quan trọng nhất là quá tốn kém. Máy siêu âm rất dễ bị hỏng trên đường di chuyển đến những vùng xa, không có diều kiện bảo quản máy như phòng có điều hòa không khí , máy hút ẩm. Chính vì vậy, việc thực hiện được thăm dò SA ở trong nghiên cứu dịch tễ học làm tăng độ chính xác của chẩn đoán, và giá trị của SA trong chẩn đoán SHTN cho đến nay là vấn đề không còn phải bàn cãi.

Nhờ độ ly giải cao của máy và sự lựa chọn đầu dò thích hợp cho thăm dò hệ tiết niệu ở người lớn (đầu dò tần số 3.5MHz) phương pháp SA có thể chẩn đoán các viên sỏi có kích thước từ 3mm trở lên. So với thăm dò bằng Xquang thì giá trị chẩn đoán này là tương đương. Tuy nhiên SA có nhiều lợi điểm Xquang để chúng tôi ưu tiên chọn lựa phương pháp này để áp dụng trong cộng đồng thay vì chụp Xquang hàng loạt:

- Máy SA gọn nhẹ, di chuyển dễ.

- Yêu cầu về phòng khám của SA cũng đơn giản. - Yêu cầu về nguồn điện của SA đơn giản.

- Chuẩn bị bệnh nhân khám SA hệ tiết niệu dễ thực hiện hơn so với chụp Xquang, bệnh nhân chỉ cần uống nhiều nước, nhịn tiểu là đủ.

- SA có thể phát hiện ra SHTN mà Xquang không thể thấy được như sỏi không cản quang.

- SA hai bình diện có thể thấy rõ vị trí của viên sỏi nằm chính xác vị trí nào trong thận, NQ, BQ một cách dễ dàng qua nhìn trực tiếp lên màn hình, trong khi XqKCB khi chẩn đoán sỏi phải phân biệt với những nốt vôi hóa tĩnh mạch, trong tiểu khung,...

- SA còn giúp chẩn đoán được độ ứ nước của thận, tình trạng các đài thận, bản chất dịch bị ứ lại, độ giãn lớn của niệu quả, độ dày của thành BQ, polype BQ,... một cách dễ dàng.

Chính vì những yếu tố trên nên chúng tôi áp dụng SA cho tất cả mọi đối tượng đến khám, sau đó những người có sỏi trên SA sẽ được kiểm tra lại bằng XQ hệ tiết niệu nhằm tăng độ chính xác của chẩn đoán, nhờ sự phối hợp chẩn đoán này mà sự khẳng định SHTN của nghiên cứu của chúng tôi có giá trị cao.

Bảng 3.16: Trong 67 trường hợp phát hiện sỏi trên siêu âm có 8 trường hợp phát hiện qua siêu âm, không thấy hình ảnh sỏi trên XQ chiếm 11,94% cho thấy giá trị của siêu âm tốt hơn XQ trong chẩn đoán SHTN.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình và đặc điểm sỏi hệ tiết niệu tại xã cam thủy, huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)