Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn: Nâng cao hiệu quả đánh giá rủi ro trong quá trình kiểm toán năm đầu tiên, số dư đầu năm do VACO thực hiện ppsx (Trang 51 - 122)

tài chính trong kiểm toán Báo cáo tài chính năm đầu tiên

2.2.2.1. Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên phương diện Báo cáo tài chính

Cơ sở xác định mức độ rủi ro của khách hàng

Tại VACO có ba mức độ rủi ro như sau : - Mức trung bình (Normal);

- Cao hơn trung bình ( Greater than normal); - Rủi ro rất cao ( Much greater than normal);

Một khách hàng được xếp vào mức rủi ro trung bình ( Normal); nếu:

+ Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể đứng vững và có triển vọng phát triển dài hạn (Going concern).

+ Doanh nghiệp có hệ thống tài chính và hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả.

+ Doanh nghiệp áp dụng các chính sách kế toán ít thay đổi.

+ Doanh nghiệp có đội ngũ ban lãnh đạo, kế toán tinh thông nghề nghiệp, liêm khiết.

Một khách hàng được xếp vào mức rủi ro cao hơn trung bình (Greater than normal), nếu: Doanh nghiệp có mức rủi ro cao hơn mức thông thường nhưng chưa nghiêm trọng, có thể xem xét những yếu tố gây rủi ro cao trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán.

Một khách hàng được coi là khách hàng có mức rủi ro rất cao (much greater than normal), nếu: Trong quá trình tìm hiểu sơ bộ về khách hàng, công ty kiểm toán nhận thấy hãng kiểm toán có thể mất uy tín hoặc sẽ vướng mắc trong quá trình kiểm toán. Lúc này, công ty kiểm toán không nên chấp nhận kiểm toán với những khách hàng có mức rủi ro rất cao.

Từ quá trình tìm hiểu với hai khách hàng trên, VACO đưa ra đánh giá đây là những khách hàng có mức rủi ro ở mức trung bình (normal).

Phương pháp đánh giá mức độ rủi ro (được thể hiện trong giấy tờ làm việc

có tham chiếu từ 1400 đến 1800)

Phần 1: Tìm hiểu các thông tin cơ sở về khách hàng. Đây chính là bước

Do đây là hai khách hàng đầu tiên nên VACO đã tìm hiểu các thông tin cơ sở về khách hàng từ giai đoạn trước khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán khá kĩ lưỡng. Vì vậy, ở phần này KTV cập nhật chi tiết hơn các thông tin về khách hàng và những thông tin tài chính cần thiết. Sau đó, những thông tin này được lưu vào giấy tờ làm việc và lưu vào file kiểm toán tại VACO.

Phần 2: Đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và khả năng tiếp tục với

công ty khách hàng

Để đánh giá rủi ro tiềm tàng, KTV dựa vào các yếu tố ảnh hưởng và được tổng hợp qua hai khách hàng được trình bày trong biểu số 06

Biểu số 04: Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng của khách hàng

Khách hàng Yếu t ố

Công ty BT Công ty HN

1. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

Kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng

Cung cấp dịch vụ khách sạn, dịch vụ giải trí khác

2. Hình thức sở hữu của công ty

Công ty cổ phần Công ty liên doanh giữa Việt Nam và Hồng Kông

3. Tính trung thực của Ban Giám đốc

Ban Giám đốc cam kết Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ của Công ty trong năm

Ban Giám đốc cam kết Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ của Công ty trong năm

4. Kết quả kiểm toán lần trước Không có Kiểm toán viên tiền nhiệm đưa

ra ý kiến chấp nhận toàn phần với Báo cáo tài chính của khách hàng.

5. Các nhiệm vụ kinh tế không

thường xuyên

Không có Không có

6. Các ước tính kế toán Thực hiện theo quy định của

Bộ Tài chính và Chuẩn mực Kế toán

Thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính và Chuẩn mực Kế toán

7. Quy mô của khách hàng Doanh thu của Công ty (VND) là: 72.000.000.000 -

100.000.000.000/ năm

Doanh thu của Công ty (VND) là: 4.000.000.000 -

Những thông tin cơ sở cho việc đánh giá rủi ro tiềm tàng của kiểm toán viên đối với công ty BT và công ty HN được đánh giá ở mức độ trung bình. Tiếp đó, kiểm toán viên sử dụng các phương pháp kiểm toán cơ bản trong chương trình thực hiện kiểm toán.

Phần 3: Đánh giá rủi ro kiểm soát trên phương diện Báo cáo tài chính

Đánh giá rủi ro kiểm soát trên phương diện Báo cáo tài chính được tiến hành bằng cách thu thập thông tin bảng câu hỏi về Hệ thống kiểm soát nội bộ (HT KSNB). Đây là giai đoạn nằm trong bước 2 của AS/2 và thực hiện các công việc sau:

۵ Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng ۵ Tìm hiểu môi trường kiểm soát

۵ Tìm hiểu chu trình kế toán

۵ Tìm hiểu các bước phân tích tổng quát

۵ Xác định mức trọng yếu

۵ Xây dựng kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng

Tổng quan: Bảng câu hỏi tìm hiểu HT KSNB của VACO gồm 20 câu. Những câu trả lời chính xác trong phần này chỉ ra sự tồn tại của rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm soát từ đó sẽ yêu cầu xem xét và trả lời thêm những câu hỏi bổ sung sau những câu hỏi chung và những câu hỏi nhỏ để bổ sung thêm thông tin. Không cần thiết phải trả lời những câu hỏi nhỏ trong mối quan hệ với câu hỏi chung. Tuy nhiên mỗi câu trả lời đó đều phải nhằm mục đích chung là xây dựng được câu trả lời hoàn chỉnh cho câu hỏi chung.

Bảng câu hỏi được tiến hành bởi kiểm toán viên có nhiều kinh nghiệm để xem xét các yếu tố rủi ro trong bảng câu hỏi là hiện diện hay không và các yếu tố bổ sung cần thực hiện như thế nào.

Các yếu tố của HT KSNB cần đánh giá rủi ro:

Môi trường kiểm soát: bao gồm toàn bộ nhân tố bên trong và bên ngoài đơn vị có tính môi trường tác động đến việc thiết kế, hoạt động và xử lý dữ liệu của các loại hình HTKSNB.

Hoạt động kiểm soát trong: các hoạt động của một tổ chức phụ thuộc nhiều vào nhà quản lý và đặc biệt quan trọng. Nếu nhà quản lý tại doanh nghiệp cho rằng công tác kiểm soát là không thể thiếu trong hoạt động tại đơn vị thì mọi

thành viên của đơn vị đó sẽ nhận thức đúng và tuân thủ mọi quy định, chế độ đặt ra.

Các yếu tố của môi trường kiểm soát bên trong

- Đặc thù quản lý: Quan điểm quản lý tác động lên mọi quyết định, chính sách của đơn vị.

- Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức quản lý tốt sẽ giúp công việc diễn ra trôi chảy và tránh được một cách hiệu quả các hành vi gian lận. Đây là một yếu tố quan trọng đánh giá rủi ro kiểm soát.

- Cơ cấu tổ chức nhân sự của khách hàng bao gồm việc tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp, đề đạt khen thưởng, kỷ luật nhân viên. Một cơ cấu tổ chức nhân sự của đơn vị khách hàng có hiệu quả là một cơ cấu biết sử dụng nhân công và phát huy hiệu quả năng lực của họ.

- Uỷ ban kiểm soát: - Công ty BT không có tổ chức kiểm soát nội bộ. Do đó, kiểm toán viên áp dụng nghiên cứu mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Uỷ ban kiểm soát.

- Công ty HN có Ban kiểm soát. Kiểm toán viên tìm hiểu thông tin về Ban kiểm soát và nhận thấy: hoạt động của Ban này có hiệu quả tốt, không có mối quan hệ không rõ ràng giữa Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Môi trường bên ngoài: Đó là sự kiểm soát của các cơ quan chức năng của Nhà nước, chủ nợ, môi trường pháp lý... Những yếu tố này không thuộc sự kiểm soát của các nhà quản lý nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến thái độ, phong cách điều hành của nhà quản lý.

Hệ thống kế toán: bao gồm hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống sổ kế toán, tài khoản và bảng biểu kế toán. Quá trình lập, luân chuyển và hình thành BCTC được coi là trọng điểm của việc đánh giá rủi ro kiểm soát.

Hệ thống kế toán của Công ty BT, tuân theo Quyết định 167/TC – QĐ của Bộ Tài chính. Tổ chức nhân sự của phòng kế toán không quá cồng kềnh, có hiệu quả. Tuy nhiên một số chính sách kế toán, quy trình kế toán thực hiện không hiệu quả, ví dụ như: Phần hành Hàng tồn kho, Phải thu.

Công ty HN là công ty liên doanh nhưng hoạt động theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam. Công ty có ban kiểm soát nên các hoạt động kế toán được sắp xếp khoa học và hợp lý. Thực hiện đúng theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam.

Thủ tục kiểm soát: do ban quản lý đặt ra và thực hiện nhằm đạt được mục tiêu quản lý cụ thể. Các thủ tục kiểm soát gồm:

- Lập, kiểm tra, so sánh và phê duyệt các số liệu, tài liệu liên quan đến đơn vị;

- Chương trình ứng dụng tin học;

- So sánh, phân tích giữa số liệu thực tế với dự toán, kế hoạch...

Kiểm soát nội bộ: bộ phận độc lập được thiết lập trong đơn vị tiến hành công việc kiểm tra và đánh giá các hoạt động phục vụ yêu cầu quản nội bộ đơn vị.

Công ty HN có hệ thống kiểm soát nội bộ và nhiệm vụ của nó như sau: + Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn chung của Tổ chức kiểm soát nội bộ:

 Trực tiếp phối hợp với Ban kiểm soát tiến hành kiểm tra công tác quản lý, điều hành, chấp hành...

 Giám sát việc chấp hành các quy định của Công ty về đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh.

 Kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm tra, KSNB trong mọi lĩnh vực, phát hiện xử lý và kiến nghị bổ sung, sửa đổi các sơ hở, bất hợp lý, các vi phạm trong quá trình quản lý và hoạt động. Kiểm tra, xác nhận chất lượng, độ tin cậy của hệ thống thông tin, số liệu và tài liệu của các Báo cáo tài chính,....và các báo cáo phục vụ công tác quản lý, phòng ngừa rủi ro.

 Kiểm tra việc tuân thủ các nguyên tắc tổ chức và hoạt động chế độ, chính sách luật pháp và Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, các quy chế, quy định của Công ty.

 Đánh giá mức độ đảm bảo an toàn và kiến nghị các biện pháp nâng

cao khả năng đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, phân tích nguyên nhân và dự báo rủi ro trong hoạt động quản lý và kinh doanh.

 Tham gia xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính và các quyết định khác.

 Phối hợp với các cơ quan pháp luật khác trong việc phòng, chống vi phạm pháp luật và những quy định tại Công ty.

 Là đầu mối làm việc với các đoàn kiểm tra hoặc kiểm toán.

 Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo chức năng, nhiệm vụ của

+ Dự thảo trình Tổng Giám đốc phê duyệt và triển khai thực hiện các chế độ, chính sách, quy chế, quy định, quyết định, trong lĩnh vực kiểm tra, kiểm toán nội bộ.

Xây dựng chương trình và trình Tổng Giám đốc phê duyệt và thực hiện triển khai chương trình kế hoạch kiểm tra, kiểm toán nội bộ, xử lý rủi ro và giải quyết khiếu tố trong nội bộ Công ty, phối hợp với Trung tâm Công nghệ Tin học, quản lý hệ thống thông tin rủi ro.

+ Tổ chức kiểm tra, kiểm toán định kỳ hoặc đột xuất và báo cáo kết quả kiểm tra.

+ Tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo.

+ Kiến nghị với Hội đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc đình chỉ thực hiện, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ các văn bản hoặc việc làm sai phạm của các chi nhánh, phòng, ban.

+ Đào tạo, hướng dẫn và quản lý nhiệm vụ kiểm tra, quản lý rủi ro.

+ Đề xuất kiến nghị về công tác đào tạo, tổ chức nhân sự, chính sách chế độ và các nội dung khác có liên quan đến công tác kiểm soát nội bộ.

+ Thực hiện nhiệm vụ khác khi Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc giao. Từ những thông tin trên, kiểm toán viên đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát trên phương diện Báo cáo tài chính của hai công ty như sau:

Công ty BT: căn cứ vào chất lượng hoạt động của HT KSNB năm 2003,

kiểm toán viên đánh giá mức rủi ro kiểm soát của BT ở mức trung bình, ít ảnh hưởng đến các sai phạm trên Báo cáo tài chính năm 2003 xét trên phương diện Báo cáo tài chính.

Công ty HN: chất lượng của HT KSNB của công ty không cao do Ban

Giám đốc ít quan tâm để hoàn thiện vì qua nhiều năm nhưng HT KSNB không

có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, do không có nhiều biến động trong quá trình hoạt động nên sự thiếu hoàn thiện đó không tác động nhiều đến HT KSNB. Vì vậy, kiểm toán viên đánh giá mức rủi ro kiểm soát là trung bình.

Đánh giá HT KSNB bằng Bảng câu hỏi về HT KSNB của Công ty BT được lưu trong file kiểm toán (biểu số 05).

Biểu số 05: Đánh giá HT KSNB bằng Bảng câu hỏi

Công ty HN Công ty BT Rủi ro kiểm toán ảnh hưởng nghiêm trọng đến BCTC Rủi ro kiểm toán ảnh hưởng nghiêm trọng đến BCTC Quan điểm và tính chính trực

Câu 1: Có lý do nào cần phải đặt câu hỏi đối với quan điểm và tính chính trực của Ban quản lý cũng như có thể tin tưởng vào những thông tin mà họ cung cấp không?

Không Không Không Không

1. Chúng ta có nhận thấy Ban Quản lý có liên quan tới các hành vi được cho là vi phạm pháp luật, làm sai lệch các thông tin tài chính, hành vi có tình ép buộc của cơ quan chức năng hay của các tổ chức tội phạm không?

2. Liệu chúng ta có nhận biết được Ban Giám đốc có liên quan đến những hành vi chưa là bất hợp pháp đang trong nghi vấn có ảnh hưởng tới công ty?

3. Ban quản lý có thường xuyên thay đôi ngân hàng giao dịch, tư vấn pháp luật, kiểm toán viên không?

4. Ban Giám đốc có thất bại trong việc thoả thuận với bên thứ ba có danh tiếng hay không?

5. Liệu có khó khăn lớn trong đời sống cá nhân của các thành viên Ban giám đốc không?

6. Có phải Ban Giám đốc sẵn lòng chấp nhận mức rủi ro cao bất thường hay không? 5. Ban quản trị có bị chi phối bởi một hoặc một nhóm người không trung thực không? 6. Có cá nhân nào không có mối liên quan về lợi ích cũng như điều hành nhưng vẫn tác động lên nội bộ công ty không?

7. Có thay đổi đáng kể và bất thường trong nội bộ BGĐ trong thời gian gần đây hoặc sẽ xảy ra trong tương lai?

10. Liệu Ban Giám đốc có thiếu kinh nghiệm không?

Cam kết về sự chính xác và hợp lý của báo

cáo tài chính

Câu 2: Có lý do nào để băn khoăn với

những cam kết về sự hợp lý và chính xác của BCTC?

Không Không Không Không

còn nhiều sai sót?

2. Công ty có hiểu sai các chính sách kế toán hay không?

3. Ban quản lý có do dự trong việc điểu chỉnh các đề xuất do kiểm toán viên đưa ra hay không?

4. Công ty có các giao dịch tồn tại mà không hiệu quả về kinh tế không?

5. Công ty có các giao dịch quan trọng với bên thứ ba hay không?

6. Ban Quản lý, trong đó có Ban Quản lý của các đơn vị quan trọng, có quá nhấn mạnh tới việc đạt được mục tiêu về thu nhập và tỷ lệ tăng trưởng dự kiến hay không?

Cam kết về việc thiết lập và duy trì một hệ

thống thông tin và kế toán đáng tin cậy

Câu 3: Có lý do nào để băn khoăn tới những

cam kết của Ban quản lý để thiết lập và duy

Một phần của tài liệu Luận văn: Nâng cao hiệu quả đánh giá rủi ro trong quá trình kiểm toán năm đầu tiên, số dư đầu năm do VACO thực hiện ppsx (Trang 51 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)