Quy trình đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn: Nâng cao hiệu quả đánh giá rủi ro trong quá trình kiểm toán năm đầu tiên, số dư đầu năm do VACO thực hiện ppsx (Trang 42 - 51)

2.2.1. Quy trình đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán Báo cáo tài chính năm đầu tiên cáo tài chính năm đầu tiên

Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán Báo cáo tài chính năm đầu

tiên là bước một trong sáu bước của AS/2. Trong bước thực hiện nàytheo AS/2

VACO cần thực hiện các thủ tục sau:

- Đánh giá, kiểm soát, xử lý rủi ro của kiểm toán

- Lựa chọn nhóm kiểm toán

Thực tế VACO đã tiến hành các công việc sau đây khi kiểm toán hai khách hàng:

Trước khi đưa ra kí kết hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên cần thực hiện đánh giá rủi ro kinh doanh mà VACO có thể gặp phải trong trường hợp kiểm toán viên chưa có những hiểu biết cần thiết về đơn vị khách hàng. Để đi đến việc

chấp nhận hợp đồng kiểm toán với Công tyBT và Công ty HN- hai khách hàng

năm đầu tiên của VACO, các kiểm toán viên đã tìm hiểu các thông tin cơ sở về hai đơn vị này.

Công ty cổ phần BT: là Công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm xây dựng. Những rủi ro mà Công ty này có thể đương đầu trong quá trình hoạt động chủ yếu tập trung vào chi phí sản xuất và khả năng thu hồi nợ. Công ty BT mới thành lập được 3 năm và mong muốn VACO thực hiện kiểm toán năm 2003 vừa kết thúc và quá trình ba năm trước 2000-2003. Nếu chấp nhận hợp đồng, VACO là đơn vị đầu tiên đến kiểm toán cho BT.

Công ty TNHH HN: là công ty liên doanh thành lập tại Việt Nam, kinh doanh về lĩnh vực khách sạn. Trong kỳ kiểm toán đầu tiên này, VACO chủ yếu tập trung vào các khoản góp vốn đầu tư với phía đối tác nước ngoài và doanh thu của đơn vị. Báo cáo tài chính năm 2002 của Công ty đã được PWC Việt Nam kiểm toán.

Để đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên tiến hành thu thập thông tin cơ sở về khách hàng. Thông tin cơ sở ở đây tập trung vào: loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực sở hữu, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, quy trình công nghệ... thông qua các nguồn tin:

1. Kinh nghiệm thực tế về ngành nghề và lĩnh vực của khách hàng qua báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng.

2. Hồ sơ kiểm toán năm trước: Năm 2002, HN đã được kiểm toán bởi công ty PWC Việt Nam. Do đó, kiểm toán viên tiến hành trao đổi với Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị nhằm tiếp cận với văn bản kiểm toán của kiểm toán viên tiền nhiệm.

Thủ tục này không được áp dụng với BT. 3. Trao đổi với Ban Giám đốc, kế toán trưởng.

4. Trao đổi bằng văn bản với các bên có liên quan của hai Công ty nhằm thu thập những thông tin cơ sở về hai đơn vị này.

5. Tiếp cận với biên bản họp Hội đồng quản trị do Công ty khách hàng cung cấp.

6. Thu thập các văn bản pháp lý có liên quan: Giấy phép đầu tư, Quyết định thành lập doanh nghiệp..

Qua quá trình tìm hiểu, thu thập kiểm toán viên đã tập hợp được những thông tin sau về hai Công ty và đã lưu vào file kiểm toán tại VACO:

Công ty HN:

Công ty TNHH HN (Công ty) là liên doanh được thành lập tại Việt Nam với thời gian hoạt động là 30 năm theo Giấy phép đầu tư số 411/GP ngày 27/08/1992 do Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cấp. Kể từ ngày cấp giấy phép đầu tư đầu tiên, giấy phép đầu tư của Công ty đã được sửa đổi một số lần. Trụ sở chính của Công ty đặt tại D8- Giảng Võ-Quận Ba Đình, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hoạt động chính thức của Công ty là cho thuê phòng, văn phòng, ăn uống, giặt là, điện thoại và trung tâm thương mại, vũ trường, Karaoke, tắm hơi và các dịch vụ vui chơi giải trí.

Các cổ đông của Công ty:

- Công ty Du lịch và Dịch vụ Hà Nội (Hanoi Toserco): góp 29,58% vốn pháp định.

- Công ty Ever Universal (Hong Kong): góp 70,42% vốn pháp định. Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc:

Các thành viên Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc của Công ty đã điều hành Công ty trong năm và tại ngày thành lập Báo cáo tài chính. Không có thành viên nào trong Hội đồng quản trị cũng như Ban Giám đốc tham gia góp vốn trong vốn pháp định của Công ty. Công ty cũng không có bất kỳ thoả thuận nào nhằm giúp các thành viên được góp vốn vào Công ty hay bất kỳ một bên liên quan nào khác. Trong năm 2003, doanh thu của Công ty tăng mạnh, tỷ lệ phòng sử dụng từ 67% lên 75%. Doanh thu 9 tháng đầu năm 2003 là 53.984.554.357 Việt Nam đồng tăng 22,2% so với cả năm tài chính 2002 (44.172.945.087 Việt Nam đồng).

Ủy ban đặc biệt: Công ty có ban kiểm soát gồm 3 thành viên, với nhiệm kỳ cùng với nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị và kéo dài thêm 90 ngày để giải quyết công việc tồn đọng.

Công ty cổ phần BT trước đây là một xí nghiệp trực thuộc Công ty xây lắp điện BT thuộc Sở Công nghiệp TN. Ngày 15/11/1999, UBND tỉnh TN có

QĐ số 3584/QĐ-UB về việc chuyển XN thành Công ty cổ phần BT.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 055709 do Sở Kế hoạch và Đầu

tư tỉnh TN cấp ngày 22/11/1999. Thời hạn hoạt động của công ty là 20 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Danh sách các cổ đông sáng lập:

 Công ty xây lắp điện BT (DNNN).  Ông Nguyễn Cương.

 Ông Thái Phong Nhã.

 Ông Dương Đình Tập.

Vốn điều lệ: 2,2 tỷ đồng. Số cổ phiếu phát hành: 22.000. Mệnh giá cổ phiếu:100.000 đồng. Trong đó:

 Vốn của Công ty xây lắp điện BT: 433.000.000 (chiếm 19,68%).

 Vốn của các cổ đông khác: 1.767.000.000 đồng (chiếm 80,32%).

Nhiệm vụ chính của Công ty theo QĐ số 3584/QĐ-UB ngày 15/11/1999

của UBND tỉnh TN:

1. Xây dựng công nghiệp và dân dụng;

2. Xây lắp công trình thủy lợi và cấp thoát nước;

3. Xây dựng đường giao thông, san lấp mặt bằng, xây dựng nền móng công trình;

4. Xây dựng công trình đường dây, trạm biến áp từ 35kVA đến 400kVA;

5. Xây dựng cột thu phát sóng, phát thanh truyền hình và thông tin viba;

6. Lắp đặt máy, thiết bị dây chuyền công nghiệp;

7. Sản xuất kinh doanh cột bê tông các loại, thiết bị điện. Sản phẩm chính của Công ty là:

- Cột điện bê tông các loại và các sản phẩm bê tông khác; - Sản phẩm cơ khí;

Sản phẩm cột điện bê tông cốt thép của Công ty được Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam với thời hạn từ ngày 28/9/2002 tới ngày 27/9/2005.

Cơ cấu của Công ty bao gồm: Giám đốc điều hành, Phó Giám đốc, các phòng nghiệp vụ và các đơn vị sản xuất.

Các phòng nghiệp vụ: 1. Phòng kế hoạch; 2. Phòng kế toán tài vụ;

3. Phòng tổ chức lao động tiền lương; 4. Phòng kỹ thuật- an toàn;

5. Phòng hành chính.

Các tổ đội sản xuất: 1. Xưởng sản xuất cột;

2. Phân xưởng sửa chữa cơ điện- ôtô xe máy; 3. Đội xây lắp điện I đến IX;

4. Đội xây lắp công nghiệp; 5. Đội xây dựng cầu đường I, II; 6. Xưởng cơ khí chế tạo;

7. Xưởng sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn. Hoạt động:

- Công ty giao khoán cho các đội. Các thiết bị vật tư chính của Công trình (máy, cột, xà, sứ, dây, xi măng) đội phải mua lại của Công ty. Các vật tư, vật liệu khác Công ty giao cho đội tự lo nhưng phải đảm bảo chất lượng và lập thủ tục nhập xuất kho theo đúng quy định của Nhà nước.

- Các đội được tạm ứng kinh phí để phục vụ sản xuất và phải chịu lãi suất của ngân hàng tại thời điểm vay theo quy định của Công ty.

- Nộp thuế VAT của công trình qua Công ty.

- Căn cứ vào giá trị thanh quyết toán công trình đã được bên A và cơ quan có thẩm quyền duyệt chấp nhận, đội có trách nhiệm nộp lên Công ty một phần giá trị mà đội thực hiện.

Tài chính:

Chính sách kế toán: Tuân thủ chính sách kế toán Việt Nam theo Quyết định 167/TC-QĐ của Bộ Tài chính.

Thông qua những thông tin cơ sở về lĩnh vực hoạt động, kiểm toán viên đánh giá mức rủi ro kinh doanh của VACO khi thực hiện hợp đồng kiểm toán cho công ty BT và công ty HN là bình thường. Sau đó, Manager của phòng nghiệp vụ kiểm toán lập “Bản phê duyệt thực hiện hợp đồng kiểm toán mới” để trình Ban Giám đốc phê duyệt. Bản phê duyệt hợp đồng mới của công ty BT được trình bày trong biểu số 03 dưới đây:

Biểu số 03: Bản phê duyệt thực hiện hợp đồng kiểm toán mới

BẢN PHÊ DUYỆT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KIỂM TOÁN MỚI

CÁC THÔNG TIN VỀ KHÁCH HÀNG

Tên khách hàng: Công ty cổ phần BT.

Kỳ kiểm toán: Cho giai đoạn hoạt động từ tháng 11/2000 đến 31/12/2001và cho

năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2003. Nguồn giới thiệu:

Những thông tin chủ yếu về khách hàng: Công bắt đầu hoạt động từ ngày 15/11/2000.

Hoạt động kinh doanh: Kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng

Kiểm toán viên của các năm trước: Năm 2003 là năm đầu tiên thực hiện kiểm toán

Lý do thay đổi kiểm toán viên: Không áp dụng

Dịch vụ yêu cầu cung cấp: Kiểm toán báo cáo tài chính

Những vấn đề về thuế cần quan tâm: Quyết định miễn thuế chưa rõ ràng năm 2003

Báo cáo tài chính năm gần đây nhất: Năm 2003

Số liệu về thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm gần đây nhất: Không áp dụng

PHÂN LOẠI KHÁCH HÀNG

Đánh dấu vào ô phân loại khách hàng dưới đây (Xem thêm ghi chú phía sau)

DNNN ĐTNN TC, NH D/A

DTT HĐChung Trước H/động

Khác : công ty cổ phần Khác: ---

ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN

Mô tả chi tiết (Trong trường hợp có dấu hiệu rủi ro, cần mô tả chi tiết trong bản ghi chú riêng kèm theo)

Tham chiếu tới mục 1210

Tính chính trực của Ban quản lý khách hàng Không có vấn đề gì Số 1, 2, 3

Cơ cấu tổ chức quản lý Không có vấn đề gì Số 4, 5, 6, 7, 8, 9

CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM Thành viên Deloitte Touche Tohmatsu

Nội dung hoạt động kinh doanh Không có vấn đề gì Số 10

Môi trường kinh doanh Không có vấn đề gì Số 11

Kết quả tài chính Số 12, 13

Bản chất hợp đồng kiểm toán Không có vấn đề gì Số 14, 15, 16

Mối quan hệ trong kinh doanh và các bên liên

quan Không có rủi ro gì Số 17

Kinh nghiệm và các thông tin đã có trước đây

của chúng ta về khách hàng Chưa có Số 18, 19

Đánh giá tổng thể về rủi ro kiểm toán : Bình thường

Phí dự tính : 145.000.000 (Không bao gồm VAT)

Thời gian kiểm toán dự tính : 919 giờ

Tính độc lập và vấn đề mâu thuẫn lợi ích : Kiểm toán viên đảm bảo tính độc lập trong cuộc kiểm toán và không có mâu thuẫn về lợi ích giữa công ty kiểm toán và khách hàng

(Tham chiếu tới Hướng dẫn hoạt động nghề nghiệp của Công ty mục 1420 và 1430)

:

Kết luận chung về việc chấp nhận cung cấp dịch vụ cho khách hàng mới

:

Ghi chú:

Nếu chúng ta vẫn quyết định chấp nhận cung cấp dịch vụ cho khách hàng mới trong truờng hợp rủi ro được đánh giá là cao hơn mức trung bình hoặc rất cao, chúng ta phảI nêu ra được kế hoạch hành động để xử lý rủi ro này trong mục 1210

Người lập (Ghi rõ họ, tên) Lê Xuân Thắng Ngày: 24/ 02/ 04

Chủ nhiệm kiểm toán (Ghi rõ họ, tên) Lê Xuân Thắng Ngày: 24/ 02/ 04

Thành viên Ban Giám đốc (Ký duyệt) Hà Thị Thu Thanh Ngày: 02/ 3/ 04

Ghi chú:

Phân loại khách hàng: Dựa theo tiêu chí sau:

Tiêu chí A:

1. DNNN : Doanh nghiệp nhà nước hoạt động tại Việt Nam 2. DTT : Khách hàng của DTT

3. ĐTNN : Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam

4. HĐ chung : Các hợp đồng làm chung với các công ty kiểm toán khác

5. TC và NH : Khách hàng trong lĩnh vực Tài chính và Ngân hàng

Tiêu chí B:

1. D/ A : Các dự án của các tổ chức quốc tế tài trợ

2. Trước hđộng : Công ty trong giai đoạn trước hoạt động

(Nguồn: Tài liệu nội bộ VACO)(11, 210)

Sau khi ‘Bản phê duyệt thực hiện hợp đồng kiểm toán mới’’ được phê duyệt bởi Ban Giám đốc, VACO thực hiện thương thảo và ký kết hợp đồng với hai khách hàng này (Phụ lục).

Hợp đồng kiểm toán được thực hiện theo Chuẩn mực số 210- Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam. Đây được coi là một bằng chứng thể hiện VACO chấp nhận hợp đồng

kiểm toán cho hai Công ty. Sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên bắt tay vào việc lập kết hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán.

Một phần của tài liệu Luận văn: Nâng cao hiệu quả đánh giá rủi ro trong quá trình kiểm toán năm đầu tiên, số dư đầu năm do VACO thực hiện ppsx (Trang 42 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)