Kết quả ước lượng hàm lợi nhuận OLS và MLE

Một phần của tài liệu 4073535 (Trang 65)

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại Đồng bằng sơng Cửu Long năm 2010

*: có ý nghĩa ở mức 10%; **: có ý nghĩa từ ở mức 5%; ***: có ý nghĩa từ ở mức 1%; ns: khơng có ý nghĩa

Hệ số xác định của hàm lợi nhuận Cobb – Douglas (R2) là 0,1288, nghĩa là 12,88% sự biến động về lợi nhuận của những nông hộ trồng lúa do sự tác động của các yếu tố giá cả đầu vào như: giá phân đạm, giá phân lân, giá thuốc bệnh, giá thuốc sâu, giá thuốc cỏ, lao động,chi phí thuê …

Biến số Hàm lợi nhuận OLS(P – value) Hàm giới hạn lợi nhuận MLE(P – value) Hằng số (0,000)8,677 *** (0,000)8,452 *** Giá phân đạm (N) -0,055 (0,728) ns -0,310 (0,000) *** Giá phân lân (P) -0,073

(0,426)

ns -0,218

(0,000) *** Giá phân kali (K) (0,414)-0,067 ns (0,572)-0,028 ns Giá thuốc cỏ (C) (0,106)-0,106 ns (0,033)-0,106 ** Giá thuốc sâu (S) (0,249)0,048 ns (0,000)0,076 *** Giá thuốc bệnh (B) 0,014 (0,812) ns 0,078 (0,000) *** Giá giống (G) -0,333 (0,020) ** -0,299 (0,054) * Lao động (LD) -0,131 (0,058) * -0,004 (0,926) ns Chi phí thuê (T) -0,015 (0,661) ns 0,044 (0,000) *** Chi phí cố định (FC) (0,064)-0,089 * (0,000)0,050 *** Diện tích (DT) (0,563)0,040 ns (0,000)0,134 *** Tập huấn (0,030)0,178 ** (0,000)0,310 *** R2 0,1288  1,495 2 2/ u 0,9999

Ta có hệ số ý nghĩa của mơ hình hàm lợi nhuận OLS là Prob> F= 0,0005 nhỏ hơn 1%. Như vậy, giả thuyết H0 bị bác bỏ hoàn toàn ở mức ý nghĩa 1%. Điều đó cũng có nghĩa là các biến độc lập trong mơ hình hàm lợi nhuận có ảnh hưởng đến lợi nhuận của các hộ trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long.

4.2.2.1. Giá phân bón

+ Giá phân đạm (N): Phân đạm là một loại phân quan trọng và cần thiết trong quá trình sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Hệ số ý nghĩa của giá phân đạm khơng có ý nghĩa trong hàm lợi nhuận OLS, nhưng hàm giới hạn lợi nhuận (MLE) lại có ý nghĩa ở mức 1%. Tức là nếu giá phân đạm tăng 1% và các yếu tố khác được cố định thì lợi nhuận trung bình của nơng hộ theo ước lượng của hàm lợi nhuận OLS thì khơng ảnh hưởng nhưng với hàm giới hạn lợi nhuận MLE thì giảm 0,31%. Có hai yếu tố tác động làm cho lợi nhuận giảm bởi giá của phân đạm nguyên chất.

Thứ nhất, như phân tích ở hàm sản xuất OLS và hàm giới hạn khả năng sản xuất MLE thì khi tăng lượng phân đạm thì năng suất sẽ giảm, do năng suất giảm sẽ làm lợi nhuận giảm, ở đây lượng đạm được sử dụng đã dư so với kỹ thuật trồng lúa được phổ biến (80 kg/ha) vì vậy lượng phân đạm nguyên chất thừa mà nông hộ sử dụng hơn 20 kg. Vì vậy mà lợi nhuận giảm đi.

Thứ hai, khi giá cả yếu tố đầu vào tăng sẽ là giảm đi lợi nhuận do lợi nhuận được tính bằng tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí, khi thu nhập khơng đổi mà chi phí tăng thì lợi nhuận giảm là điều hợp lý. Như ta biết lượng phân đạm được sử dụng nhiều nên chi phí cho phân đạm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí nên khi giá phân đạm tăng sẽ làm giảm lợi nhuận.

+ Giá phân lân (P): Hệ số của giá phân lân chỉ có ý nghĩa trong mơ hình hàm giới hạn lợi nhuận MLE ở mức 1% và khơng có ảnh hưởng đến lợi nhuận trong hàm lợi nhuận OLS. Khi giá phân lân tăng 1% và cố định các yếu tố khác thì lợi nhuận trung bình cao nhất giảm 0,218%. Phân lân đóng vai trị quan trọng cho sự phát triển của cây lúa. Như ta phân tích hiệu quả kỹ thuật thì phân lân giúp tăng năng suất lúa. Như phân đạm, phân lân cũng chiếm một tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu phân bón nên khi giá tăng làm cho chi phí mua phân lân cao vì vậy làm lợi nhuận giảm.

+ Giá phân kali (K): Giá phân kali ngun chất khơng có ý nghĩa với cả hai mơ hình hàm lợi nhuận OLS và hàm giới hạn lợi nhuận MLE. Như phân tích ở phần hiệu quả kỹ thuật, phân kali khơng có ảnh hưởng đến năng suất lúa và lượng phân kali thấp hơn rất nhiều so với hai loại phân đạm và lân nên khi giá phân lân có tăng cũng khơng ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của người trồng lúa.

Qua phân tích trên, chúng ta thấy rằng giá phân bón chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận lớn nhất mà nông dân đạt được qua hàm giới hạn lợi nhuận MLE chứ không ảnh hưởng đến lợi nhuận trung bình mà nơng hộ thực tế sản xuất OLS. Nguyên nhân cơ bản của vấn đề là cách sử dụng phân chưa được hợp lý của nông hộ ở các khâu bón phân gì, cơ cấu phân, thời điểm bón phân … Lượng phân NPK trung bình trên một ha lúa mà các nhà khoa học khuyến cáo là 80-60-40 kg phân nguyên chất.

4.2.2.2. Giá thuốc nông dược

Giống như giá phân bón, giá các loại thuốc nông dược điều khơng có ý nghĩa trong mơ hình hàm lợi nhuận OLS nhưng lại có ý nghĩa ở hàm giới hạn lợi nhuận MLE. Cũng như phương pháp sử dụng phân bón, người nơng dân ở Đồng bằng sơng Cửu Long cịn rất yếu trong khâu sử dụng thuốc nơng dược vì vậy khi giá nơng dược tăng hay giảm điều ít ảnh hưởng đến lợi nhuận trung bình vì giá thc nơng dược có tăng hay giảm thì họ cũng chỉ sử dụng một lượng thuốc nhất định dựa theo kinh nghiệm là chủ yếu. Vì vậy giá thuốc nơng dược chỉ có ảnh hưởng đến lợi nhuận trong hàm giới hạn lợi nhuận MLE, cụ thể như sau:

+ Giá thuốc cỏ (C): Hệ số ý nghĩa của giá thuốc cỏ có ý nghĩa ở mức 5%, tức là khi giá thuốc cỏ tăng 1% và các yếu tố khác được cố định thì lợi nhuận lớn nhất mà nông hộ đạt được giảm 0,106%. Giá thuốc cỏ khá cao trong ba loại thuốc nông dược vì vậy khi giá thuốc cỏ tăng làm tăng chi phí sử dụng nơng dược vì vậy làm cho lợi nhuận giảm.

+ Giá thuốc sâu (S): giá thuốc sâu có ý nghĩa ở mức 1%, tức là khi giá thuốc sâu tăng 1% với điều kiện các yếu tố khơng đổi thì lợi nhuận tăng 0,076%. Khi giá thuốc sâu tăng thì nơng hộ có khuynh hướng sử dụng thuốc sâu hợp lý hơn về thời gian và liều lượng vì giá thuốc sâu rất cao (cao nhất trong ba loại thuốc), để giảm chi phí tăng lợi nhuận.

+ Giá thuốc bệnh và dưỡng (B): theo bảng 4.6 thì giá thuốc bệnh và dưỡng có ý nghĩa ở hàm giới hạn lợi nhuận MLE. Như đã phân tích ở phần hiệu quả kỹ thuật khi tăng một lượng thuốc bệnh và dưỡng thì sẽ làm giảm năng suất lúa. Trong hàm giới hạn lợi nhuận khi gia thuốc bệnh và dưỡng tăng 1% và cố định các yếu tố đầu vào khác thì lợi nhuân tăng 0,078%. Giá thuốc bệnh và dưỡng không cao bằng hai loại thuốc sâu và cỏ nhưng liều lượng sử dụng lại nhiều hơn vì vậy chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu chi phí nơng dược, cũng như thuốc sâu khi giá thuốc tăng thì người ta sẽ áp dụng các phương pháp sử dụng nơng dược hợp lý hơn là giảm chi phí và tăng lợi nhuận.

Qua phân tích trên, ta thấy khi giá thuốc nơng dược tăng sẽ có hai tác động ngược chiều và cùng chiều với lợi nhuận. Trong thực tiễn sản xuất, khi giá cả đầu vào tăng thì lợi nhuận sẽ giảm và ngược lại. Nhưng trong những trường hợp sản xuất chưa hiệu quả, chưa tiết kiệm đến mức tối đa các yếu tố đầu vào thì khi giá các yếu tố đầu vào tăng thì sẽ tạo động cơ làm cho người sản xuất tiết kiệm được chi phí nhờ áp dụng phương pháp sản xuất và sử dụng yếu tố đầu vào hợp lý hơn, vì vậy làm lợi nhuận tăng.

4.2.2.3. Giá giống

Theo kết quả ước lượng hàm lợi nhuận OLS và hàm giới hạn lợi nhuận MLE thì giá giống đều có ý nghĩa. Đối với hàm lợi nhuận OLS có mức ý nghĩa ở 5%, nghĩa là khi giá lúa giống tăng 1% và các yếu tố khác khơng đổi thì lợi nhuận trung bình giảm 0,333%; đối với hàm giới hạn lợi nhuận MLE có ý nghĩa ở mức 10% tức là khi cố định các yếu tố đầu vào và giá giống tăng 1% thì lợi nhuận giảm 0,299%. Trên địa bàn nghiên cứu, lượng giống sử dụng trung bình là 218,11kg, lượng lúa giống nhiều hơn khuyến cáo từ 118,11-98,11kg (theo khuyến cáo là từ 80-100kg/ha). Vì vậy, khi giá giống tăng làm tăng chi phí tăng nên lợi nhuận giảm. Ngồi ra lợi nhuận cịn giảm do sử dụng lượng giống thừa.

4.2.2.4. Lao động

Lao động là một yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất. Đối với hoạt động sản xuất lúa, lao động gia đình được sử dụng là chủ yếu, ngồi ra thì lao động th rất ít. Trong bài viết này lao động gia đình được tính theo ngày cơng và khơng qui được thành chi phí, vì vậy lợi nhuận cịn chứa đựng chi phí lao động gia đình (loại chi phí mà người nơng dân tiết kiệm được hay gọi là lấy

công làm lời). Theo kết quả ước lượng ở bảng 4.6 thì lao động chỉ có ý nghĩa ở hàm lợi nhuân OLS và khơng có ý nghĩa ở hàm giới hạn lợi nhuận MLE. Vì khi người nơng dân sản xuất tại một điểm trên đường lợi nhuận trung bình nếu tăng ngày cơng lao động thì chi phí cho lao động của họ tăng lên (mặt dù là chi phí tiết kiệm) nên lợi nhuận giảm. Trong khi đó nếu người nơng dân đã sản xuất ở một điểm trên đường lợi nhuận tối đa thì khi tăng thêm ngày cơng lao động cũng không làm tăng hoặc giảm lợi nhuận. Khi ta tăng 1% ngày công lao động gia đình và các yếu tố khác khơng đổi thì lợi nhuận trung bình giảm 0,131%.

4.2.2.5. Chi phí khác

+ Chi phí thuê: Từ bảng 4.6 ta thấy rằng chi phí th khơng có ý nghĩa trong mơ hình lợi nhuận OLS nhưng có ý nghĩa trong hàm giới hạn lợi nhuận MLE. Khi ta tăng 1% chi phí thuê và các yếu tố khác cố định thì lợi nhuận tăng 0,044%. Hệ số biến đổi của lợi nhuận theo chi phí th khơng lớn 0,044%, điều đó chứng tỏ rằng chi phí th có ảnh hưởng đến lợi nhuận của hoạt động sản xuất lúa nhưng không lớn. Ở đây chi phí thuê gồm: thuê làm đất, bón phân, phun thuốc và tưới tiêu …

+ Chi phí cố định: Theo bảng 4.6 thì chi phí cố định có ý nghĩa trong cả hai mơ hình hàm lợi nhuận OLS và hàm giới hạn lợi nhuận MLE. Khi tăng 1% chi phí cố định và các yếu tố khác khơng đổi thì lợi nhuận sẽ giảm ở hàm lợi nhuận OLS là 0,089% và tăng ở mơ hình MLE là 0,050%. Có sự khác biệt giữa hai mơ hình là do: khi nơng dân nếu đang sản xuất ở một điểm đường lợi nhuận trung bình thì khi tăng chi phí cố định thì lợi nhuận giảm, trong khi nếu đang sản xuất ở một điểm trên đường lợi nhuận tối đa thì sẽ tăng khi tăng chi phí cố định vì chi phí cố định là chi phí phát sinh khi thu hoạch trở về sau, nên khi tăng chi phí cố định giúp tăng lợi nhuận cho người sản xuất ở hàm lợi nhuận tối đa.

4.2.2.6. Diện tích

Diện tích là một tư liệu sản xuất quan trọng trong q trình sản xuất nơng nghiệp nói chung và trồng lúa nói riêng. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, đa số nông dân sản xuất với qui mô nhỏ và manh mún. Theo kết quả ước lượng, ta thấy diện tích khơng có ý nghĩa trong hàm lợi nhuận OLS nhưng lại có lợi nhuận trong mơ hình hàm giới hạn lợi nhuận. Điều đó cho ta nhận định rằng: khi tăng diện tích thì lợi nhuận sẽ tăng, cụ thể là khi tăng 1% diện tích thì lợi nhuận tối đa

tăng 0,131%. Như kết quả phân tích ở hiệu quả kỹ thuật, khi ta tăng diện tích thì năng suất tăng, vì vậy lợi nhuận cũng tăng. Ngoài ra, lợi nhuận tăng khi tăng diện tích là do người nơng dân có thể giảm được nhiều chi phí do tính kinh tế theo qui mơ. Khi diện tích sản xuất lớn hơn, người nơng dân sử dụng phân thuốc sẽ hợp lý hơn nên giảm được chi phí sản xuất làm tăng lợi nhuận.

4.2.2.7. Tập huấn

Như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ở trên, chúng ta thấy vai trò quan trọng của kỹ thuật canh tác lúa. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, kỹ thuật trồng lúa ngày một phát triển, trong đó cơng tác tập huấn đóng một vai trị quan trọng. Theo số liệu điều tra, có 50,86% nơng hộ có tham gia các chương trình tập huấn như: IPM, ba giảm ba tăng, bốn đúng, kỹ thuật trồng lúa … Đúng theo kết quả ước lượng ở hai mơ hình hàm lợi nhuận OLS và hàm giới hạn lợi nhuận MLE, thì tập huấn điều có ý nghĩa và có tác dụng làm tăng lợi nhuận. Khi người nông dân được tập huấn thì lợi nhuận cao hơn người khơng có tập huấn lần lượt ở hao mơ hình là 0,178% và 0,310%.

4.2.3. Hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất lúa

Từ kết quả phân tích hàm giới hạn lợi nhuận, với cách tính hiệu quả của Jondrow ta có thể ước lượng được hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng lúa vụ thu đông ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Bảng 4.7 Bảng phân phối mức hiệu quả kinh tế

Mức hiệu quả kinh tế (%) Số nông hộ Tỷ Trọng (%)

90 – 100 18 6,94 80 – 90 8 3,09 70 – 80 14 5,41 60 – 70 16 6,18 50 – 60 20 7,72 <50 183 70,66 Trung bình

Mức hiệu quả cao nhất Mức hiệu quả thấp nhất

43,51% 100,00% 1,38%

Qua bảng phân phối về hiệu quả kinh tế (4.7), ta thấy mức hiệu quả trung bình là 43,51%. Trong đó, mức hiệu quả cao nhất là 100,00% và thấp nhất là 1,38%. Sở dĩ có những hộ nơng dân đạt mức hiệu quả quá thấp như vậy là do những hộ đó trồng lúa với chi phí quá cao nhưng lại sử dụng những yếu tố đầu vào này không hiệu quả làm cho năng suất thấp. Theo tính tốn của các nhà kinh tế, người sản xuất chỉ sử dụng thêm yếu tố đầu vào đến mức giá đầu vào bằng với mức lợi nhuận đạt được tương ứng, nhưng do thiếu thơng tin và trình độ sản xuất nên người nơng dân thường sử dụng yếu tố đầu vào vượt mức giới hạn nên chi phí sản xuất cao làm giảm lợi nhuận. Bên cạnh đó giá cả đầu ra tương đối thấp do chất lượng hạt gạo không tốt hoặc bị thương lái ép giá.

Từ hiệu quả kinh tế trung bình, ta nhận thấy rằng của hoạt động lúa vụ thu đông chưa cao. Ta thấy rằng hiệu quả kinh tế trung bình là 43,51%, vậy phần kém hiệu quả là 56,49%. Phần kém hiệu quả này (phần lợi nhuận bị mất đi) là do những yếu tố ngẫu nhiên và những yếu tố mà nông dân khơng thể kiểm sốt được tác động đến. Chúng ta có thể tính được mức kém hiệu quả do các yếu tố nơng dân có thể kiểm sốt bằng cơng thức: , u2/2. Và theo kết quả chạy hàm giới hạn lợi nhuận MLE thì ,= 99,99%. Điều này càng nhấn mạnh trong phần lợi nhuận bị mất đi là do nông dân sử dụng đầu vào khơng hiệu quả, cịn lại 0,01% là sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên khơng kiểm sốt được như: thời tiết, khí hậu, điều kiện thổ nhưỡng, ... Phần lớn nông dân chỉ sử dụng liều lượng đầu vào theo cơng thức có sẵn, dựa vào kinh nghiệm hay tham khảo ý kiến của hàng xóm xung quanh. Do vậy, liều lượng đầu vào được sử dụng ít phụ thuộc vào sự biến động của giá cả đầu vào. Từ đó, nơng dân khơng thể chọn lượng đầu vào ở mức tối ưu, ở đó, giá trị sản phẩm biên của đầu vào bằng giá cả đầu vào. Điều này dẫn đến hiệu quả giá thấp và do đó hiệu quả kinh tế thấp.

Ở bảng 4.8, tương ứng với mức thiệt hại từ 0 – 10%, trung bình giá trị lợi

Một phần của tài liệu 4073535 (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)