5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1 Hành vi của người thực hiện chuyến đi
2.1.1 Hành vi của người thực hiện chuyến đi trên quan điểm tâm lý học
Theo lý thuyết hành vi trong tâm lý học, chúng ta khơng thể nghiên cứu được những gì mà chúng ta khơng thể quan sát trực tiếp được. Các nhà hành vi chính thống cho rằng các tác nhân quy định phản ứng của con người, do đó qua các phản ứng có thể hiểu được các tác nhân. J. Waston – một đại diện tiêu biểu của lý thuyết hành vi trong tâm lý học đã đưa ra mơ hình hành vi gồm một chuỗi kích thích và phản ứng:
Theo sơ đồ này thì hành vi chúng ta hồn tồn máy móc, cơ học mà khơng có sự tham gia của ý thức hay một yếu tố nào khác.
Về sau trong quá trình phát triển thuyết hành vi, khái niệm hành vi dần được mở rộng và chứa đựng thêm nhiều yếu tố mới. Các nhà hành vi mới (hay còn gọi là các nhà hành vi xã hội) cho rằng giữa hai yếu tố tác nhân và phản ứng cịn có các yếu tố trung gian được chia làm 2 loại là các nhu cầu sinh lý và các yếu tố nhận thức. Nhà xã hội học Mỹ G. Mead cho rằng hành vi xã hội không thể hiểu được nếu xây dựng nó từ các tác nhân và phản ứng, nó cần được phân tích như một chỉnh thể linh hoạt, không một bộ phận nào của chỉnh thể được phân tích hoặc có thể được phân tích độc lập [16]. Điều này có nghĩa hành vi xã hội là một thể thống nhất gồm các yếu tố bên trong và bên ngồi có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Như vậy, hành vi của con người là một tập hợp nhiều hành động (hay việc làm cụ thể) liên kết với nhau một cách hết sức phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong (như tính cách, di truyền…) và các yếu tố bên ngồi (như kinh tế, văn hố, xã hội, chính trị, mơi trường…) dưới nhiều góc độ và mức độ khác nhau. Có 4 thành phần tạo nên mỗi hành vi của con người, đó là: kiến thức, niềm tin, thái độ và thực hành. Mỗi hành vi là sự thể hiện của tất cả 4 thành phần bên trong một loạt các hành động có thể quan sát được nhằm đáp ứng một kích thích bên ngồi nào đó tác động lên cơ thể [14, 15].
Hành vi của người thực hiện chuyến đi (mà cụ thể trong nghiên cứu này là hành vi lựa chọn phương tiện đi lại của người dân đơ thị) cũng là hành vi xã hội, do đó, cũng chịu tác động của nhiều yếu tố: mục đích tiêu dùng, động cơ tiêu dùng, ngân sách dành cho tiêu dùng… để đi đến quyết định lựa chọn của họ. Hành vi lựa chọn phương tiện đi lại là một thể thống nhất gồm các yếu tố bên trong và bên ngồi có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các yếu tố bên trong có thể hiểu đó là các đặc điểm cá nhân, đặc điểm tâm lý, sở thích của người tiêu dùng, các yếu tố bên ngoài là đặc điểm gia đình, mơi trường sinh sống, hoạt động của người đó. Như vậy, khi nghiên cứu hành vi của người thực hiện chuyến đi, để mô tả hành vi đó một cách sinh động, cụ thể, nhất thiết phải chú trọng đến các yếu tố bên trong và bên ngoài của hành vi tiêu dùng.