5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2 Lý thuyết về dự báo nhu cầu đi lại
2.2.1 Nhu cầu đi lại và vận tải hành khách đô thị
a. Khái quát chung
Sản phẩm vận tải chính là sự di chuyển người và hàng hóa trong khơng gian, làm thoả mãn nhu cầu đi lại của người thực hiện chuyến đi hay chủ hàng
Trường hợp 1: Người thực hiện chuyến đi đánh giá chi phí cao hơn thời gian
Trường hợp 2: Người thực hiện chuyến đi đánh giá thời gian cao hơn chi phí
Lợi ích cao hơn Lợi ích cao hơn
Xe máy Xe buýt Xe máy Xe buýt Chi phí thấp Chi phí thấp Thời gi an ít Thời gi an ít
Hình 2. 4 Các đường đồng mức thỏa dụng đối với những người di chuyển nhạy cảm với thời gian và chi phí
nào đó. Căn cứ vào đối tượng vận chuyển, người ta chia làm hai loại là vận tải hành khách và vận tải hàng hóa. Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm vận tải mang tính tất yếu trong sản xuất và đời sống xã hội.
Trong vận tải hành khách, nhu cầu đi lại chính là sự thể hiện lượng cầu vận tải trong mối quan hệ với các nhân tố kinh tế xã hội và các nhân tố thuộc về lĩnh vực vận tải. Việc xác định chính xác nhu cầu đi lại có vai trị quan trọng trong việc quy hoạch mạng lưới giao thơng vận tải nói riêng và quy hoạch đơ thị nói chung.
Đối với vận tải hành khách đơ thị, nhu cầu đi lại chính là nhu cầu được dịch chuyển về mặt không gian của người thực hiện chuyến đi trong khu vực đô thị và vùng lân cận trong một khoảng thời gian cụ thể nào đó. Vận tải hành khách đô thị được nghiên cứu để nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân.
Nhu cầu đi lại được hiểu là số lượng chuyến đi lớn nhất có thể của một người dân hoặc một nhóm dân cư hoặc một vùng, một khu vực trong một khoảng thời gian nhất định. Nhu cầu đi lại là một loại nhu cầu phát sinh, là kết quả khi con người muốn thỏa mãn những nhu cầu khác thuộc lĩnh vực sản xuất và đời sống. Để thực hiện mong muốn đi lại của mình, con người sẽ chọn cho mình một phương thức phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, có thể đi bộ, đi bằng phương tiện vận tải cá nhân hoặc đi bằng phương tiện vận tải công cộng.
Vận tải hành khách trong đơ thị có thể hiểu một cách đơn giản là loại hình vận tải chuyên chở người thực hiện chuyến đi trong đô thị và những vùng kề cận có mục đích khác nhau ( đi làm, đi học, đi mua sắm …). Các điểm đến được xác định trong mục đích chuyến đi như các trường học, cơ quan, trung tâm thương mại … được gọi là trung tâm thu hút vận tải.
Việc thay đổi vị trí người thực hiện chuyến đi trong không gian với khoảng cách lớn hơn 500m được coi là một chuyến đi. Tổng số chuyến đi của người thực hiện chuyến đi trong đơ thị phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có thể kể đến là thu nhập, sự tập trung hay phân tán của các địa điểm sản xuất, trung tâm thương mại, dân số …
Việc di chuyển của người thực hiện chuyến đi trong thành phố cũng tuân theo những quy luật nhất định. Đặc điểm và cường độ di chuyển của người thực hiện chuyến đi trong đô thị liên quan trực tiếp tới quy hoạch đô thị và sự phân bố dân cư của đơ thị đó. Sự phân bố dân cư lại có sự phụ thuộc nhất định vào đặc điểm nơi làm việc và loại công việc ( quy luật thu hút lao động ). Theo quy luật này, một bộ phận lớn lao động sẽ phân bổ ở gần nơi làm việc và sẽ giảm dần theo khoảng cách tính từ nơi làm việc. Sự phân bố dân cư phụ thuộc vào thời gian hao phí để khắc phục khoảng cách từ nơi ở tới nơi làm việc. Rõ ràng rằng việc di chuyển của người dân trong đô thị liên quan tới thời gian di chuyển, tăng thời gian di chuyển cho một chuyến đi thì nhu cầu đi lại sẽ giảm xuống. Quy luật này đặc trưng với các loại nhu cầu di chuyển ngoại trừ di chuyển đến các điểm thu hút có ý nghĩa chung tồn thành phố (sân vận động, công viên…) cũng như đến trường học. Trong trường hợp này nhu cầu di chuyển giữa mỗi vùng với điểm thu hút tỷ lệ với lượng dân của nó.
b. Phân loại nhu cầu đi lại và vận tải hành khách
Để phục vụ cho các mục đích nghiên cứu khác nhau trong vận tải hành khách đơ thị, có thể phân loại nhu cầu đi lại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Bốn tiêu thức thường được dùng để phân loại có thể kể đến là: đặc điểm người thực hiện chuyến đi, đặc điểm chuyến đi, phương thức vận tải và đặc điểm tuyến vận tải. Cách phân loại theo các tiêu thức này thể hiện trong bảng 2.1.
Bảng 2. 1 Phân loại nhu cầu đi lại theo bốn tiêu thức Đặc điểm Đặc điểm người thực hiện chuyến đi Đặc điểm chuyến đi Phương thức vận tải Đặc điểm tuyến vận tải - Tuổi - Giới tính - Thu nhập
- Quy mơ gia đình - Số lượng xe riêng - Nghề nghiệp - Đặc điểm khác - Mục đích - Thời gian - Hướng tuyến - Chi phí - Ơ tơ riêng - Taxi - Xe buýt - Tàu hỏa - Máy bay - Các loại khác - Cao tốc - Tuyến thường
Mỗi cách phân loại lại có thể phân chia theo những tiêu thức nhỏ hơn như trong bảng 2.1. Hơn nữa, mỗi tiêu thức lại có thể chia làm nhiều nhóm để nêu bật mối quan hệ giữa các đặc điểm cụ thể của từng nhóm nhỏ và những ảnh hưởng của các đặc điểm này đến việc đi lại. Sự sắp xếp riêng biệt và tổ hợp giữa những yếu tố cấu thành khác biệt dẫn đến một số lượng lớn các mơ hình vận tải thay thế để thỏa mãn nhu cầu đi lại của người dân đơ thị. Việc phân loại này có ý nghĩa lớn trong cơng tác dự báo phân bổ nhu cầu đi lại đô thị cũng như trong công tác quy hoạch và quản lý giao thông đô thị.
Các tiêu thức phân loại nhu cầu đi lại cũng được áp dụng trong phân loại vận tải hành khách. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu về giao thông vận tải, thông thường người ta chia vận tải hành khách đô thị thành hai loại là vận tải hành khách cá nhân và vận tải hành khách công cộng. Phương tiện vận tải cá nhân được quan niệm là các phương tiện có sức chứa từ 1-8 người (kể cả người lái) cịn phương tiện vận tải cơng cộng có sức chứa từ 9 người trở lên (trừ taxi) [18, 19].
Một cách phân loại khác người ta chia vận tải hành khách trong đô thị thành hai loại: theo hành trình và khơng theo hành trình. Trong vận tải hành khách theo hành trình, người ta tổ chức hoạt động của phương tiện vận tải theo các hành trình đã xác định trước, trên đó có bố trí các điểm đầu, cuối, giữa hành trình với các cơng trình phục vụ kèm theo (nhà chờ, biển chỉ dẫn hành trình …). Cịn đối với vận tải hành khách khơng theo hành trình, các phương tiện khơng bắt buộc phải hoạt động theo một hành trình cụ thể, Nhìn chung, đa số phương tiện vận tải hành khách cơng cộng hoạt động theo hành trình, cịn phương tiện vận tải cá nhân hoạt động khơng theo hành trình.
c. Đặc điểm của nhu cầu đi lại đơ thị * Nhu cầu đi lại là nhu cầu phát sinh
Khi con người có nhu cầu về một vấn đề nào đó, họ sẽ tìm cách thỏa mãn nhu cầu của mình. Đối với những nhu cầu về sản phẩm, hàng hóa nói chung, con người sẽ sử dụng một loại sản phầm khi sản phẩm này có giá trị sử dụng, trực tiếp hay gián tiếp thỏa mãn mong muốn của họ.
Với những sản phẩm mà thỏa mãn trực tiếp nhu cầu của con người như lương thực, nước uống… nhu cầu sử dụng những sản phẩm này được gọi là nhu cầu nguyên sinh, giá trị sử dụng của sản phẩm trực tiếp thỏa mãn hay đáp ứng được mục đích của con người. Với một số sản phẩm khác, việc sử dụng những sản phầm này nhằm gián tiếp đạt được một hay nhiều mục đích khác của người sử dụng, nói cách khác những sản phẩm này chỉ là công cụ hay phương tiện để đạt được mục đích nào đó của con người thì nhu cầu về sản phẩm này gọi là nhu cầu phát sinh, nhu cầu thứ phát hay nhu cầu dẫn xuất. Điều này có nghĩa là vì để thỏa mãn một mục đích nào đó, con người sẽ có nhu cầu sử dụng những sản phẩm khác để đạt được mục đích của mình. Vì thế nhu cầu phát sinh và là nhu cầu được nảy sinh do từ một hay nhiều nhu cầu khác.
Trong lĩnh vực vận tải, việc đi lại của người thực hiện chuyến đi không xuất phát từ giá trị sử dụng của dịch vụ vận tải, mà dịch vụ vận tải chỉ là công cụ hay phương tiện để góp phần thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của người thực hiện chuyến đi trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống xã hội. Chẳng hạn như, một người nào đó có nhu cầu đến bệnh viện thăm bạn ốm, vì thế họ cần di chuyển từ nhà đến bệnh viện, do đó làm phát sinh nhu cầu đi lại. Như vậy, nhu cầu đi lại phát sinh dựa trên các nhu cầu khác của con người. Nói cách khác ta gọi nhu cầu đi lại là nhu cầu phát sinh hay nhu cầu dẫn xuất.
* Nhu cầu đi lại ít có khả năng thay thế
Với các sản phẩm thông thường như lương thực, thực phẩm, số lượng những mặt hàng có giá trị sử dụng tương đương nhau rất nhiều do đó người tiêu dùng có thể thoải mái lựa chọn các sản phẩm có thể thay thế lẫn nhau. Trong lĩnh vực vận tải, số lượng phương thức vận tải có thể thay thế nhau trên một hành trình của người thực hiện chuyến đi là khơng nhiều, thậm chí là khơng có, vì vậy cơ hội lựa chọn sản phẩm vận tải thay thế của người thực hiện chuyến đi giảm đi đáng kể so với hàng hóa thơng thường.
* Sự thay đổi của giá cước tác động chậm tới nhu cầu đi lại
Sự biến động của lượng cầu vận tải theo giá cước cũng tuân theo luật nhu cầu, nghĩa là khi giá cước tăng thì lượng cầu vận tải giảm và ngược lại, khi
giá cước giảm thì lượng cầu vận tải tăng. Tuy nhiên, sự thay đổi của giá cước không diễn ra đồng thời với sự thay đổi lượng cầu vận tải, mà sự thay đổi lượng cầu vận tải thường xảy ra sau một khoảng thời gian nhất định tính từ khi giá cước thay đổi. Vấn đề này có thể được giải thích như sau: nhu cầu đi lại là nhu cầu phát sinh, nó phụ thuộc vào nhu cầu về sản xuất hay tiêu dùng của con người, nhưng những thói quen tiêu dùng hay kế hoạch sản xuất khơng thể thay đổi ngay lập tức mà cần phải có thời gian. Do đó, khi giá cước thay đổi thì phải mất một khoảng thời gian nhất định lượng cầu về vận tải mới thay đổi theo sự thay đổi của nhu cầu về sản xuất hay tiêu dùng…
* Nhu cầu đi lại có xu hướng bão hịa và tăng chậm so với nhịp độ phát triển chung của nền kinh tế
Trong các lĩnh vực phát triển của nền kinh tế khi các nhân tố ảnh hưởng thay đổi thuận lợi sẽ làm tăng nhu cầu. Trong lĩnh vực vận tải, xu hướng biến động của nhu cầu có một chút khác biệt. Khi điều kiện sống được cải thiện, thu nhập tăng sẽ dẫn tới tăng nhu cầu đi lại bằng phương tiện vận tải cá nhân, nhu cầu đi lại bằng phương thức vận tải công cộng giảm đi đáng kể và sẽ tiếp tục giảm nếu chất lượng của vận tải công công không được cải thiện.
* Nhu cầu đi lại mang tính xã hội sâu sắc
Tính xã hội của nhu cầu đi lại thể hiện thông qua phong tục, tập quán và thói quen trong sinh hoạt của người dân. Mỗi nước khác nhau hay mỗi địa phương trong một nước có những phong tục, thói quen khác nhau trong việc tiêu dùng sản phẩm nói chung cũng như sản phẩm vận tải nói riêng, điều này thể hiện đặc thù của mỗi khu vực hay thể hiện tính xã hội của nhu cầu đi lại.
* Nhu cầu đi lại biến động theo không gian và thời gian
Các hoạt động trong xã hội thường có quy luật và có tính chu kỳ, chẳng hạn như mỗi năm vào dịp tết âm lịch những người xa nhà thường có xu hướng về nhà ăn tết làm cho nhu cầu đi lại vào dịp tết tăng mạnh. Vì lĩnh vực vận tải là lĩnh vực hỗ trợ và phục vụ cho các lĩnh vực khác trong nền kinh tế nên chính sự biến động của hoạt động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của con người có tính chu kỳ cũng làm cho hoạt động vận tải bị chi phối bởi quy luật và chu kỳ đó.
Đối với vận tải hành khách đô thị sự biến động của nhu cầu đi lại thay đổi theo không gian và thời gian mà thể hiện rõ thông qua quy luật biến động của luồng hành khách [6].
d. Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết đinh lựa chọn phương thức vận tải nhằm thỏa mãn nhu cầu đi lại
Có rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn phương thức vận tải của người thực hiện chuyến đi và có nhiều cách phân loại các nhân tố ảnh hưởng khác nhau. Để phục vụ cho cơng tác mơ hình hóa sau này, trên cơ sở lý thuyết về dự báo nhu cầu đi lại và tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, luận án phân loại các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn phương thức vận tải thành các nhóm: Người thực hiện chuyến đi và đặc điểm của người thực hiện chuyến đi; sự sẵn có của các phương thức vận tải thay thế nhau; đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của các phương thức vận tải và các nguyên tắc ra quyết định của người thực hiện chuyến đi. Các nhân tố này sau đó được đưa vào mơ hình và tính tốn các tham số để phân tích mức độ ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn phương thức vận tải của người thực hiện chuyến đi.
* Người thực hiện chuyến đi và đặc điểm của người thực hiện chuyến đi
Người thực hiện chuyến đi là người ra quyết định lựa chọn phương thức vận tải để thực hiện chuyến đi của mình. Trong mỗi tình huống lựa chọn người ra quyết định lựa chọn có thể là một người thực hiện chuyến đi đơn lẻ hoặc một nhóm người thực hiện chuyến đi, ai là người ra quyết định còn phụ thuộc vào tình huống lựa chọn cụ thể. Chẳng hạn, trong quyết định lựa chọn phương thức vận tải cho các chuyến đi làm của mình, người ra quyết định là cá nhân người thực hiện chuyến đi đó, nhưng trong tình huống lựa chọn phương thức vận tải cho chuyến đi du lịch của một tập thể, quyết định lựa chọn này có thể là kết quả lựa chọn của một tập thể thơng qua biểu quyết hoặc có thể là kết quả lựa chọn cá nhân của bản thân người lãnh đạo tập thể đó.
Đặc điểm của người thực hiện chuyến đi là nhân tố ảnh hưởng quan trọng tới quyết định lựa chọn phương thức vận tải của họ. Những đặc điểm được
nghiên cứu trong phân tích lựa chọn phương thức vận tải thường là: thu nhập của người thực hiện chuyến đi hay thu nhập bình quân của nhóm người thực hiện chuyến đi; nơi cư trú; địa vị xã hội của người thực hiện chuyến đi; thói quen, tính cách của người thực hiện chuyến đi …. Mỗi người thực hiện chuyến đi với các đặc điểm khác nhau sẽ có những cảm nhận và đánh giá khác nhau về cùng một phương án lựa chọn cũng như các thuộc tính của phương án đó, dẫn tới trong cùng một hoàn cảnh cụ thể, sự lựa chọn phương thức vận tải của họ là khác nhau. Chẳng hạn như trong việc lựa chọn phương thức di chuyển, hai người thực hiện chuyến đi khác nhau với mức độ thu nhập khác nhau và nơi cư