Trong Chương 3, tác giả đã hoàn thành ba nội dung quan trọng, đó là: (1) xây dựng được một hệ thống hoàn chỉnh cho phép thu nhận đồng thời hai loại tín hiệu là TEB và ECG áp dụng kĩ thuật số hóa trực tiếp đỉnh sóng mang tần số cao, đây là kỹ
thuật đã được nghiên cứu và hoàn thiện trong Chương 2; (2) xây dựng được bộ công cụ phần mềm hỗ trợ việc xử lý tín hiệu gồm các phép xửlý như lọc số, phân tích phổ, biến đổi wavelet, thực thi phép trung bình tồn bộ, phát hiện đỉnh R trong tín hiệu ECG để sử dụng trong các nghiên cứu liên quan đến nhiễu thở và lọc nhiễu thở; và (3) phát triển một phương pháp tách nhiễu thở trực tiếp thì tín hiệu trở kháng ngực TEB, bảo toàn được biên độ và dải tần của nhiễu thở, từ đó xây dựng được bộ dữ liệu về nhiễu thở trên tập dữ liệu của 26 tình nguyện viên với ba trạng thái thở khác nhau, phân tích và đánh giá về cơng suất và dải tần số của nhiễu thở trong tín hiệu TEB. Kết quả sơ bộ của nghiên cứu này đã được công bố trong [CT5]. Đây cũng là một trong những cơ sở quan trọng cho việc xây dựng và đánh giá thuật tốn giảm nhiễu thở được trình bày trong Chương 4.
-01 -01 00 01 01 02 02 .00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 d Z /d t ( Ω /s) Thời gian (s)
99
CHƯƠNG 4. PHÁT TRIỂN THUẬT TỐN GIẢM NHIỄU THỞ TRONG PHÉP ĐO TÍN HIỆU ICG
Chương 4 trình bày thuật tốn giảm ảnh hưởng của nhiễu thở trong phép đo tín
hiệu ICG dựa trên sự kết hợp ưu điểm của hai phép xử lý tín hiệu là biến đổi wavelet và trung bình tồn bộ. Đồng thời, tác giảcũngđề xuất một mơ hình và quy trình đánh
giá định lượng mức độ hiệu quả của thuật tốn lọc nhiễu thở. Mơ hình này sử dụng tín hiệu đầu vào được tổng hợp từ hai nguồn dữ liệu đã biết trước, đó là tín hiệu ICG từ thiết bị giả lập và nhiễu thở đã thu được trong Chương 3. Việc tổng hợp có kiểm sốt tín hiệu vào cho phép tác giả thử nghiệm thuật toán một cách linh động và đánh giá kết quả lọc nhiễu một cách chính xác bằng các phép so sánh. Kết quả này và các phân tích về khảnăng ứng dụng của thuật toán lọc nhiễu thở vào thực tếđược trình bày trong phần cuối cùng để đóng lại Chương 4 và cũng để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu cuối cùng của luận án.