L Quản trị thanh khoản Tính thanh khoản Tạo nguồn vốn và tính thanh khoản
TẠI ỦY BAN GIÁM SÁT TÀI CHÍNH QUỐC GIA
2.3.1 Chỉ số về vốn (Capital)
Đối với mỗi doanh nghiệp nguồn vốn kinh doanh là yếu tố vơ cùng quan trọng. Ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt – kinh doanh tiền tệ, chính vì thế đảm bảo đủ nguồn vốn của ngân hàng lại càng cần thiết bởi nguồn vốn của ngân hàng đã phần nào cho chúng ta thấy năng lực của ngân hàng đó, giúp cho khách hàng có được sự lựa chọn, đánh giá thích hợp. Do đó các chỉ số để đánh giá về mức đủ vốn của ngân hàng là rất quan trọng.
2.3.1.1Hệ số an tồn vốn:
Có thể thấy việc duy trì hệ số an tồn vốn tối thiểu trong khu vực ngân hàng được đảm bảo khá tốt. Tính đến hết năm 2010, hệ số an toàn vốn tối thiểu chung của tồn khu vực ngân hàng khoảng 12,08%. Trong đó, nhóm NHTMNN có hệ số an tồn vốn là 8,54%, NHTMCP là 14,75%, NHNNg, CN NHNNg có hệ số an tồn vốn cao nhất với 31,51%. Có thể thấy, các tổ chức có hệ số an tồn vốn cao lại là các tổ chức có quy mơ vốn nhỏ. Như vậy, hệ số an toàn vốn tối thiểu của toàn hệ thống ngân hàng đã nằm ở ngưỡng an toàn khi đều > 8%. Tuy vẫn nằm trong ngưỡng an tồn nhưng nhóm NHTMNN vẫn ẩn chưa nhiều rủi ro. Điều đáng lưu ý là khách hàng lớn của nhóm ngân hàng này là các tổng cơng ty nhà nước, mặc dù điều kiện tín dụng ln được nới lỏng nhưng hiệu quả hoạt động kinh doanh lại kém hiệu quả. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ về vốn của ngân hàng.
2.3.1.2Tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ và các quỹ:
Đây là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá mức đủ vốn của các hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng đã nỗ lực để tăng vốn điều lệ nhằm đáp ứng yêu cầu về lộ trình tăng vốn điều lệ theo quy định của Chính phủ, đồng thời gia tăng năng lực tài chính để cạnh tranh trong việc hội nhập quốc tế. Với mức vốn điều lệ lớn đã làm cho mức tăng vốn của nhóm NHTMNN thấp hơn nhóm NHTMCP. Nhóm NHLD nhờ có lợi thế từ cơng ty mẹ đã dẫn đầu trong tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ.
tăng vốn giữa các ngân hàng nhỏ và lớn dường như không cân sức. Hầu hết các ngân hàng nhỏ đều gặp khó khăn trong việc tăng vốn điều lệ bởi:
Đơn vị: %
Hình 2.5: Tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ và các quỹ năm 2010
Nguồn: Tổng hợp từ UBGSTCQG
-Hệ thống ngân hàng cịn gặp nhiều khó khăn trong thời kỳ hậu khủng hoảng đã làm cho hiệu quả kinh doanh hạn chế.
-Hầu hết các ngân hàng lựa chọn phương thức tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu trong khi thị trường chứng khoán lại đang rất ảm đạm.
2.3.1.3Tỷ lệ góp vốn mua cổ phần so với vốn điều lệ và các quỹ
Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của các TCTD tăng cao và tăng ở tất cả các nhóm ngân hàng. Tuy nhiên, trong khi hệ số an tồn vốn của các nhóm ngân hàng có xu hướng giảm thì các khoản đầu tư dàn trải của các tổ chức này lại không giảm.
Hình 2.6: Tỷ lệ vốn góp, mua cổ phần so với vốn điều lệ và các quỹ năm 2010
Nguồn: Tổng hợp từ UBGSTCQG 2.3.1.4Phân bố định vị mức đủ vốn theo nhóm ngân hàng.
Tỷ lệ dự phịng/vốn chủ sở hữu là một trong các tỷ lệ giúp phòng chống rủi ro cho hệ thống ngân hàng. Trong trường hợp rủi ro xảy ra với quy mô lớn, nếu tỷ lệ này càng lớn nó sẽ là tấm nệm dày quan trọng nhất, góp phần giúp ngân hàng xử lý các rủi ro, tổn thất có trật tự.
Đơn vị: % (**: Tỷ lệ dự phịng/Vốn chủ sở hữu)
Hình 2.7: Phân bố định vị mức đủ vốn theo nhóm ngân hàng
Nguồn: Tổng hợp
Nhóm NHTMNN có hệ số an tồn vốn tối thiểu thấp nhất. Nhóm NHLD, NHNNg có hệ số an tồn vốn tối thiểu cao nhất, do vậy khả năng hấp thụ và xử lý các khoản rủi ro trên bảng cân đối tài sản là tốt nhất so với các nhóm cịn lại. Tỷ lệ dự phòng trên vốn chủ sở hữu cao phản ánh mức độ rủi ro trong hoạt động cao, nó sẽ làm tăng nguy cơ suy giảm mức đủ vốn của khu vực ngân hàng.