Kiến nghị trong việc nâng cao chất lượng sử dụng chỉ số CAMEL

Một phần của tài liệu sử dụng hệ thống chỉ số camel trong giám sát và đánh giá mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam tại ủy ban giám sát tài chính quốc gia (Trang 86 - 88)

- Việt Nam cần phải nâng cao tiêu chuẩn vốn hơn nữa đối với các chỉ tiêu

ĐỘ AN TOÀN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

3.3.1 Kiến nghị trong việc nâng cao chất lượng sử dụng chỉ số CAMEL

-Hiện nay Việt Nam đang áp dụng 2 chỉ tiêu cơ bản là ROA, ROE tuy nhiên với chế độ báo cáo thống kê hiện nay thì việc tính tốn 2 chỉ tiêu nói trên thường

khơng được cập nhật và khơng đúng với kỳ hạn quyết tốn tài sản. Vì vậy, để đảm bảo cho việc phân tích, đánh giá và xếp hạng các NHTM được thực hiện cập nhật thì cần đưa thêm các chỉ tiêu như chênh lệch thu chi trước thuế, chênh lệch thu chi sau thuế.

-Điều chỉnh lại hệ thống kế toán Việt Nam để phù hợp hơn với chuẩn kế tốn quốc tế tăng độ chính xác của các chỉ tiêu kế toán cũng như bổ sung thêm được những chỉ tiêu CAMEL mà hiện tại chưa tính được. Cần bổ sung các chỉ tiêu năng lực quản lý vì đây là một nhân tố vô cùng quan trọng và tiên quyết để đảm bảo mức độ an toàn cho hệ thống ngân hàng.

-Hiện nay, các quy định về quản trị doanh nghiệp trong các NHTM được điều tiết bởi luật các TCTD và luật doanh nghiệp, các quy định này chưa phù hợp với nhiều nguyên tắc về quản trị doanh nghiệp của OECD. Ví dụ: chế độ báo cáo, lợi ích cổ đơng nhỏ, cơ chế giám sát của đại hội cổ đông đối với hội đồng quản trị và ban điều hành. Vì vậy hoạt động quản lý của hệ thống NHTM Việt Nam, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ cịn mang tính chất gia đình, độc quyền của một nhóm cổ đơng lớn nên các định chế về quản trị rủi ro hoặc việc tuân thủ các chuẩn mực an tồn cũng như lợi ích của cổ đông nhỏ đều không được coi trọng đúng mức. Đây là một trong những khiếm khuyết lớn nhất và là rủi ro đạo đức lớn nhất của hệ thống NHTM. Điều này cũng dễ nhận thấy trong việc hàng loạt các NHTM vi phạm các quy định về an toàn hệ thống hoặc các quyết định chính sách của ngân hàng Trung ương.

- Sửa đổi tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hiện hành cho phù hợp với chuẩn của Basel. Có cơ chế để khuyến khích các NHTM phát hành giấy tờ có giá dài hạn có thể hạch tốn thành vốn cấp 2 nhằm làm tăng tỷ trọng vốn cấp 2 trong tổng số vốn tự có hiện nay theo quy định của NHNN và chuẩn Basel.

NHNN phải có cơ chế áp dụng tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu như là 1 công cụ chủ chốt để điều chỉnh tốc độ tăng trưởng tín dụng nói riêng và tổng tài sản nói chung của từng NHTM tránh tình trạng áp dụng 1 tỷ lệ tăng trưởng tín dụng đồng

loạt cho tất các các ngân hàng hiện nay trong khi tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của từng NHTM khác nhau. Đồng thời kiên quyết gây sức ép bắt buộc những ngân hàng nào chưa đáp ứng tỷ kệ an tồn vốn tối thiểu thì khơng được tăng tổng tài sản nói chung và tăng trưởng tín dụng nói riêng hoặc là chỉ cho phép tăng trưởng tín dụng, tổng tài sản ở mức tối thiểu thêm 7 – 10%.

- Bổ sung sửa đổi quyết định 493 của NHNN và phân loại tài sản sát với thông lệ, chuẩn mực đánh kế toán quốc tế. Đồng thời bổ sung sửa đổi hệ thống kế toán ngân hàng hiện nay cho phù hợp với chuẩn báo cáo tài chính quốc tế. Chỉ có trên cơ sở đó việc kiểm tra, giám sát chất lượng tài sản mới đảm bảo chính xác, minh bạch đặc biệt là đối với các rủi ro tín dụng của khu vực bất động sản và khu vực doanh nghiệp nhà nước.

-Hiện nay vai trò chủ yếu của ngân hàng Nhà nước là đảm bảo thanh khoản của các NHTM cả về nội tệ lẫn ngoại tệ. Tuy nhiên, trên thực tế ngoài các quy định về đảm bảo thanh khoản đang được áp dụng cho các NHTM Việt Nam, ngân hàng Nhà nước, cần có những cơng cụ hỗ trợ thanh khoản của tồn hệ thống một cách hữu hiệu. Ví dụ: dự trữ bắt buộc, cửa sổ chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở, các công cụ này cần được áp dụng phù hợp với tình hình thực tế sao cho thị trường liên ngân hàng hoạt động trôi chảy với lãi suất ổn định, xoay quanh lãi suất nghiệp vụ thị trường mở. Điều này cho thấy việc quy định các tỷ lệ đảm bảo thanh khoản khơng đủ khả năng duy trì thanh khoản của các NHTM mà cần có các cơng cụ hữu hiệu của ngân hàng trung ương đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để hình thành trên thị trường đường cong lãi suất chuẩn có tác dụng giám sát thanh khoản và đảm bảo cho thị trường tiền tệ hoạt động hữu hiệu.

Một phần của tài liệu sử dụng hệ thống chỉ số camel trong giám sát và đánh giá mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam tại ủy ban giám sát tài chính quốc gia (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w