- Việt Nam cần phải nâng cao tiêu chuẩn vốn hơn nữa đối với các chỉ tiêu
ĐỘ AN TOÀN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
3.2.3 Giải pháp đối với Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng chỉ số CAMEL.
hiệu quả sử dụng chỉ số CAMEL.
-Hiện nay, phương pháp giám sát tuân thủ với các nội dung giám sát theo các quyết định vẫn đang có hiệu lực đã tỏ ra kém hiệu quả và không theo kịp với sự
phát triển của hệ thống ngân hàng cũng như không phù hợp với thơng lệ quốc tế. Chính vì vậy, UBGSTCQG đã tiến hành xây dựng và đang thực hiện triển khai phương pháp giám sát theo CAMEL. Cần phải đẩy nhanh tiến độ triển khai các nội dung liên quan đến phương pháp giám sát này, cần phải có những quy định rõ ràng về mặt pháp lý để các ngân hàng thương mại thực hiện tốt hơn, đơn giản hóa q trình giám sát và nâng cao mức độ an toàn.
-Việc triển khai thực hiện giám sát ngân hàng theo phương pháp giám sát CAMEL hiện nay của UBGSTCQG được đánh giá là phù hợp với mức độ phát triển của các hoạt động ngân hàng và hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn này. Với số lượng ngân hàng đã lên đến gần 100 NHTM, UBGSTCQG cần thay đổi phương pháp giám sát mới có thể giám sát được chặt chẽ hơn hoạt động của từng ngân hàng cũng như của cả hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, số lượng ngân hàng Việt Nam hiện nay vẫn được coi là hạn chế nếu so sánh với các nước khác trên thế giới. Do vậy, việc thực hiện giám sát theo CAMELS sẽ đảm bảo được tính đơn giản, dễ thực hiện cho các cán bộ giám sát đảm bảo tính đồng bộ với các cơng việc khác khi khơng địi hỏi sự thay đổi quá lớn trong các hoạt động giám sát hiện tại. Phương pháp giám sát CAMEL là phương pháp giám sát có sự đổi mới và phát triển cao hơn so với phương pháp giám sát tuân thủ mà UBGSTCQG đã thực hiện, nhưng bên cạnh đó, phương pháp giám sát CAMEL vẫn đảm bảo tính kế thừa từ những nội dung giám sát, tổ chức giám sát. Do vậy, với số lượng NHTM hiện tại thì phương pháp giám sát CAMEL cũng không tạo ra sức ép công việc quá lớn đối với các cán bộ thanh tra, giám sát nếu so với việc thực hiện phương pháp giám sát dựa trên chỉ số CAMEL.
-Việc sử dụng phương pháp giám sát của UBGSTCQG đòi hỏi phải được thực hiện dần dần từng bước. Phương pháp giám sát dựa trên chỉ số CAMEL là phương pháp giám sát hiện đại mà nhiều quốc gia đang áp dụng. Tuy nhiên, việc áp dụng ngay phương pháp này vào hoạt động giám sát ngân hàng của Việt Nam có thể gây ra những sức ép quá lớn trong nhận thức và trong công việc đối với cả các cán bộ thanh tra, giám sát cũng như đối với các NHTM. Ngoài ra, phương pháp
giám sát dựa trên chỉ số CAMEL còn đòi hỏi sự phát triển đồng bộ của các cấu phần khác như cơ cấu tổ chức, các quy định luật pháp, cách thức quản lý và kiểm sốt của NHTM. Đây là những địi hỏi phải có thời gian mới có thể triển khai một cách đồng bộ. Do vậy, thời gian triển khai thực hiện phương pháp giám sát theo CAMEL cũng là thời gian để hồn thiện các cấu phần có liên quan.
-Nội dung trong từng báo cáo giám sát cần được thống nhất theo phương pháp giám sát được lựa chọn trong từng thời kỳ. Trong giai đoạn UBGSTCQG triển khai phương pháp giám sát theo CAMEL thì nội dung trong từng báo cáo giám sát cần được xây dựng theo các cầu phần của CAMEL, các nội dung giám sát cần có sự thống nhất.
-Cần hồn thiện hơn nữa quy trình giám sát. Hiện tại, UBGSTCQG đang tiến hành giám sát từ xa hoạt động của hệ thống ngân hàng. Do đó, cần có sự kết hợp giữa hoạt động giám sát từ xa và giám sát tại chỗ của từng hệ thống mới có thể hiểu rõ về tình hình hoạt động của từng ngân hàng cũng như nắm rõ hơn về thực trạng của ngân hàng đó để đưa ra được mức độ tan tồn chung cho từng ngân hàng cũng như toàn hệ thống. Quy trình giám sát chi tiết cần được bắt đầu bằng các hoạt động thu thập thông tin của bộ phận giám sát từ xa thơng qua các báo cáo tài chính của NHTM được gửi định kỳ. Các thông tin thu thập được lưu trữ và tổng hợp tạo Trung tâm thơng tin Giam sát tài chính Quốc gia, sau đó chuyển cho các bộ phận liên quan sử dụng để phân tích, để từ đó đánh giá và phân loại những ngân hàng kém an toàn và những ngân hàng này sẽ phải bị thanh tra tại chỗ. Dựa trên kết quả ban đầu của báo cáo của bộ phận giám sát từ xa, bộ phận thanh tra tại chỗ sẽ lên kế hoạch thanh ra với từng bước kế hoạch đã được lập trong báo cáo thanh tra và tiến hành giám sát thực tế tại các ngân hàng thương mại.
-Phát triển nguồn nhân lực luôn là nhiệm vụ quan trọng đối với hoạt động thanh tra, giám sát. Cần có kế hoạch xây dựng và phát triển nguồn nhân lực theo hướng: (i) cần có chuyên gia (đặc biệt là chuyên gia của các tổ chức giám sát quốc tế) đào tạo, hướng dẫn trực tiếp cho các cán bộ thanh tra và phân tích; (ii) cần có chương trình chuẩn về đào tạo, cấp chứng chỉ và đánh giá cán bộ, việc đào tạo cần được quan
tâm, chú ý ngay từ khâu tuyển dụng; (iii) Cần có sự hợp tác đào tạo với các tổ chức quốc tế với mục tiêu rõ ràng, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
-Ngoài những kế hoạch tăng cường đào tạo chuyên môn cho các cán bộ thanh tra giám sát, việc trau dồi kinh nghiệm cho các cán bộ còn được thể hiện ở công việc điều phối và quyết định phân cơng cán bộ trong q trình thanh tra từ các lãnh đạo. Theo đó, việc sắp xếp cơng việc và vị trí cơng tác cho các cán bộ thanh tra, giám sát phải đảm bảo:
• Để duy trì khối lượng cơng việc vừa phải;
• Để xác định và lên kế hoạch những yêu cầu chun mơn;
• Để thúc đẩy đào tạo và phát triển chun mơn cho cán bộ thanh tra; • Để tránh sự trùng lặp trong cơng việc;
• Để hồn thành cơng tác thanh tra đúng tiến độ.
-Một yêu cầu quan trọng khác trong đào tạo cán bộ là việc phải đào tạo đội ngũ kế cận thơng qua việc bố trí cơng việc để đảm bảo những cán bộ giỏi, dày dạn kinh nghiệm có thể hỗ trợ và hướng dẫn cho các cán bộ trẻ hoặc cịn ít kinh nghiệm trong cơng việc. Trình độ cán bộ giám sát cịn địi hỏi khả năng đào tạo các cán bộ giám sát trẻ, đội ngũ kế cận nhằm duy trì được chất lượng của hoạt động giám sát một cách ổn định và liên tục. Do vậy, trình độ của các cán bộ giám sát địi hỏi phải thường xuyên được đánh giá và kiểm tra; xác định các yêu cầu về trình độ của cán bộ giám sát đối với từng công việc giám sát cụ thể, đảm bảo các cán bộ có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm sẽ đảm nhiệm các công việc phức tạp. Đồng thời, các cán bộ trẻ, ít kinh nghiệm được tham gia vào các cơng việc đơn giản hơn, phù hợp với trình độ nhằm nâng cao năng lực và tích lũy kinh nghiệm, đảm bảo cơng tác đào tạo cán bộ được duy trì.