Nhận xét về quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar trong thời gian

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam Myanmar Thực trạng và giải pháp (Trang 69 - 75)

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ

2.2. Thực trạng quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar

2.2.3 Nhận xét về quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar trong thời gian

gian qua

Quan hệđầu tư Việt Nam và Myanmar đang từng bước được hình thành và có sự phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng trong những năm qua. Tuy nhiên, sự phát triển đó vẫn chưa xứng với tiềm năng và kỳ vọng của chính phủ hai nước. Trong thời gian hợp tác vừa qua, nhận thấy quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar có những thuận lợi và khó khăn như sau:

a) Nhng thun li khi Việt Nam đầu tư sang Myanmar

Những thuận lợi đầu tiên đó là Việt Nam và Myanmar có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, gắn bó, giúp đỡ nhau trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây, cũng như trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước ngày nay. Hai nước chia sẻ nhiều lợi ích chung trong việc tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị và duy trì hịa bình, ổn định ở khu vực, đóng góp cho sự phát triển không ngừng của Cộng đồng ASEAN. Mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác tốt đẹp Việt Nam-Myanmar đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Anh hùng Aung San gây dựng nền tảng, các thế hệ nhân dân hai nước dày công vun đắp, mở rộng và phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực như ngày nay. Hơn nữa, cảhai nước đều nhận ra điểm tương đồng trong kinh tế đó là đều bị Mỹ cấm vận trong một thời gian dài, do đó ln ln có sự cảm thơng và chia sẻ giữa hai quốc gia. Các nhà lãnh đạo Myanmar rất ấn tượng với sự phát triển kinh tế của Việt Nam và xem xét chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam như một nguồn tham khảo. Ngoài ra, sau chuyến thăm Myanmar của Tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tháng 8/2017, hai nước đã thiết lập khuôn khổ hợp tác cụ thể hơn; xác định phương hướng chỉ đạo, tạo đột phá cho quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực giữa hai nước, nhất là thương mại,

58

đầu tư, an ninh-quốc phịng. Ngồi ra, Myanmar cũng xem xét quyền ưu tiên cấp phép đầu tư cho nhà đầu tư Việt Nam trước các nhà đầu tư nước ngoài khác (ưu tiên về thứ tự cấp phép) trong một sốlĩnh vực trên cơ sởcác điều kiện khác bình đẳng.

Thứ hai là thuận lợi được từ nguồn tài nguyên phong phú của Myanmar. Do tình trạng đóng cửa nền kinh tếđã lâu, các nguồn tài nguyên của Myanmar gần như chưa được khai thác. Hiện nay, kinh tế Myanmar đã mở cửa, Myanmar khai thác các nguồn tài nguyên trong nước để bán cho các nước khác, lấy ngoại tệ phát triển kinh tế trong nước. Vì vậy, nơi đây có thể là nguồn cung nguyên, nhiên vật liệu trong dài hạn. Myanmar đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ thu hút 140 tỷ USD vốn FDI; tiềm năng tăng trưởng kinh tế nhanh, theo dự báo của ADB Myanmar sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 9,5% vào năm 2030, như đã từng chứng kiến tại Việt Nam những năm 1990.

Thứ ba những thuận lợi về nguồn dân số đông, khoảng hơn 55 triệu người nên Myanmar có lực lượng lao động trẻ, chi phí lao động hiện khá thấp (lương người lao động thông thường chỉ khoảng 70-120 đô la Mỹ/tháng). Người dân Myanma cơ bản chăm chỉ và có tinh thần trách nhiệm với cơng việc. Myanamr hiện đang có nhu cầu cao về lao động có tay nghềvà lao động cấp quản lý nên thiếu nguồn cung, do đó các chức danh vị trí này thường có thu nhập rất cao.

Thứ tư là những nỗ lực tiếp từ phía Chính phủ Myanmar đang từng ngày cố gắng và hết sức tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Myanmar. Chính phủ Mynamar đã tích cực tìm kiếm lời khuyên của các chuyên gia và luật sư quốc tế và tổ chức các cuộc tham vấn trong cộng đồng các nhà đầu tư, doanh nghiệp để giúp soạn thảo các quy tắc và quy định. Chính phủ cam kết với các cơng ty nước ngồi sẽ duy trì đối thoại với các nhà đầu tư. Trong Luật Đầu tư năm 2016 bao gồm các điều khoản nhằm không chế và phạt các công ty không triển khai dự án theo giấy phép được cấp.

Thứ năm về mặt xã hội, Myanmar đang từng bước tham gia tích cực trong các tổ chức về minh bạch và chống tham nhũng quốc tế. Ngày 26/5/2016, Bộ Thương mại Myanmar đã đưa vào vận hành Cổng thông tin Thương mại quốc gia và và Kho dữ liệu quốc gia mới, được xây dựng trên một nền tảng trực tuyến với tất cả các

59

luật, quy trình, hình thức và các đầu mối hỗ trợ vềthương mại của Myanmar. Cổng thông tin ra đời cho thấy chính phủ Myanmar ngày càng đẩy mạnh tính minh bạch và công khai, dần đáp ứng đẩy đủ các điều kiện và quy định của các hiệp định thương mại song phương và đa phương mà Myanmar tham gia, cũng như đáp ứng các quy định của WTO về tính minh bạch (ITPC, 2016)

b) Nhng khó khăn khi Việt Nam đầu tư sang Myanmar

Luôn luôn đi đôi với những thuận lợi là những khó khăn mà các doanh nghiệp ở Việt Nam thường gặp phải khi tiến hành đầu tư ởMyanmar. Các khó khăn này đã trở thành rào cản đối, làm giảm hiệu quảđầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào Myanmar.

Đầu tiên là khó khăn về sự khác biệt về văn hóa làm việc. Thực tế, thương nhân Myanmar làm việc bài bản, có kế hoạch, chắc nhưng rất chậm. Trong giới thương nhân có cả những người được đào tạo tại các nước phát triển, cách làm việc rất hiện đại, song lại có những người chỉ qu n th o cách làm cũ, không chấp nhận cái mới. Về phía doanh nhân Việt Nam, đa phần rất năng động, linh hoạt, nhưng lại rất kém trong việc lập và tuân thủ kế hoạch đã đặt ra, bám sát mục tiêu thống nhất, thường làm việc kiểu ngẫu hứng. Vì sự khác biệt văn hóa kinh doanh này, đơi khi hai bên còn chưa tìm được tiếng nói chung, thiếu thông cảm cho nhau, dẫn đến những đổ vỡ chủ yếu do khơng thực sự hiểu được nhau.

Thứ hai đó là việc chưa hoàn chỉnh về hệ thống luật pháp của Myanmar. Các nhà đầu tư đều lo sợ Myanmar thường xuyên ban hành các quy định mới sẽ gây bất lợi cho các nhà đầu tư. Khi xảy ra tranh chấp, mặc dù các cơng ty nước ngồi có quyền kiện và tự bảo vệ mình trước tịa án địa phương nhưng vẫn có những quan ngại về sự cơng bằng và thiếu độc lập của hệ thống tịa án Myanmar. Việc tiếp cận tài chính tài chính ở Myanmar rất khó khăn. Vì trước năm 2014, Myanmar khơng cấp giấy phép hoạt động cho các ngân hàng nước ngoài mà các ngân hàng trong nước lại không đáp ứng đủ nguồn tài chính, gây thiếu vốn cho hoạt động đầu tư kinh doanh. Sau đó, do nhu cầu về vốn đầu tư lớn, năm 2015 Mỹ đã xóa bỏ lệnh cấm vận với Myanmar, nên Myanmar đã mở cửa thịtrường ngân hàng cho phép các ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động. Năm 2016, BIDV là ngân hàng đầu

60

tiên của Việt Nam được cấp phép đầu tư tại Myanmar, khiến cho việc tiếp cận nguồn vốn của các nhà đầu tư Việt Nam được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, ngân hàng chuyển ngoại tệra nước ngoài bị hạn chế.

Thứ hai các lĩnh vực mà Việt Nam đầu tư chưa đa dạng và chưa phải là lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Các lĩnh vực là lợi thế của Việt Nam như Nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, nuôi trồng chế biến thủy sản, viễn thông, ngân hàng. Trong khi cơ cấu của Myanmar nông nghiệp chiếm tới 70% (VCCI, 2016), Myanmar có bờ biển dài và khí hậu ơn hịa, quanh năm hầu như khơng có bão lụt, chi phí nhân cơng ở Myanmar hiện tại vẫn đang thấp hơn Việt Nam là những lợi thế rất nếu chúng ta đầu tư vào nông nghiệp. Nguyên nhân là do hiện nay nền nông nghiệp của Việt Nam cũng đang phát triển th o hướng hiện đại hóa, trong thời gian gần đây, rất nhiều nhà đầu tư trong nước của Việt Nam đang tiến hành đầu tư vào sản phẩm nơng nghiệp sạch như Tập đồn Vingroup với dự án Vineco, TH true Milk với trang trại TH ở Nghệ An, Tập đồn Hịa Phát đã nhập gần 3.000 lợn giống dòng cụ kỵ thuần chủng từĐan Mạch về nuôi tại các trang trại khắp cả nước, Công ty Trường Hải Auto xây dựng nhà máy phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cung cấp giống cho nông dân và bao tiêu sản phẩm, FPT và mới nhất là Công ty Cổ phần Thế giới di động đầu tư vào hệ thống Bách hóa xanh. Vì tại Việt Nam, đầu tư vào nông nghiệp cũng đang được hưởng nhiều chính sách ưu đãi nên chưa cần thiết tìm hướng đầu tư ởnước ngồi.

Thứ ba đó là các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Myanmar phải cạnh tranh với rất nhiều các doanh nghiệp từcác nước có nền kinh tế phát triển hơn Việt Nam và đang gây được ảnh hưởng lớn ở Myanmar: Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Hongkong, Anh, Hàn Quốc. Đây đều là các nền kinh tế có sự phát triển hơn Việt Nam rất nhiều, các doanh nghiệp và các công ty của họđã qu n với môi trường đầu tư quốc tế nên việc tiếp cận đầu tư ở Myanmar sẽ có nhiều lợi thế. Vì vậy Việt Nam là nhà đầu tư đứng thứ 7 ở Myanmar nhưng chỉ chiếm 2,8% trong tổng số vốn đầu tư FDI vào Myanmar năm 2017 (Xem Phụ lục 1). Nguyên nhân là hiện nay các nước đều muốn gây ảnh hưởng đến Myanmar bằng cách cho Myanmar vay vốn đề phát triển kinh tế, trong đó nguồn vốn đó Myanmar vay chủ yếu từ Trung Quốc.

61

Khi các nước cho vay đều kèm th o các điều kiện vềthương mại và đầu tư đối với nước đi vay, vì vậy các nhà đầu tư nước của nước cho vay sẽ có nhiều lợi thế hơn khi tham gia đầu tư tại Myanmar. Việt Nam là đất nước đang phát triển, cần nhiều vốn để phát triển nền kinh tế, vì vậy nguồn vốn dư thừa để cho vay là rất hạn chế, chính vì vậy đây cũng là khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia đầu thầu các dựán đầu tư tại Myanmar.

Thứ tư, hạ tầng cơ sở ở Myanmar còn rất yếu kém, nhất là về điện và viễn thơng. Tình trạng mất điện thường xuyên xảy ra mặc dù Myanmar có xuất khẩu điện, điện năng tiêu thụ/người của Myanmar thấp nhất khu vực ASEAN, chỉ khoảng 110KW/người/năm năm 2015 (Nguyễn Trung Anh, Cafebiz, 2015). Internet, máy tính ở Myanmar nổi tiếng về sự yếu kém. Để kích hoạt sim 3G, người dùng đã có thể mất 170 USD. Tiếp đó, mỗi thơng tin chuyển đi, hay đơn giản là post ảnh cập nhật Fac book, đã tự tiêu mất một khoản tiền không nhỏ trong tài khoản. Mặc dù hạ tầng cơ sở thông tin yếu kém nhưng Myanmar chưa có định hướng rõ ràng cải thiện tình trạng trên. Thêm vào đó, hạ tầng giao thông cũng xuống cấp và chưa được nâng cấp nên chi phí vận tải tại Myanmar cịn cao so với các nước trong khu vực và Việt Nam. Nguồn lao động có trình độ và tay nghềkhơng cao, gây khó khăn lớn cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào Myanmar. Mặc dù Myanmar từng là thuộc địa của Anh và tiếng Anh rất phổ biến, nhưng việc sử dụng tiếng Anh ở Myanmar lại mang các nghĩa khác nhau, vì vậy nhiều khi gây hiểu lầm trong giao tiếp với các nhà đầu tư. Ngồi ra trình độ của người lao động Myanmar khơng cao, một ví dụ đó là Ngân hàng BIDV đã rất khó khăn trong việc tuyển người có kinh nghiệm và hiểu biết trong lĩnh vực ngân hàng để làm việc. Khi tuyển dụng được phải đào tạo rất nhiều, gây nhiều tốn kém trong việc tuyển nhân sự làm việc

Ngồi những khó khăn khi đầu tư ở Myanmar, cũng có nhiều khó khăn đến từ các nhà đầu tư Việt Nam:

Một số nhà đầu tư Việt Nam chưa thực sự hiểu được quy trình đầu tư nước ngồi, và chưa thực sự hiểu Myanmar cũng như những khó khăn đặc thù của Myanmar (về thủ tục đầu tư rườm rà, vềcơ sở hạ tầng thông tin yếu kém, v.v.) khi đầu tư. Vì vậy, khi tiến hành đầu tư thường bị phát sinh nhiều chi phí ngồi dự kiến.

62

Các nhà đầu tư Việt Nam còn hạn chế tầm nhìn trung và dài hạn, thiếu sự liên kết và thiếu tài chính. Thêm nữa, các chính sách của Chính phủ hỗ trợ các đầu tư ra nước ngồi như vềđịnh hướng, vốn, thủ tục, ưu đãi không cụ thể, chưa thiết thực và đủ hấp dẫn.

Nhà đầu tư Việt Nam thiếu nguồn nhân lực và vật lực cần thiết để đầu tư lâu dài nên đã dẫn tới tình trạng sau khi triển khai dựán được một thời gian phải bỏdơ giữa chừng nhưtrường hợp của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang là một ví dụ.

Các nhà đầu tư Việt Nam đang và sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn với các nhà đầu tư đến từ Trung quốc, Hongkong, Anh và ASEAN. Hiện tại, Trung Quốc đang là nhà đầu tư lớn nhất của Myanmar với 19,2 tỷ USD, chiếm 25,9% tổng vốn FDI của Myanmar. Ngồi ra trong khu vực ASEAN, thì Singapor là nhà đầu tư lớn nhất chiếm 24,86% vốn FDI của Myanmar, Singapore là một đất nước rất phát triển, một nền kinh tế năng động và mạnh mẽ, các nhà đầu tư Singapor có kinh nghiệm và nguồn lực dồi dào, giúp họ thực hiện dự án dễ dàng (DICA, 2018).

Myanmar muốn thực hiện cải cách và phát triển kinh tế phải giải quyết được những vấn đề trên trong thời gian ngắn nhất, tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Myanmar.

63

CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GII PHÁP PHÁT TRIN QUAN H THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ GIỮA VIT NAM VÀ MYANMAR

3.1. D báo v xu hướng phát trin quan hthương mại, đầu tư giữa Vit Nam và Myanmar trong thi gian ti

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam Myanmar Thực trạng và giải pháp (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)