1.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Myanmar
Myanmar có tên nước chính thức: Liên bang Myanmar, tên tiếng Anh là The Union of Myanmar. Từtháng 1 năm 2006, Myanmar chọn Thủ đô là Nay Pyi Taw, thời gian trước đó Thủ đơ của Myanmar là Yangon (VCCI, 2016).
Về vị trí địa lý, Myanmar nằm trong khu vực Đông Nam Á, là một đất nước rộng lớn với tổng diện tích là 676.578km2, lớn thứ 40 trên thế giới. Phía Bắc và Đơng Bắc của Myanmar giáp Trung Quốc; phía Đơng giáp Lào; phía Đơng Nam giáp Thái Lan; phía Nam trông ra vịnh Belgan và biển Andaman thuộc Ấn Độ Dương; phía Tây giáp Ấn Độ và Bangladesh. Có thể nhận thấy Myanmar vừa nằm trong khu vực Đông Nam Á và đồng thời tiếp giáp với khu vực Tây Nam Á, có đường biên giới chung với hai đất nước có dân sốđơng nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ, phía Đơng Nam thì giáp Thái Lan – một đất nước có nền kinh tế năng động, là một vị trí rất đắc địa và là vị trí mà các nhà đầu tư sẽnghĩ đến đầu tiên khi lựa chọn đặt nhà máy sản xuất (VCCI, 2013)
Không chỉ có vị trí địa lý thuận lợi, đất nước Myanmar còn được thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú. Với bờ biển dài 2.276km chạy dọc theo Vịnh Bengal và Biển Andaman, nằm trong khu vực không thường xuyên phải hứng chịu các cơn bão biển là điều kiện lý tưởng để Myanmar
16
tận dụng và phát triển kinh tế biển mạnh mẽ. Myanmar có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có hệ sinh thái động thực vật đa dạng. Động vật ở Myanmar đa dạng về chủng loại, phong phú về giống loài từ trên cạn đến dưới nước, từ trên trời đến các loại sống trong rừng, ở môi trường nào cũng rất nhiều loài động vật sinh sống. Rừng rậm ở Myanmar là nơi sinh sống của rất nhiều loài động vật quý hiếm như tê giác, trâu rừng, lợn lòi, hươu, linh dương, voi và các loại động vật có vú nhỏnhư vượn, khỉ, cáo bay và heo vịi. Số lượng các lồi chim ở Myanmar cũng vơ cùng đa dạng, lên tới hơn 800 lồinhư vẹt, gà lôi, quạ, diệc và gõ kiến; cùng hàng trăm nghìn lồi cá nước ngọt, rất phong phú và là nguồn thực phẩm quan trọng trong đời sống của người dân Myanmar (Goldenlotus Travel, 2017).
Thảm thực vật ở Myanmar cũng được đánh giá cao. Rừng nhiệt đới của Myanmar có diện tích lớn, bao phủ 49% diện tích đất nước, trong rừng chứa nhiều loại cây có giá trị kinh tế và đáp ứng nhiều mục đích sự dụng như gỗ Tếch, lim, sồi, thơng, …. Vùng ven biển của Myanmar gồm rất nhiều loại cây ăn trái nhiệt đới có giá trị xuất khẩu, thêm vào đó diện tích đất nơng nghiệp ở Myanmar cũng rất trù phú, giàu dinh dưỡng cũng là điều kiện tốt để Myanmar phát triển nông nghiệp. (VCCI, 2013)
Nhắc đến điều kiện tự nhiên ở Myanmar, ngồi đất đai, động thực vật, khơng thể khơng nhắc đến nguồn tài nguyên khoáng sản. Theo Hồsơ thị trường Myanmar của VCCI năm 2013, Myanmar cũng sở hữu các nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế lớn với trữ lượng đều xếp thứ hạng cao trên thế giới. Trữ lượng dầu mỏ của Myanmar khoảng 3,2 tỷ thùng và trữ lượng khí đốt ước tính 89,7 nghìn tỷ m3 xếp thứ 10 thế giới, thêm nữa Myanmar cịn có trữ lượng ngọc, đá quý, đồng, niken, vonfram, granit, vàng, bạc... thuộc hàng lớn nhất trên thế giới. Các nguồn tài nguyên mà Myanmar đang sở hữu là nguồn tài nguyên mà bất kỳđất nước nào cũng mong muốn (VCCI, 2013)
Đất nước Myanmar được đánh giá là đang sở hữu những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tếhơn Trung Quốc và Việt Nam trước đây khá nhiều theo tác giả Nhàn Đàm của website Báo mới, 2015 nhận xét. Myanmar nằm ở vị trí địa lý lợi thế, được thiên nhiên ban tặng nguồn tài ngun khống sản giàu có giúp Myanmar
17
có thể phát triển kinh tế một cách tồn diện, từ nơng nghiệp, cơng nghiệp đến du lịch và dịch vụ trong tương lai.
1.2.2. Điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Myanmar
Về kinh tế, trước năm 2011 Myanmar là nằm trong nhóm những nước nghèo nhất thế giới với hàng thập kỷở trong tình trạng trì trệ, quản lý kém và bị cơ lập. Sau đó, tháng 5 năm 2011 Chính phủ Myanmar đã quyết định mở cửa nền kinh tế để phát triển đất nước, Mynamar cũng đang dần hòa nhập vào kinh tế tồn cầu. Chính phủ Myanmar đã đề ra 4 chính sách kinh tế lớn bao gồm: Duy trì phát triển nơng nghiệp hướng tới cơng nghiệp hóa và phát triển tồn diện; phát triển cân bằng và cân đối giữa các bang/ khu vực; tăng trưởng cơng bằng trong tồn bộ dân cư; và nâng cao chất lượng thống kê để phát triển kinh tế và xây dựng quốc gia dân chủ toàn diện nhằm phát triển kinh tế toàn diện. Trong ngắn hạn, Chính phủ Myanmar tập trung vào 10 lĩnh vực: tài chính và thu nhập, dỡ bỏ các hạn chế về đầu tư nước ngoài và thương mại, phát triển khu vực tư nhân, giáo dục và y tế, an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp, minh bạch hóa chính phủ, hệ thống int rn t, điện thoại di động và phát triển cơ sở hạ tầng cơ bản. Còn về dài hạn, Myanmar sẽ tập trung vào các lĩnh vực: cải cách đất đai, cải thiện tiếp cận tín dụng và cơ hội việc làm (Bộ Ngoại Giao Việt Nam, 2017). Kể từ khi ban hành các chính sách trên đến nay, nền kinh tế Myanmar đã đạt liên tục đạt mức tăng trưởng cao, trở thành đất nước có tốc độtăng trưởng kinh tếấn tượng không chỉ trong khu vực Đơng Nam Á mà cịn trong toàn Châu Á.
Th o Trad Solution, năm 2016 Myanmar đã có hoạt động xuất nhập khẩu với 167 nước trên thế giới, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Myanmar đạt 27,369 tỷ USD trong đó trị giá xuất khẩu 11,673 tỷ USD, trị giá nhập khẩu 15,696 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị cao của Myanmar chủ yếu là tài nguyên và sản phẩm nông nghiệp như: dầu mỏ, các loại hạt, đường mía thơ, khống sản, gạo; đồng thời Myanmar cũng nhập khẩu một lượng lớn giá trị các mặt hàng: dầu mỏ thành phẩm và các sản phẩm từ dầu mỏ, đường tinh, xe tải, dầu thực vật, x máy. Các đối tác thương mại lớn của Myanmar là Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Singapore, Nhật Bản, trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu của Myanmar với Trung Quốc là lớn nhất
18
chiếm tới 37,16% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Myanmar, tiếp th o sau đó là Thái Lan 15,44%, Singapore 11,5% (xem Phụ lục 2) (Trade Solution, 2016)
Theo các số liệu thống kê của WB, tăng trưởng kinh tế của Myanmar liên tiếp ở mức cao so với khu vực và thế giới. Cụ thể năm 2012 tăng trưởng kinh tế Myanmar đạt 7,3%; năm 2013 là 8,5%; năm 2014 là 8%; năm 2015 là 7,3%; năm 2016 là 6,5%; năm 2017 dự báo là 6,9% và năm 2018 mức tăng trưởng kinh tế có thể đạt 7,2%. Khơng chỉ có tăng trưởng kinh tế mà thu nhập bình quân đầu người của Myanmar cũng tăng lên đáng kể. Cụ thể năm 2012 thu nhập bình quân đầu người của Myanmar là 1101,2USD/người, nhưng đến năm 2016 mức thu nhập bình quân đầu người của Myanmar đã tăng lên 1420,5USD/người, tăng 28,99% sau 5 năm (IMF, 2017). Những số liệu này cho thấy, kinh tế Myanmar đang phát triển mạnh mẽ từng ngày và việc đẩy mạnh quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar sẽ gặp nhiều thuận lợi trong thời gian tới.
Về chính trị, từkhi giành độc lập (năm 1948) đến năm 1962 Myanmar là Nhà nước liên bang theo chế độ Dân chủ Đại nghị. Từ năm 1962 đến năm 2009, tình hình chính trị bất ổn do sự cạnh tranh của các đảng phái chính trị. Sự độc tài của chính quyền đã khiến Mỹ và EU cấm vận quốc gia này từ năm 1988. Myanmar từ một quốc gia giàu có bậc nhất khu vực Đông Nam Á dần chìm vào nền kinh tế nghèo nàn, tụt hậu so với các nước trong khu vực do khơng có điều kiện giao lưu, bn bán với các nước phát triển, nền kinh tế chủ yếu tự cung tự cấp. Đến năm 2009, Mỹ và EU dần dần gỡ bỏ lệnh cấm vận đối với nước này, tình hình chính trị giữa các đảng phái cũng bớt căng thẳng hơn, Myanmar bắt đầu mở cửa để phát triển kinh tế quốc gia và thốt khỏi giai đoạn cơ lập trong gần nửa thế kỷ. Năm 2010, sau cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên sau 20 năm bị cấm vận. Cuộc bầu cử này chứng tỏ quyết tâm cải cách thực chất của chính quyền Myanmar, qua đó xóa bỏ mọi nghi ngại của phương Tây để tiến tới nới lỏng hoặc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận kinh tế áp đặt lâu nay, giúp Myanmar đẩy nhanh mở cửa kinh tế, thu hút đầu tư, phát triển đất nước (Nguyễn Thị Thanh Thủy,2013). Tiếp đó vào năm 2015, bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo Đảng Liên đồn quốc gia vì dân chủ Myanmar (NLD) đã có được chiến thắng lịch sử trong cuộc bầu cử của Myanmar. Bà đã có nhiều chính sách,
19
giúp phát triển nền dân chủ và khôi phục lại kinh tế Myanmar một cách mạnh mẽ. Và năm 2016, thì Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm vận với Myanmar, và điều này đã có tác động tích cực đến nền kinh tế Myanmar, nền kinh tế Myanmar gần như được cởi trói hồn tồn. Theo dự báo của ADB kinh tế Myanmar sẽđạt nhịp độtăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 9,5% vào năm 2030, thu nhập bình quân đầu người của Myanmar cũng sẽ tăng từ mức 1400 USD hiện nay lên gần 5.000 USD trong năm 2030. Chính trị của Myanmar dần đi vào ổn định cũng là khiến các đối tác trên thế giới yên tâm hơn khi tham gia hoạt động thương mại, đầu tư vào Myanmar (ADB, 2018)
Về văn hóa, Myanmar có dân số vào khoảng 55,123,814 người (CIA, The World Factbook, 2017) với 135 dân tộc và bộ tộc, đông nhất là người Burman (68%), Shan(9%), Rakhine (4%), Trung Quốc (3%), Ấn Độ (2%), Mon(2%) và các dân tộc khác chiếm 5% (VCCI, 2016). Dân số của Myanmar chỉ xấp xỉ 57% dân số Việt Nam (dân số Việt Nam khoảng hơn 96 triệu người theo CIA, The World Factbook, 2017) nhưng Myanmar có 135 dân tộc sinh sống, gấp 2,5 lần Việt Nam, nhiều dân tộc cùng sinh sống đã tạo nên một đất nước Myanmar với văn hóa đa dạng nhưng cũng thể hiện sự phức tạp. Mỗi dân tộc sinh sống trên đất nước Myanmar mang một đặc trưng riêng biểu hiện qua ngôn ngữ, ẩm thực, âm nhạc, ca múa và sân khấu, nghệ thuật. Nếu du lịch đến Myanmar, chúng ta sẽ có thể được trơng thấy sựphong phú trong văn hóa của đất nước này. Người Myanmar phần lớn theo Phật Giáo nên tính cách đa số hiền hịa, thật thà. Hơn nữa người dân Myanmar th o Đạo Phật thường có những khóa tu tại chùa kéo dài ít nhất 3 tháng nhiều nhất là 3 năm, sau các khóa tu này con người giác ngộhơn, sống lương thiện hơn. Sựđa dạng, đặc sắc về văn hóa của Myanmar cũng được coi là ưu điểm để Myanmar phát triển ngành du lịch góp phần vào phát triển kinh tếđất nước.
Về xã hội, cũng chính từ lý do Myanmar có 135 dân tộc cùng sinh sống nên tình trạng xung đột sắc tộc thường xuyên xảy ra. Một trong những cuộc xung đột gây ảnh hưởng sự ổn định xã hội Myanmar đó là cuộc xung đột tơn giáo – sắc tộc giữa những người theo Phật giáo chiếm đa số với cộng đồng người Rohingya thiểu số th o Đạo Hồi ở Myanmar. Hậu quả của các cuộc xung đột sắc tộc ở Myanmar là
20
làm cho cuộc sống của những người dân khu vực đấy bị ảnh hưởng rất nhiều, nhiều người dân bị thương vong, trong đó một số khác thì phải thường xun phải chạy lánh nạn sang các nước khác như Banglad sh. Hiện tại thì Chính phủ Myanmar cũng bắt đầu có những biện pháp về an ninh xã hội, nhằm hạn chế những xung đột sắc tộc nội bộđể ổn định và phát triển kinh tế.
Có thể nhận thấy Myanmar sở hữu đầy đủ các yếu tố cần thiết để phát triển kinh tế tồn diện: vịtrí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, có trữlượng cao, dân sốđông. Việt Nam