Yêu cầu hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng và thị trường chứng

Một phần của tài liệu Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở việt nam (Trang 96 - 113)

7. Kết cấu luận văn

3.1.2Yêu cầu hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng và thị trường chứng

khoán.

Ngày 7 tháng 11 năm 2006 là ngày Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, đánh dấu một mốc son trong công cuộc hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam. Việc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO) đem đến nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với thị trường chứng khoán non trẻ của Việt Nam.

Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO thực sự tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của thị trường chứng khoán. Các chỉ số chứng khoán tăng mạnh thể hiện hy vọng của nhà đầu tư vào tiềm năng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Rất nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn hình thức chào bán cổ phần ra công chúng để huy động vốn, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo nên nguồn hàng hóa dồi dào cho thị trường chứng khoán. Chứng khoán và thị trường chứng khoán trở thành những khái niệm được nhắc đến nhiều nhất trên các phương tiện thông tin đại chúng và thu hút sự quan tâm của toàn xã hội.

Tuy nhiên, gia nhập WTO cũng đem lại nhiều thách thức và nguy cơ lớn vì thị trường chứng khoán Việt Nam nay đã kết nối với thế giới, trở thành một bộ phận của thị trường chứng khoán toàn cầu. Dòng vốn lưu chuyển tại thị trường chứng khoán Việt Nam lúc này không chỉ là của các cá nhân tổ chức trong nước mà còn có sự tham gia của các định chế tài chính khổng lồ trên thế giới. Các định chế tài chính này đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của các thị trường chứng khoán trên thế giới nhưng cũng là nguyên nhân gây khủng hoảng, sụp đổ của nhiều thị trường chứng khoán quốc gia. Tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, khả năng lây lan những rủi ro và ảnh hưởng của biến động tài chính do sự liên kết toàn cầu rất dễ xảy ra.

Vì vậy, yêu cầu đặt ra với thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế là phải có hành lang pháp lý vững chắc, điều chỉnh được những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển ổn định và lâu dài.

Khắc phục những bất cập của pháp luật chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần.

Trên cơ sở các nội dung đã trình bày ở chương 1 và chương 2 của luận văn, có thể thấy hiện nay tuy chúng ta đã xây dựng được một hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP nhưng vẫn còn không ít các bất cập giữa các văn bản, chồng chéo giữa pháp luật và thực tiễn áp dụng.

Đó là bất cập về điều kiện thực hiện chào bán. Tuy các quy định về điều kiện chào bán khá cụ thể nhưng không đầy đủ, chưa có cơ chế kiểm soát báo cáo tài chính của ngân hàng phát hành. Đối với hoạt động IPO, việc quy định và kiểm soát chặt chẽ chế độ tài chính, chế độ báo cáo ngay từ thời điểm đầu tiên này có ý nghĩa rất quan trọng góp phần xây dựng TTCK minh bạch. Từ giai đoạn 2001 đến 2006 Bộ Tài chính đã ban hành 30 chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và các thông tư hướng dẫn. Các VAS được dịch từ chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) nhưng có sửa đổi nên đôi khi mất đi tính nhất quán của hệ thống. IAS đưa ra các định nghĩa, phương pháp làm, cách trình bày và những thông tin bắt buộc trong báo cáo tài chính nhưng không đưa ra các biểu mẫu bắt buộc các công ty phải tuân theo. Chế độ kế toán Việt Nam không những đưa ra một hệ thống tài khoản kế toán thống nhất mà còn đưa ra biểu mẫu báo cáo tài chính bắt buộc cho mọi doanh nghiệp. Bên cạnh đó, lãi xuất cơ bản của mỗi cổ phiếu (EPS) chưa được tính đúng. Theo VAS 30, Thông tư số 21/2006/TT – BTC hướng dẫn VAS 30 và IAS 33, EPS cơ bản được tính bằng chia tổng lãi (lỗ) thuần thuộc các cổ đông phổ thông cho số bình quân tham gia quyền cổ phiếu phổ thông lưu hành trong kỳ. VAS 30 không đề cập đến việc điều chỉnh giảm các khoản lãi không dành cho cổ đông phổ thông như quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi dành cho nhân viên. Theo IAS những khoản này là các khoản chi phí để trừ khỏi lãi dành cho cổ đông phổ thông [43]. Sau một năm hoạt động có lãi công ty dành 5-15% tổng lãi thuần sau thuế để chi cho

nhân viên dưới hình thức lập các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi xã hội. Như vậy có thể thấy lợi nhuận của báo cáo tài chính lập theo chế độ kiểm toán của Việt Nam sẽ cao hơn rất nhiều so với báo cáo lập theo chuẩn mực quốc tế.

Bên cạnh đó thủ tục tiến hành chào bán còn phức tạp. Lấy trường hợp IPO của Vietcombank làm ví dụ tiêu biểu. VCB được đánh giá là NHTM Nhà nước có chất lượng tốt nhất so với các NHTM Nhà nước khác ở Việt Nam. Đợt IPO của VCB khá thành công với tổng lượng cổ phiếu chào bán phiên đầu tiên đạt 97,5 triệu tương đương 6,5% vốn điều lệ, có 9473 nhà đầu tư tham gia với lượng đặt mua là 122217200 cổ phiếu, giá trúng thầu trung bình đạt 107.860 đồng/cổ phiếu. Tuy vậy nhiều nhà phân tích vẫn day dứt về những bất cập từ đợt IPO này. Theo tác giả Phong Lan trên Tạp chí Đầu tư chứng khoán thì việc IPO quá cao sẽ không đánh giá được bản chất giá trị thực sự của cổ phiếu. Do vậy giá giao dịch trên thị trường nhanh chóng giảm từ mức hơn 107.000 đồng/cổ phiếu xuống còn 50.000 đến 60.000 đồng/cổ phiếu. Điều này phản ánh tình trạng thị trường bong bong ở nước ta. Không chỉ có vậy, IPO còn gắn viền với việc thay đổi quyền sở hữu của cổ đông trong công ty. Vietcombank có khoảng 15500 nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu thông qua IPO bao gồm nhà đầu tư nhỏ lẻ, cán bộ nhân viên mua cổ phần ưu đãi…nhưng chiếm chưa đến 10% vốn điều lệ. Nhà nước vẫn nắm giữ hơn 90% vốn theo điều lệ của VCB có quyền triệu tập họp HĐQT, thông qua nội dung họp ĐHĐCĐ trong khi 15500 nhà đầu tư kia chỉ có thể “ngồi nhìn và làm theo”. Đó là bào toán lớn về “hậu IPO” mà nhiều doanh nghiệp chưa giải quyết được [17, tr.14].

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam.

Về phương thức chào bán cổ phiếu ra công chúng:

Luật Chứng khoán không quy định về phương thức chào bán cổ phiếu ra công chúng. Có thể nói, việc quy định phương thức chào bán cổ phiếu là rất cần thiết để đảm bảo cho sự ổn định của thị trường và giảm chi phí cho các nhà phát hành. Sự thành bại của một đợt phát hành rất quan trọng. Chính vì vậy, để đảm bảo sự thành công của đợt chào bán đòi hỏi tổ chức chào bán phải lựa chọn một phương thức phát hành tối ưu nhất. Trong các phương thức phát hành cổ phiếu, bảo lãnh phát hành được xem là phương thức hiện đại và an toàn hơn cả. Trên thế giới, bảo lãnh phát

hành đã được sử dụng từ rất lâu. Tại Việt Nam, phương thức này đã được quy định tại Nghị định 48/1998 ngày 11 tháng 7 năm 1998, sau đó là Nghị định 144/2003/NĐ- CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán 2010 đã bổ sung sự thiếu sót về quy định này của Luật Chứng khoán 2006 tuy nhiên vẫn chưa đầy đủ. Vì vậy, trong thời gian tới, cần bổ sung những quy định cụ thể về điều kiện thành lập tổ chức bảo lãnh phát hành, cơ cấu tổ chức, hoạt động của tổ chức bảo lãnh và những vấn đề khác liên quan đến việc thành lập và giải thể nó. Có như vậy, các ngân hàng chào bán cổ phiếu có thể yên tâm phát hành cổ phiếu với số lượng lớn, các nhà đầu tư cũng có cơ sở để đặt niềm tin vào các dự án đầu tư cổ phiếu của mình. Bên cạnh phương thức bảo lãnh phát hành, cần quy định thêm một số phương thức phát hành cổ phiếu như đại lý phát hành hay đấu thầu để các tổ chức chào bán có cơ hội chọn lựa phương thức chào bán cổ phiếu ra công chúng phù hợp với điều kiện của mình nhất.

Về hồ sơ chào bán cổ phiếu ra công chúng

Hiện nay hồ sơ chào bán cổ phiếu ra công chúng vẫn còn khá cầu kỳ. Đặc biệt là yêu cầu báo cáo tài chính hàng năm phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp nhận. Hiện nay pháp luật chưa quy định về tiêu chuẩn đối với tổ chức kiểm toán thực hiện kiểm toán, chưa đưa ra các tiêu chí cụ thể để đánh giá nội dung hoạt động kiểm toán của tổ chức đó như khi tổ chức kiểm toán xác định giá trị ngân hàng thì những tiêu chí bắt buộc nào phải có để ngân hàng được xem là có đủ điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng. Vì vậy, Luật Chứng khoán cần cân nhắc về vấn đề này. Bên cạnh đó, Luật cũng cần có những quy định để gắn trách nhiệm của tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên đối với kết quả hoạt động kiểm toán trong báo cáo tài chính của ngân hàng chào bán. Nếu một tổ chức kiểm toán hoặc kiểm toán đưa ra những thông tin sai lệch trong báo cáo tài chính, thì các nhà đầu tư phải gánh chịu những thiệt hại rất lớn. Mặt khác, những điều kiện của tổ chức kiểm toán hiện nay là quá khắt khe. Điều này sẽ dẫn đến một tất yếu là sự độc quyền của các tổ chức kiểm toán và chi phí kiểm toán vượt quá sức của ngân hàng chào bán cổ phiếu ra công chúng mới lần đầu bước vào thị trường chứng khoán. Vì vậy pháp luật cần nới lỏng các điều kiện về kiểm toán để thúc đẩy các ngân hàng nhanh chóng tham gia vào thị trường chứng khoán thông qua chào bán cổ phiếu ra công chúng.

Để nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các ngân hàng phát hành đối với các thông tin trong bản cáo bạch, để bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của các nhà đầu tư pháp luật cần đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá tính trung thực của bản cáo bạch cũng như các thông tin liên quan đến tài chính. Về quy định trong bản cáo bạch phải có báo cáo tài chính của ngân hàng trong hai năm gần nhất, như đã nói ở trên, điều này làm hạn chế việc huy động vốn để mở rộng kinh doanh của các ngân hàng mới thành lập. Do vậy, pháp luật nên sửa đổi theo hướng trong bản cáo bạch chỉ cần báo cáo tài chính của một năm gần nhất nhưng phải kèm theo báo cáo kết quả sử dụng nguồn vốn huy động trong đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng lần trước.

Bên cạnh đó, trong hồ sơ đăng kí chào bán cổ phiếu ra công chúng cần có thêm nội dung báo cáo về kết quả nguồn vốn sử dụng huy động lần trước. Mặt khác, các cơ quan quản lý thị trường không nên chỉ dừng lại ở việc giám sát các ngân hàng chào bán cổ phiếu ra công chúng trong giai đoạn phát hành mà phải tiếp tục giám sát việc sử dụng vốn của các ngân hàng này. Đây là điều tối quan trọng vì nếu không sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của các nhà đầu tư.

NHNN và UBCK phối hợp để xem xét, hướng dẫn rõ ràng, hợp lý hơn về trình tự, thủ tục thực hiện tăng vốn điều lệ và đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chức tín dụng, không nên để các tổ chức tín dụng phải trình những hồ sơ rất phức tạp và với thời gian quá dài như hiện nay. Như vậy mới khuyến khích được các ngân hàng thương mại hiện nay tham gia phát hành cổ phiếu để huy động vốn, không ngừng mở rộng vốn điều lệ, đủ đáp ứng nhu cầu về vốn cho toàn xã hội.

Cụ thể hóa nội dung thông tin công bố:

Bên cạnh nhưng ưu điểm nổi trội của chế độ công bố thông tin ghi nhận trong Luật Chứng khoán, cần tiếp tục xác định nội dung công bố thông tin, trình tự, thời gian công bố, đối tượng phải thực hiện công bố thông tin...Quy định tốt những vấn đề này việc kiểm tra, giám sát, tuân thủ pháp luật của các chủ thể mới có đủ cơ sở pháp lý để thực hiện.

Ngoài đề xuất trên, tôi cho rằng một số vấn đề công bố thông tin cần được tiếp tục xem xét, quy định để đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư. Đó có thể là việc xác

định loại thông tin không chính thức (là gì, mục đích nào khi đưa ra các loại thông tin này, có thể là những loại tin nào...). Thực tế cho thấy nhiều thông tin không chính thức về mặt luật pháp nhưng lại quan trọng trong thực tế, vậy quyền lợi của nhà đầu tư có đảm bảo không? pháp luật có cần điều chỉnh đối với các loại thông tin này hay không và nếu điều chỉnh thì điều chỉnh ở mức độ nào là phù hợp? Hoặc đối với việc đính chính, sửa, cập nhập thông tin; việc đính chính đối với các tin đồn như thế nào là đúng pháp luật và bảo vệ lợi ích của người đầu tư cũng cần tiếp tục làm rõ. Nếu lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư không đảm bảo, khả năng thu hút đầu tư vào thị trường cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Để xử lý các vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, Chính phủ đã ban hành Nghị định 85/2010/NĐ – CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng chế tài này chưa sát thực tế, thiếu sức nặng và tính răn đe. Để minh bạch, điều đầu tiên là phải có chuẩn mực về sự minh bạch và sau đó là phải có chế tài cho sự minh bạch. Các chế tài về vi phạm công bố thông tin chủ yếu là phạt hành chính nên chưa đủ sức răn đe. Nên chăng nếu chúng ta áp dụng cả chế tài rút giấy phép hoạt động, chắc chắn tất cả các pháp nhân trên thị trường sẽ ngay lập tức phải kiểm soát sự minh bạch trong hoạt động của chính mình, vì với doanh nghiệp, rút giấy phép đồng nghĩa với phá sản.

Ngoài ra cần phải nâng cao tính minh bạch của thị trường chứng khoán bằng cách: • Đảm bảo quyền được tiếp cận thông tin của nhà đầu tư. Cơ quan thống kê, phân tích công bố các báo cáo không phải là cho Chính phủ mà là cho thị trường. Thông tin được công bố có thể miễn phí, có thể phải mua, nhưng nhà đầu tư phải được quyền tiếp cận chúng.

• Cần công bố thông tin nhanh chóng, chính xác tới nhà đầu tư, tránh trường hợp các luồng thông tin bị sai lệch. Hiện nay, các nhà đầu tư chủ yếu tiếp cận thông tin doanh nghiệp qua các hình thức văn bản, cần xây dựng hệ thống công bố thông tin số hóa trên thị trường chứng khoán bằng cách xây dựng hệ thống kết nối giữa sở giao dịch chứng khoán và các tổ chức niêm yết chứng khoán, các công ty chứng khoán để mọi đối tượng quan tâm đều có thể tiếp cận dễ dàng.

•Xây dựng cơ chế giám sát thông tin. Hiện nay ở Việt Nam, hầu như không có một cơ quan nào giám sát và đảm bảo chất lượng của các thông tin công bố trên thị trường chứng khoán. Với tình hình hiện nay, rò rỉ thông tin là một điều không tránh khỏi nhưng trong đó có một số thông tin không chính xác. Do các nhà đầu tư ở nước ta đa phần là nhà đầu tư không chuyên nghiệp, họ rất dễ bị giao động bởi các tin đồn. Từ đó, giá chứng khoán bị biến động mạnh. Trong những trường hợp này thì ai là người

Một phần của tài liệu Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở việt nam (Trang 96 - 113)