Di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Những giá trị

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (Trang 38 - 42)

7. Bố cục của Luận văn

1.5. Di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Những giá trị

Những giá trị

Di tích lịch sử hiện tồn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là những trang sử sống, mang dấu ấn rõ nét về những biến động, thăng trầm trong những trang sử hào hùng của tỉnh nhà, đồng thời, cũng là bộ phận quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa của dân tộc, của đất Quảng anh hùng. Di tích hiện nay mang giá trị và ý nghĩa to lớn

Các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn Quảng Nam là những di tích đã gắn liền với quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân cả nước nói chung, nhân dân tỉnh Quảng Nam nói riêng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Mỗi di tích ấy đều mang trong nó những giá trị khác nhau. Các thế hệ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh ngày nay cần phải hiểu và phát huy nhằm giáo dục, truyền thống yêu nước và lý tưởng cho thế hệ trẻ, những chủ nhân của đất nước trong tương lai; đồng thời, phát huy nhằm góp phần tham gia vào phát triển du lịch của tỉnh. Có thể khẳng định di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam chứa đựng những giá trị nổi bật sau:

1.5.1.Thể hiện rõ nét những giá trị lịch sử to lớn

Di tích lịch sử hiện tồn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là những trang sử sống, mang dấu ấn rõ nét về những biến động, thăng trầm trong những trang sử hào hùng của tỉnh nhà, đồng thời, cũng là bộ phận quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa của dân tộc, của đất Quảng anh hùng. Với những di tích hiện có, các thế hơm nay có thể nghiên cứu, trải nghiệm giá trị truyền thống hào hùng, anh dũng, đánh giặc giữ nước, giành độc lập tự do cho dân tộc; là tinh thần, động lực và cơ sở giáo dục truyền thống, nhân cách cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Những bài học lịch sử ln hữu ích cho quan điểm, chủ trương, quyết sách hiện nay; là tư liệu để các tầng lớp nhân dân vận dụng viết tiếp những chiến công, thắng lợi vang dội trong tình hình mới.

Những chặng đường lịch sử của quân và dân Quảng Nam đã gắn liền với nhiều sự kiện, nhân vật, nhiều địa danh, tên đất, tên làng, ngọn núi, dòng sơng, cánh đồng; từ đó, đã ghi dấu, chứng kiến những sự kiện lịch sử oai hùng mà đất và người Quảng Nam đã để lại cho dân tộc như chiến thắng Núi Thành, Phước Lâm - Tiên Phước, Nông Sơn - Trung Phước, Tiên Sơn - Tiên Cẩm - Tiên Hà - Tiên Phước, Đồng Dương, Bàu Bính - Bình Dương, Bồ Bồ - Điện Bàn, Khâm Đức - Phước Sơn, Cấm Dơi - Quế Sơn, Rừng Dừa Bảy Mẫu - Hội An, Xã Đốc - Bắc Trà My, Hòn Tàu - Duy Xuyên, Vĩnh Trinh - Duy Xuyên, Cây Thông Một - Hội An, Thượng Đức - Đại Lộc, Kỳ Anh - Tam Kỳ, Hố Lù - Nông Sơn; Địa Đạo Phú An - Phú Xuân, Đại Lộc… là những bằng chứng phản ánh những sự kiện lịch sử quan trọng in dấu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Đây chính là tư liệu, hiện vật, bằng chứng trung thực nhất, sống động nhất để các nhà sử học và khách tham quan có thể nghiên cứu, tìm hiểu, học tập và làm cơ sở để chứng minh cho nhiều vấn đề của lịch sử. Vì thế, hiện nay thơng qua hệ thống di tích lịch sử cách mạng trên đại bàn tỉnh Quảng Nam cịn giúp cho chúng ta có thể tìm hiểu được các vấn đề của lịch sử Việt

Nam, lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Quảng Nam trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Tóm lại, di tích lịch sử hiện tồn được xem là nhịp cầu nối liền quá khứ với hiện tại và tương lai, có ý nghĩa giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, là điểm tựa tinh thần vững chãi cho sự nghiệp xây dựng quê hương.

1.5.2. Nhiều giá trị khoa học cho hiện tại và tương lai

Các di tích lịch sử cách mạng ở Quảng Nam chứa đựng trong nó nhiều giá trị về khoa học. Các chiến tích lịch sử, thành quả cách mạng mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Quảng Nam có được là kết quả của sự vận dụng sáng tạo, áp dụng linh hoạt chủ trương, đường lối cách mạng của Trung ương Đảng vào điều kiện cụ thể của tỉnh nhà; biết kết hợp giữa lực lượng cách mạng với sức mạnh của quần chúng trong điều kiện Đảng, chính quyền còn trong trứng nước và thời kỳ mới ra đời còn non trẻ,... Giá trị khoa học còn được thể hiện ở sự sáng tạo trong việc vận dụng kỹ thuật, chiến thuật phù hợp với từng cuộc chiến đấu, phù hợp vị trí, hồn cảnh cụ thể trong hồn cảnh khó khăn, phương tiện cịn thiếu thốn của quân và dân ta trong kháng chiến như: Kinh nghiệm lợi dụng địa hình để xây dựng hậu phương, sản xuất lương thực cho tiền tuyến, lợi dụng địa hình để bố trí thế trận tấn cơng và phịng thủ trong các trận đánh điển hình, dựa vào dân để duy trì lực lượng cách mạng giai đoạn khó khăn nhất; căn cứ địa hình, địa vật, nhân hòa tổ chức thế trận chiến tranh nhân dân… kinh nghiệm, bài học q báu đó khơng chỉ có ý nghĩa trong giai đoạn đã qua, mà cho đến hiện nay vẫn cịn ngun giá trị. Trí tuệ và nguồn tri thức ấy cần được nghiên cứu, phát huy không chỉ trong lĩnh vực khoa học quân sự bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, nguồn trí tuệ ấy là nội lực quan trọng nhằm xây dựng đất nước, quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh hiện nay.

1.5.3. Về những giá trị văn hóa

Phần lớn các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn Quảng Nam là những cơng trình gắn liền với các cơng trình nhà cổ, tơn giáo, tín ngưỡng như đình, đền, chùa có kiến trúc truyền thống độc đáo như:Đình Chiên Đàn, Phật Viện Đồng Dương, Thành Trà Kiệu, Đình Phú Trà, Tháp Bằng An,… là những kiến trúc nghệ thuật có giá trị, có vai trị quan trọng trong đời sống tinh thần, tâm linh và tín ngưỡng của mọi người. Do vậy, các di tích lịch sử cách mạng đã hàm chứa các giá trị di sản văn hóa mang dấu ấn của lịch sử dân tộc. Bên cạnh đó, các di tích lịch sử cách mạng cịn là những địa điểm gắn với các danh thắng núi non, hang động, gắn với di tích lịch sử cách mạng như núi Chúa (Nông Sơn), Núi Quế (Quế Sơn), Núi Ngang (Tiên Phước), Núi Cà Tang (Nông Sơn), Núi Cấm (Tam Kỳ), Núi Hòn Tàu (Duy Xuyên), Núi Chùa (Thăng Bình), Hang Đá Dơi (Núi Thành), Gành Gấu - Hang Dơi (Phú Ninh), Đồn Ga Lâu (Tây Giang)… Cùng với các địa điểm các di tích mang ý nghĩa, giá trị văn hóa thì các tài liệu, hiện vật gắn với các nhân vật cách mạng, danh nhân cách mạng đã và đang lưu giữ và trưng bày trong mỗi một di tích cũng là những hiện vật chứa đựng giá trị văn hóa. Những cuốn sách, những bản thảo, tài liệu, cơng trình nghiên cứu,giáo mác, gậy gộc, súng kíp, mã tấu …. Là những hiện vật tạo nên giá trị di sản văn hóa phi vật thể của di tích lịch sử cách mạng cần được bảo vệ và phát huy.

1.5.4. Các giá trị đạo đức

Di tích LSCM trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống yêu nước và lý tưởng cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh, nhất là thế hệ trẻ. Đó là biểu tượng về lòng yêu nước, tự hào, tự tơn dân tộc; về chí ngoan cường và lịng dũng cảm; sự cống hiến, sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn người Quảng Nam; về sự đoàn kết, yêu thương của nghĩa đồng bào "Bắc- Nam một nhà" như cây một cội, như sông một nguồn, tạo nên "bản anh hùng ca" cách mạng hùng tráng. Qua các di tích lịch sử cách mạng,

giáo dục đạo đức lối sống cho cán bộ,đảng viên và nhân dân hôm nay đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, biết tri ân các thế hệ cha anh đã không tiếc máu xương hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc. Từ đó, nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của mình trong việc viết tiếp trang sử vàng truyền thống trong lịch sử đấu tranh giữ nước của người Quảng Nam nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, quê hương vững mạnh, đẹp giàu trong thời kỳ CHN-HĐH và hội nhập quốc tế ngày nay.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)