Công tác quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (Trang 47 - 60)

1.5.5 .Mang giá trị về kinh tế tiềm năng

2.1. Những kết quả đạt được trong cơng tác quản lý di tích lịch sử cách mạng

2.1.2. Công tác quản lý Nhà nước

2.1.2.1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng

Để cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách và pháp luật của Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, trọng tâm là Luật Di sản văn hóa (năm 2001) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa (năm 2009); Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công; Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Nghị định

số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 7 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh; Thông tư số 18/2012/TT- BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;Thơng tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích;Thơng tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BVHTTDL- BNV ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu, tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phịng Văn hóa và Thơng tin thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh;Thông tư số 10/2016/TT-BXD ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch xây dựng; Quyết định số 86/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 30/12/2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ; Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT Phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử- văn hóa và danh lam thắng cảnh đến năm 2020 và các văn bản dưới luật thực hiện Luật Di sản văn hóa….. trong những năm qua, HĐND,UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều văn bản có tính chiến lược để chỉ đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, trong đó có di tích lịch sử cách mạng: Đặc biệt, với Nghị quyết số 161/2015/NQ-HĐND ngày 07/7/2015 của Hội đồng nhân

dân tỉnh về đầu tư tu bổ di tích quốc gia và di tích cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 (Phụ lục 2) và Nghị quyết Sửa đổi, bổ sung Điều 1 Nghị quyết số 161/2015/NQ-HĐND ngày 07 tháng 7 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về hỗ trợ đầu tư tu bổ di tích quốc gia và di tích cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020.

Đặc biệt, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 26/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 về Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2012 - 2020,để có cơ sở triển khai thực hiện, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 658/QĐ-UBND ngày 29/02/2012 về “Phê duyệt Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2012 – 2020 (gọi tắt

là Quyết định 658). Trong đó, giao nhiệm vụ cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du

lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 26 và Quyết định 658. Đồng thời với việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết 26, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh ban hành các Nghị quyết để triển khai thực hiện các Đề án: Đề án xây dựng và phát triển Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2014 - 2025 và định hướng đến năm 2030; Đề án tu bổ cấp thiết di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016 - 2020…. Đồng thời, UBND tỉnh ban hành và chỉ đạo thực hiện các đề án, quy hoạch, kế hoạch nhằm định hướng phát triển trên lĩnh vực văn hóa

Các Sở, ngành, địa phương tổ chức thực hiện các nội dung của các văn bản trên lồng ghép vào các nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương xây dựng nhiều đề án, đề tài nghiên cứu, hội thảo khoa học, tọa đàm nhằm cụ thể hóa các nội dung về cơng tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích. Bên cạnh đó,HĐND, UBND các huyện, thị xã,

thành phố cũng đã ban hành nhiều văn bản, đề án, kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 26 tại địa phương

Trên cơ sở các văn bản pháp lý quan trọng nêu trên, công tác quản lý, phát huy giá trị các di tích lịch sử được triển khai một cách đồng bộ, toàn diện, thể hiện sự chuyển biến quan trọng về nhận thức và hành động đối với lĩnh vực di tích lịch sử. Theo đó, cơ chế, chính sách để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, kết hợp hài hịa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch, phát triển kinh tế-xã hội; quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam mang tầm chiến lược, là hành lang pháp lý quan trọng trong công tác phân cấp quản lý, phân công trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp của các cấp, các ngành, địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Nêu rõ nội dung phân cấp quản lý và tổ chức quản lý; công tác xây dựng kế hoạch và quy hoạch; về kiểm kê di tích; các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích; lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích; cắm mốc giới di tích và biển giới thiệu di tích; về thu phí tham quan; nguồn thu, quản lý, sử dụng nguồn thu từ di tích; cơng tác đào tạo, bồi dưỡng; quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học,...Vấn đề lập quy hoạch di tích và bảo quản, tu bổ, phục hồi, tơn tạo di tích; lập dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; về tu sửa cấp thiết; hỗ trợ kinh phí chống cuống cấp; về xã hội hóa tu bổ, tơn tạo và phát huy giá trị di tích,... Về trách nhiệm của các sở, ban ngành và chính quyền các cấp trong việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động quản lý, bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi, tôn tạo và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Quảng Nam,...Ở cấp huyện: Phịng văn hóa và thơng tin tham mưu và giúp UBND huyện quản lý hoạt động tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa theo quy định. Hiện tại, có

18/18 huyện, thị, thành lập ban quản lý di tích do phó chủ tịch UBND huyện phụ trách lĩnh vực văn hóa - xã hội làm trưởng ban. Ở cấp xã: Cơng chức văn hóa xã tham mưu cho Chủ tịch UBND xã ban hành các văn bản quản lý, chỉ đạo, tổ chức các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản trên địa bàn xã; UBND xã phối hợp với phịng văn hóa- thơng tin huyện và phịng chuyên môn của Sở thực hiện các nhiệm vụ kiểm kê di sản; lập hồ sơ đề nghị cơng nhận xếp hạng di tích; huy động xã hội hóa nguồn lực tổ chức tu bổ, tơn tạo di tích.Ngồi ra, các di tích thuộc sở hữu cá nhân được giao cho cá nhân và dòng họ trực tiếp quản lý. Trong thời gian qua, ban quản lý di tích các cấp cơ bản đã phối hợp thường xun, tích cực trong cơng tác hướng dẫn, tổ chức quản lý và phát huy giá trị di tích đạt kết quả khá tích cực.

2.1.2.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử

Công tác quản lý đối với các di tích trên địa bàn tỉnh Quảng Nam được thực hiện theo Luật Di sản Văn hóa năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009; Nghị định 98/2010/NĐ-CP, Nghị định 70/2012/NĐ-CP của Chính phủ; Quyết định 28/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam, Quyết định 3486/QĐ-UBND ngày 28/9/2015 về phê duyệt Đề án đầu tư tu bổ di tích quốc gia và di tích cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 08/2019/QĐ-UBND ngày 2/5/2019 của UBND tỉnh về ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (Phụ lục 3); trong đó tập trung ưu tiên bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích cách mạng đã được xếp hạng, nhất là các di tích cấp quốc gia đã và đang xuống cấp

Tiếp đó, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1938/KH-UBND ngày 09/4/2021 triển khai Chương trình phối hợp xây dựng đời sống văn hóa, phát

triển du lịch nơng thơn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.Theo đó, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan nhằm nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa gắn với giữ gìn và phát huy các giá trị di tích văn hóa trong Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025,Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh.

2.1.2.3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng

- Đối với công tác bảo tồn: Công tác bảo tồn di tích lịch sử cách mạng

được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu, phối hợp với các ngành, các cấp thực hiện theo quy định của Luật Di sản văn hóa và các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và của tỉnh, tập trung vào các nhiệm vụ: Kiểm kê di tích, phân loại di tích lịch sử cách mạng; quy hoạch, khoanh vùng, cắm mốc giới bảo vệ di tích; cơng tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích; nguồn kinh phí đầu tư cho bảo tồn và phát huy giá trị di tích; cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; công tác xã hội hóa các hoạt động bảo tồn và phát huy di tích; nghiên cứu khoa học phục vụ cơng tác bảo tồn và phát huy các giá trị di tích; phối hợp với các cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành trong nước để tăng cường hiệu quả về bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Trực tiếp và hiệu lực, hiệu quả nhất phải kể đến việc thực hiện Nghị quyết số 161/2015/NQ-HĐND ngày 07/7/2015 của HĐND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu UBND tỉnh

ban hành Quyết định số 3486/QĐ-UBND ngày 28/9/2015 về phê duyệt Đề án đầu tư tu bổ di tích quốc gia và di tích cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016 - 2020. Đề án được xác định là: Về nhiệm vụ: Tu bổ và dựng nhà bia 27 di tích và hạng mục di tích quốc gia, 139 di tích cấp tỉnh đã xuống cấp nghiêm trọng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di tích trên địa bàn tỉnh. Thơng qua cơng tác tu bổ, đưa các di tích có nguy cơ sụp đổ về trạng thái an tồn, phục hồi và bảo quản nguyên vẹn hệ thống di tích hiện có. Trước mắt tập trung tu bổ các di tích lịch sử, di tích lịch sử gắn với cơng trình kiến trúc và di tích kiến trúc nghệ thuật. Tại những di tích nơi diễn ra các sự kiện lịch sử hiện đang là phế tích hoặc khơng cịn vết tích gì, tiến hành xây dựng nhà bia, đài tưởng niệm để ghi dấu và giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng. Về thời gian thực hiện: Năm 2016 - 2020. Về định mức đầu tư: Tổng mức đầu tư: 80.000.000.000 đồng và được phân bổ thành 5 kỳ.Tiếp đó là Quyết định số 3508/QĐ-UBND ngày 05/11/2019 của UBND tỉnh Quảng Nam về Ban hành Danh mục di tích đăng ký bảo vệ trên địa bàn tỉnh Quảng

Nam giai đoạn 2019 - 2024. (Phụ lục 4)

Đến nay, Quảng Nam đã xây dựng Bảo tàng tỉnh và 6 Bảo tàng/Nhà truyền thống cấp huyện2; 06 Bảo tàng chuyên đề3; 03 Bảo tàng tư nhân4.

+ Về cơng tác kiểm kê di tích lịch sử cách mạng:Cơng tác kiểm kê di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh được thực hiện từ năm 1997 - Năm mà tỉnh Quảng Nam được tái lập từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Từ đó đến nay, đã trải qua 03 lần rà soát, kiểm kê, thống kê (thực tế vẫn còn nhiều địa

2 Tại các huyện, thị xã, thành phố: Tam Kỳ, Hội An, Điện Bàn, Tây Giang, Nam Giang và Bắc Trà My.

3 Bảo tàng chuyên đề Chămpa tại Khu di tích Mỹ Sơn; Bảo tàng Sa Huỳnh - Chămpa tại huyện Duy Xuyên; Bảo tàng Gốm sứ Mậu dịch Hội An; Bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An; Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh Hội An; Bảo tàng Nghề y truyền thống Hội An.

điểm ở các địa phương có sự kiện lịch sử quan trọng diễn ra nhưng chưa có điều kiện hồn chỉnh hồ sơ di tích). Trong những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền nhiều địa phương đã quan tâm hơn đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng nên tích cực chỉ đạo ban, ngành chức năng và cơ sở phối hợp với Trung tâm quản lý Di tích và danh thắng tỉnh Quảng Nam tổ chức kiểm kê, lập hồ sơ di tích cách mạng, làm cơ sở cho việc lập dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và lập hồ sơ xếp hạng di tích, nổi bật như: Khu di tích Địa đạo Kỳ Anh (Tam Kỳ), Rặng Dừa Bảy Mẫu (Hội An), di tích lịch sử vụ thảm sát Phước Châu (Thăng Bình), Trùng tu di tích Nơi hy sinh

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (Trang 47 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)