Hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý di tích lịch sử cách mạng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (Trang 60)

1.5.5 .Mang giá trị về kinh tế tiềm năng

2.2. Hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý di tích lịch sử cách mạng

cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

2.2.1. Một số hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về bảo tồn, tơn tạo di tích và khai thác giá trị di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua vẫn cịn nhiều hạn chế, bất cập.

- Cơng tác quản lý hệ thống di tích lịch sử của tỉnh cịn lỏng lẻo, thiếu khoa học, nhất là đối với hệ thống các di tích gắn liền với nhà dân, khu vực rừng núi. Ứng xử với di tích trong vài năm lại đây đang là vấn đề rất đáng lo ngại. Thực trạng tơn tạo di tích theo kiểu “làm liều”, thiếu hiểu biết lại xuất phát từ chính những người đang nắm giữ vai trò quan trọng. Dù hiện nay, công tác quản lý di tích đã và đang được phân cấp cho các địa phương nhằm chia sẻ trách nhiệm và tạo sự chủ động cho cơ sở nhưng công tác quản lý di tích cần phải có sự phối hợp chặt chẽ từ nhiều phía, trong đó đặc biệt nhấn

mạnh vai trị của chính quyền cơ sở cũng như người dân, tuy nhiên nhiều vấn đề liên quan đến nhân lực, kinh phí, kỹ thuật lại là trở lực, vướng mắc hiện hữu, mà di tích là nơi gánh chịu cuối cùng nếu khơng có sự quản lý cụ thể.

-Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng của tỉnh trong thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức, chưa tương xứng với giá trị của hệ thống di tích lịch sử cách mạng; hầu hết, cấp ủy các cấp chưa ban hành nghị quyết chuyên đề, chỉ thị, kết luận để lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng. Khơng ít địa phương cấp ủy chưa chú ý đúng mức đến việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng nói chung trên địa bàn, nhất là di tích nơi thành lập chi bộ đảng đầu tiên- tiền thân của đảng bộ huyện (ở một số miền núi: Nam Giang, Nam Trà My, Đông Giang, Nơng Sơn..), có những di tích có nguy cơ phế tích nhưng chưa được quan tâm.

- Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh chưa được quan tâm tồn diện, sâu sắc. Chưa có chiến lược chỉ đạo tổng thể đối với hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh.

- Việc tham mưu văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác bảo tồn, tơn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng ở nhiều nơi cịn lúng túng.

- Hoạt động của ban quản lý di tích ở nhiều nơi hiệu quả chưa cao. Nhiều nơi mới chỉ quan tâm nhiều hơn đến quản lý di tích lịch sử văn hóa, di tích tâm linh, ít quan tâm đến di tích di tích lịch sử cách mạng.

- Cơng tác lập quy hoạch, khoanh vùng, cắm mốc bảo vệ di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh chưa được quan tâm thực hiện đúng mức. Hiện nay, mới có một số di tích trọng điểm được phê duyệt chủ trương lập dự án quy hoạch, cịn lại chưa có kế hoạch khoanh vùng, bảo vệ trên thực địa; đặc

biệt, công tác cắm mốc giới để bảo vệ di tích địi hỏi nguồn kinh phí và cơng sức rất lớn nên hiện đang gặp rất nhiều khó khăn. Nếu để lâu sẽ dễ xảy ra tình trạng quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội chồng lấn khơng gian di tích; tình trạng xâm hại di tích ngày càng nhiều và khó tháo gỡ.

- Cơng tác bảo quản, tu bổ, tơn tạo di tích lịch sử cách mạng tuy đã được quan tâm hơn trước nhưng vẫn còn chậm, hiệu quả chưa cao. Một số di tích, nhóm di tích cách mạng đã được xếp hạng, nhất là các di tích cấp quốc gia đã và đang xuống cấp chưa được tu bổ, tơn tạo kịp thời; các di tích là địa điểm thành lập chi bộ đầu tiên của đảng bộ các huyện, thị xã, thành phố ở nhiều nơi chưa từng được đầu tư, tu bổ có nguy cơ trở thành phế tích; rất nhiều di tích chưa được cắm biển chỉ dẫn, chưa dựng bia dẫn tích,…

Một số di tích gặp khó khăn trong cơng tác bảo quản, tu bổ vì sự tranh chấp, khiếu kiện sở hữu đất đai liên quan đến di tích; sự mâu thuẫn trong việc bảo tồn (giữ lại yếu tố gốc) và phát triển (nhu cầu xây mới cơng trình dân dụng của gia đình, dịng họ) như ở Di tích Cây Thơng Một - Hội AN, Cây Dương Thần - Thăng Bình, Di tích Núi Cấm - Tam Kỳ…..một số chưa lập dự án quy hoạch kịp thời nên đã bị các dự án kinh tế khác tranh chấp không gian với khơng gian của di tích đã được khoanh vùng bảo vệ (trên hồ sơ di tích) nên rất khó khăn cho cơng tác lập dự án tu bổ, phục hồi và lập hồ sơ xếp hạng.

- Công tác huy động từ các nguồn lực xã hội cho việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cho cơng tác tu bổ, tơn tạo di tích, phục hồi di tích lịch sử cách mạng cịn rất ít so với nhu cầu; nhiều di tích được quan tâm đầu tư kinh phí tu bổ, bảo quản nhưng đầu tư nhỏ giọt, giàn trải nên hiệu quả không cao;chưa quan tâm đầu tư trang bị nội thất trưng bày, hệ thống phịng cháy, chữa cháy,....

- Cơng tác trưng bày hiện vật trong di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh chưa thực sự được quan tâm. Qua khảo sát, chưa có sự thống nhất về hình thức và nội dung trưng bày hiện vật đối với loại hình di tích này. Phần

lớn các di tích lịch sử cách mạng trong tỉnh chưa được quan tâm đúng mức đến nội dung và hình thức trang trí, trưng bày hiện vật phục vụ công tác tuyên truyền; mỗi nơi thực hiện theo cách của riêng mình, hiện vật nghèo nàn, đơn điệu; cách trang trí trưng bày cịn tùy tiện, nhiều nơi còn mang màu sắc trưng bày của di tích lịch sử văn hóa tâm linh; hệ thống âm thanh không đảm bảo; chưa coi trọng cơng tác chăm sóc, vệ sinh thường xuyên để bảo quản hiện vật, trong đó có nhiều di tích đã xếp hạng quốc gia và cấp tỉnh, Nhiều di tích đã được đầu tư cơ sở vật chất khá tốt dành cho phòng trưng bày nhưng chưa phát huy được giá trị

- Công tác lập hồ sơ khoa học để xếp hạng và đề nghị cấp trên xếp hạng di tích cịn chậm, chưa chủ động đối với một số di tích có ý nghĩa, giá trị về nhiều mặt như: Hệ thống di tích là nơi diễn ra sự kiện thành lập đảng bộ các huyện. Còn nhiều di tích lịch sử cách mạng có ý nghĩa rất lớn về nhiều mặt mang tầm quốc gia, quốc gia đặc biệt chưa được lập hồ sơ, đề nghị xếp hạng như Di tích chiến thắng Núi Thành, Di tích anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, Di tích căn cứ khu ủy 5 tại Đơng Giang, Di tích 7 chiến sĩ dũng sĩ Điện Ngọc…

- Công tác nghiên cứu khoa học về bảo tồn và phát huy giá trị di lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh chưa được quan tâm thực hiện chủ động, thường xuyên, chưa có chiều sâu; chưa có sự vào cuộc của các trường đại học trong tỉnh. - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, sự phối hợp của các ngành, nhiều cấp trong việc giải quyết khiếu nại trong cơng tác bảo tồn di tích lịch sử cách mạng còn để kéo dài, lúng túng trong xử lý.

- Chất lượng cán bộ chuyên môn quản lý, bảo tồn, bảo tàng các cấp chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra; lại thường xuyên biến động, thiếu ổn định. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ chưa được quan tâm đúng mức, nhất là ở cấp cơ sở; trình độ, kiến thức về lịch sử Đảng còn thiếu hụt,... ; đội ngũ tư vấn thiết kế tu

bổ di tích và giám sát cơng trình thiếu về số lượng, yếu về chun mơn, khó có khả năng đảm bảo chất lượng cơng trình, khơng có chứng chỉ hành nghề; thiếu đội ngũ thợ thi công lành nghề các cơng trình là di tích lịch sử cách mạng, dẫn đến tình trạng phải dừng thi cơng cơng trình để đi tập huấn, bồi dưỡng bổ sung kiến thức như trường hợp tu bổ, phục hồi di tích cách mạng ...

- Cơng tác phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng hiệu quả chưa cao,

bộc lộ rõ hạn chế trong các mặt như: Công tác tuyên truyền nhiều lúc cịn hình thức, hiệu quả thấp; tài liệu tuyên truyền chưa đáp ứng nhu cầu (cịn ít, đối tượng phát hành có hạn), chưa thực sự hấp dẫn,tài liệu chuyên ngành định kỳ (tạp chí, trang Website,...) về di sản Quảng Nam nói chung, di tích lịch sử cách mạng nói riêng chất lượng chưa cao, thiếu tính hấp dẫn; nhiều địa phương chưa phát huy được vai trò của cộng đồng dân cư tham gia công tác bảo vệ di tích lịch sử cách mạng; chưa quan tâm đúng mức đến từng đối tượng cần giáo dục, tun truyền để có biện pháp, hình thức tun truyền phù hợp. Công tác tuyên truyền về di tích chưa được chú trọng, thơng tin về di tích hạn chế, chưa được làm một cách khoa học, bài bản. Việc giới thiệu, tổ chức khai thác các giá trị ở di tích lịch sử cách mạng cịn đơn điệu; hướng dẫn viên và người giới thiệu di tích lịch sử cách mạng còn thiếu tính chuyên nghiệp, nặng về ca ngợi chung chung, thiếu hiểu biết sâu sắc về những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử liên quan đến di tích; chưa có sự kết hợp tốt giữa khai thác di sản văn hóa vật thể với di sản văn hóa phi vật thể,…Cơng tác nghiên cứu, sưu tầm hiện vật liên quan đến di tích lịch sử chưa được quan tâm đúng mức, thực hiện chậm, hiệu quả thấp. Hoạt động học tập ngoại khóa: Chưa được quan tâm tổ chức rộng rãi, thường xuyên ở các trường học; chưa có nhiều trường tổ chức cho học sinh tham quan, học tập ở các di tích cách mạng,...

Hoạt động dâng hương, tri ân tại tại các di tích lịch sử cách mạng ở một số nơi thực hiện hình thức, hiệu quả chưa cao; việc tổ chức cho đối tượng

đảng, đối tượng đoàn đến dâng hương báo công chưa được quan tâm thực hiện rộng rãi, đều khắp ở các địa phương có di tích lịch sử cách mạng. Hoạt động tham quan du lịch tại di tích LSCM trên địa bàn tỉnh chưa được quan tâm khai thác giá trị để quảng bá về đất và người Quảng Nam và tham gia phát triển kinh tế. Đến nay, tồn tỉnh vẫn chưa có tour du lịch chính thức nào có gắn với các di tích lịch sử cách mạng.Hoạt động giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm với các tỉnh, thành bạn trong nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng chưa được quan tâm thực hiện thường xuyên, hiệu quả chưa cao,...

- Việc ứng dụng khoa học và công nghệ trong các hoạt động chuyên môn bảo tồn, bảo tàng và phát huy giá trị các di tích.. còn hạn chế

2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại trong cơng tác quản lý di tích lịch sử cách mạng lý di tích lịch sử cách mạng

2.2.2.1. Nguyên nhân khách quan: Những hạn chế trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng nêu trên được xác định là do những nguyên nhân chủ yếu sau:

- Cơng tác phân tích, đánh giá, dự báo nhu cầu cơng tác bảo tồn, phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử cách mạng cịn hạn chế, dẫn đến tham mưu, đề xuất nhiệm vụ chiến lược, sách lược chưa sát với thực tế, tính khả thi chưa cao.

- Nguồn lực đầu tư chưa được quan tâm đúng mức, dù có tăng theo từng năm nhưng vẫn thấp so với mặt bằng chung đầu tư trên các lĩnh vực khác. Ngân sách của các huyện, thị xã, thành phố đầu tư cho công tác này rất eo hẹp, đặc biệt đối với các huyện miền núi có địa bàn rộng, phức tạp, khơng có nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ văn hóa nên việc tổ chức, triển khai các hoạt động gặp rất nhiều khó khăn, khơng chủ động trong việc tổ chức thực hiện.

- Đời sống của một bộ phận Nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa cịn khó khăn, dẫn đến những hạn chế trong nhận thức và hành động bảo tồn, phát huy giá trị di tích.

- Cơ sở vật chất chưa được đầu tư tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ, nhiều nơi cịn chắp vá, khơng đảm bảo cơng năng và không gian tổ chức các hoạt động quy mô. Cơ sở hạ tầng tại các di tích lịch sử cách mạng cịn yếu, hệ thống giao thơng đến di tích nhiều nơi chưa thuận lợi, thậm chí với nhiều di tích cịn rất khó khăn trong việc tiếp cận, nhất là các di tích ở khu vực miền núi của tỉnh.

- Việc huy động các nguồn xã hội hóa và các nguồn lực khác đầu tư trên lĩnh vực bảo tồn di tích cịn nhiều khó khăn, bất cập; chưa có hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư bỏ vốn kinh doanh.

- Địa bàn tỉnh rộng, địa hình phức tạp, cơ sở vật chất cịn nghèo nàn, giao thơng đi lại khơng thuận lợi; số lượng di tích nhiều, phân bố khơng tập trung.

- Tư liệu gốc về lịch sử của di tích lịch sử cách mạng ở nhiều nơi khơng cịn; trải qua thời gian, do chiến tranh phá hoại nhiều di tích đã bị xuống cấp, nhiều nơi khơng cịn dấu vết,...ảnh hưởng đến việc tổ chức lập hồ sơ khoa học để bảo tồn và xếp hạng di tích. Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là tốc độ đơ thị hóa nhanh chóng đã tác động khơng nhỏ đến cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng, biểu hiện rất rõ như: Không gian dành cho quy hoạch di tích bị thu hẹp; giao lưu văn hóa quốc tế ngày một sâu rộng, sự phát triển nhanh chóng của mạng thơng tin tồn cầu (Internet) với sự tấn công của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta,... là những thách thức không nhỏ trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng. Nhân chứng lịch sử ngày ít dần; thế hệ trẻ ít hào hứng với việc tìm hiểu kiến thức lịch sử, nhất là lịch sử Đảng.

2.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan

- Nhận thức của cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương chưa coi trọng vai trò của hệ thống di tích lịch sử cách mạng trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng, xây dựng nhân cách con người và môi trường xã hội lành mạnh.

- Vai trò tham mưu, tổ chức thực hiện của cơ quan chức năng có thời

điểm, có việc chưa hiệu quả; hiểu biết về Luật Di sản văn hóa và các văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích của một số lãnh đạo, ban quản lý di tích cấp huyện, nhất là cán bộ văn hóa cấp xã ở nhiều nơi cịn rất hạn chế; công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện những sai phạm và xử phạt những vi phạm xâm hại di tích nhiều khi cịn chậm, hiệu quả chưa cao,....

- Việc bố trí, luân chuyển cán bộ làm công tác chuyên môn ở một số

địa phương chưa phù hợp sở trường, năng lực chuyên môn. Công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức, nhất là đội ngũ cán bộ tham mưu, cán bộ văn hóa cơ sở và đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư, công nhân phục vụ tu bổ, phục hồi di tích nói chung, di tích lịch sử cách mạng nói riêng.

- Cơng tác tun truyền chưa có chiến lược, chưa thu hút được sự vào

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)