Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiệu quả kinh tế của cánh đồng một giống lúa LC 212 trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 37 - 41)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Thực chất mơ hình cánh đồng mẫu lớn đã được áp dụng ở Việt nam dưới nhiều tiếp cận, cách gọi khác nhau. Nhưng trong sản xuất lúa, cánh đồng

3 Thời báo kinh tế Sài Gòn, “37 doanh nghiệp có thể sẽ khơng được xuất khẩu gạo”, xem tại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn mẫu lớn được thực hiện nổi bật là Công ty Bảo vệ thực vật An Giang. Theo PGS.TS Vũ Trọng Khải, vụ Đông Xuân 2010 – 2011, 1.200 ha của hơn 400 hộ nông dân ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang đã trở thành vùng sản xuất lúa nguyên liệu cho nhà máy chế biến của công ty cổ phần BVTV An Giang, đạt năng suất 9 – 11 tấn/ ha gieo trồng, với giá thành sản xuất: 2.200 đ/kg lúa, giá bán cho nhà máy là 6.000đ/kg. Nông dân lãi từ 38 triệu đến 44 triệu đồng/ha gieo trồng. Cũng cần phải nói rằng, gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện nay được chế biến theo quy trình ngược: xay lúa thành gạo rồi mới sấy gạo. Do đó, tỷ lệ gạo/ lúa chỉ đạt 50 –52%. Trong khi đó theo quy trình thuận: sấy lúa rồi mới xay xát thành gạo như nhà máy của công ty đã làm, tỷ lệ gạo/lúa đạt 62 –64%. Trong các lĩnh vực sản xuất khác, như Thủy sản, mơ hình cánh đồng mẫu lớn cũng đã được nhiều công ty áp dụng trong liên kết với nông dân trong sản xuất, cung ứng và quản lí chất lượng sản phẩm. Trong chăn nuôi, những nguyên tắc của cánh đồng lớn, cũng được áp dụng để các chủ trang trại cùng chăn ni theo một qui trình sản xuất chung, có kế hoạch bán sản phẩm, chất lượng sản phẩm đồng đều như CP đã làm. Trong khi xây dựng những cánh đồng lớn, liên kết giữa nông dân để bền vững và thành công cần chú ý đến các khía cạnh sau: i) những thành viên trong nhóm liên kết cần có sự tương đồng về nguồn lực sản xuất, kiến thức và định hướng thị trường; ii) sự tin tưởng và vốn xã hội từ bên trong; iii) thị trường có nhu cầu về sốlượng và chất lượng của sản phẩm mà cá nhân không thể đáp ứng được; iv) có tiềm năng kinh tế quy mơ trong sản xuất, chế biến, marketing và mua sắm; v) lợi ích do liên kết mang lại lớn hơn chi phí bỏ ra, bao gồm cả thời gian đầu tư. Để liên kết nông dân - doanh nghiệp hiệu quả, cần phải đáp ứng được những yếu tốsau đây: i) mối quan hệ có lợi cho cả đơi bên: sự tin tưởng, chia sẻ tầm nhìn dài hạn và sự tơn trọng lẫn nhau là cơ sở cho sự bền vững; ii) chia sẻ, chuyển giao kiến thức: thông tin minh bạch và chia sẻ kịp thời giúp các bên phản ứng nhanh nhạy với những thay đổi của thị trường; iii) tiêu chuẩn chất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn lượng: các bên hiểu đúng và thực hiện tốt tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm. Doanh nghiệp cần phải giúp đỡ nông dân thực hiện những tiêu chuẩn này; iv) cung cấp dịch vụ đi kèm: thường xun và có chất lượng khơng thu phí dịch vụ nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng là đặc điểm quan trọng của liên kết hiệu quả; v) ln chuyển tài chính: doanh nghiệp hỗ trợ nơng dân về mặt tài chính dưới nhiều dạng khác nhau để hỗ trợ hoạt động sản xuất của nơng dân.

Mơ hình cánh đồng một giống, hay cánh đồng mẫu lớn là cụ thể hóa chủtrương xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn tiêu thụ sản phẩm với quy mô nhỏ phù hợp với vùng Trung du, miền núi. Ban đầu Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nơng sản hàng hố thơng qua hợp đồng. Năm 2013, Chính phủ tiếp tục triển khai Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn và Ngày 5/7/2018, Chính phủđã ban hành Nghị định số 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Theo Nghị định, hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (liên kết) là việc thỏa thuận, tự nguyện cùng đầu tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của nông dân, cá nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp (gọi chung là các bên tham gia liên kết) để nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

Xây dựng cánh đồng lớn cũng là một giải pháp quan trọng lâu dài góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững được nêu trong Nghị quyết số 21/2011/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trương mở rộng phong trào xây dựng “Cánh đồng lớn” trở đang trở thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn phong trào triển khai trên cả nước, không chỉ trên cây lúa mà các cây trồng khác theo Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn hướng dẫn thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.

Cánh đồng lớn hay cánh đồng một giống là cách thức tổ chức sản xuất trên cơ sở hợp tác, liên kết giữa người nông dân với tổ chức đại diện của nông dân trong sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản trên cùng địa bàn, có quy mơ ruộng đất lớn, với mục đích tạo ra sản lượng nơng sản hàng hố tập trung, chất lượng cao, trở thành hàng hóa nơng sản bán ra thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm chi phí, tăng thu nhập cho nơng dân.

Tiếp cận về cánh đồng một giống thường được thực hiện bắt đầu bằng xác định các tiêu chí giống, tập quán canh tác, thời tiết, khí hậu và thị trường yêu cầu hoặc chính phủ quy định như về chất lượng sản phẩm, môi trường, kỹ thuật canh tác, kế hoạch sản xuất… đểlàm cơ sở xây dựng và nhân rộng mơ hình tạo tiền đề cho xây dựng mơ hình cánh đồng lớn trong tương lai.

Một số mơ hình cánh đồng một giống đã được thực hiện tại các tỉnh phía Bắc và đã đạt được những thành công nhất định như: mơ hình sản xuất lúa ở Thái Bình, Nam Định, Hà Giang, Bắc Giang; mơ hình cánh đồng một giống khoai tây ở Bắc Giang, Bắc Ninh; mơ hình cánh đồng một giống ngô ở Thái Nguyên, Bắc Giang...

Ở Thái Ngun, mơ hình cánh đồng một giống phát triển mạnh trong những năm trở lại đây. Các mơ hình được triển khai chủ yếu tập trung ở các giống lúa, ngô, khoai tây, sắn, đậu tương... được triển khai trong toàn tỉnh. Hiện nay, mơ hình cánh đồng một lúa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phát triển rất nhanh dựa trên những điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai, tập quán canh tác mà mỗi địa phương sẽ áp dụng mơ hình cánh đồng một giống đối với giống luá nhất định như: Giống lúa thuần J02 tại Định Hóa, Võ Nhai; Giống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn lúa TBR 45 tại Phú Lương; Lúa syn6 tại huyện Đại Từ; Lúa LC 212 tại Sông Công... (Nguồn: Phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay: Những trăn trở và suy ngm ca tác gi PGS.TS Vũ trng Khi - 2015)

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiệu quả kinh tế của cánh đồng một giống lúa LC 212 trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)