Bài học kinh nghiệm cho thành phố Sông Công

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiệu quả kinh tế của cánh đồng một giống lúa LC 212 trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.4. Bài học kinh nghiệm cho thành phố Sông Công

Thành phố Sông Công là thành phố công nghiệp trẻ, phát triển trên địa hình đồi thấp tương đối bằng phẳng, thành phố có diện tích đất nơng nghiệp nhỏ hẹp, nằm rải rác xen kẹt trong khu vực các xã, phường. Đểđẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất cây trồng theo Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của thành phố Sông Công giai đoạn 2016-2020, thành phố chỉ đạo các xã, phường mạnh dạn triển khai “Mơ hình cánh đồng một giống lúa” với quy mô 05 ha/cánh đồng trở lên trên tồn địa bàn. Đây là mơ hình sản xuất mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, mang tính sản xuất hàng hóa, thâm canh tăng năng suất đối với nhân dân trên địa bàn phường nhằm triển khai các mơ hình sản xuất cánh đồng một giống, cánh đồng mẫu… làm thay đổi tập quán canh tác của người nông dân trở lên chuyên sâu, đồng bộ, tạo ra năng suất cây trồng, nâng cao thu nhập. Từ năm 2014, thành phố Sông Công quan tâm hỗ trợ cho sản xuất như: giống, phân bón, khoa học kỹ thuật chăm sóc, cơ

giới hóa… để triển khai mơ hình “cánh đồng một giống lúa” mang lại hiệu quả nhất định, do đó đầu năm 2016, UBND thành phố đã xây dựng Đề án phát triển sản xuất nông lâm nghiệp giai đoạn 2016-2021, do vậy việc triển khai mơ hình trên đã được thúc đẩy phát triển mạnh. Việc phát triển mơ hình cánh đồng tập trung tạo cho người nông dân tham gia mơ hình có những thuận lợi trong việc triển khai gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế, từ đó nhân rộng mơ hình ra tồn địa bàn.

Năm 2018, thành phố Sông Công đã triển khai 27 mơ hình “Cánh đồng một giống lúa” với tổng diện tích 140ha tại các xã, phường: Phố Cị, Cải Đan, Vinh Sơn, Bá Xuyên, Lương Châu, Tân Quang và Lương Sơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Chính sách hỗ trợ:

+ Các hộ dân tham gia mơ hình được hỗ trợ 30.000đ/1 kg giống lúa lai

và 15.000đ/kg lúa thuần chất lượng cao theo cơ chế hỗ trợ của UBND thành phố Sông Công.

+ Các hộ tham gia dự án được tập huấn chuyển giao KH&CN về kỹ thuật trồng và chăm sóc lúa. Cán bộ Khuyến nông thành phố thường xuyên hướng dẫn kỹ thuật gieo cấy, chăm sóc, phịng trừ sâu bệnh, điều tiết nước tưới…

+ Tổ chức Hội Nông dân thành phố phối hợp Trạm vật tư nông nghiệp Sông Công triển khai cho mua phân bón trả chậm theo chính sách của Hội.

+ Cơng ty thủy lợi Hồ Núi Cốc thì hỗ trợ điều tiết nước theo nhu cầu từng xã, phường.

- Kết quả của mơ hình

+ Một số chỉ tiêu vềsinh trưởng và năng suất.

Bng 1.5. Bng ch tiêu gieo cấy, sinh trưởng và năng suất cánh đồng mt ging

STT Ch tiêu Thc hin

1 Gieo mạ (kg/m2) 0,1 kg/m2

2 Tuổi mạ cấy ( ngày) 8 - 15 ngày

3 Khoảng cách cấy (cây x cây) Trung bình 18 cm x 18 cm

4 Số dảnh cấy/khóm Trung bình 1 - 3

5 Thời gian sinh trưởng (ngày) 100 – 120

6 Năng suất (kg/sào) 160 - 220

Do đó việc triển khai mơ hình cánh đồng một giống nhằm áp dụng đồng bộ kỹ thuật mới, nhằm cải tiến một số khâu trong sản xuất truyền thống, nâng

cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa là việc làm rất cần thiết và phù hợp với yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Thực hiện việc sản xuất lúa tập trung, triển khai sản xuất đồng loạt. Thuận tiện cho công tác chỉ đạo, triển khai hỗ trợ đầu tư sản xuất như: giống, phân bón, khoa học kỹ thuật chăm sóc, phịng trừ sâu bệnh, nước tưới, thu hoạch…

- Triển khai sản xuất đồng loạt, đúng lịch thời vụ.

- Làm mạ, gieo cấy: Áp dụng biện pháp kỹ thuật gieo mạ thưa, cấy mạ

non. Cấy từ 2-3 rảnh/khóm.

- Giảm chi phí vật tư đầu vào như: Giảm giống, giảm phân đạm thừa và giảm thuốc BVTV, lượng nước tưới…

- Bón phân: hướng dẫn bón theo nhu cầu của cây lúa, tùy theo chất đất. - Điều tiết nước hợp lý, theo nhu cầu của cây lúa.

- Cây lúa phát triển đồng đều, khỏe cây, chống chịu sâu bệnh tốt

- Thời gian phun thuốc trừ cỏ, trừ sâu đồng loạt, hiệu quả. Sử dụng thuốc BVTV ít an tồn.

- Hạn chế gây ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

- Việc triển khai máy móc vào thu hoạch sẽ thuận lợi, việc cho triển khai xuống giống vụ tiếp theo dễ dàng.

- Năng suất lúa nâng lên, chất lượng sản phẩm tốt do giảm phân bón vơ

cơ, giảm thuốc BVTV, tăng hiệu quả kinh tế trong nơng nghiệp.

Trước tình hình phát triển nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay manh mún, nhỏ lẻ, mức độ chuyên canh chưa cao, thời tiết biến đổi bất thường, sâu bệnh hại lúa diễn biến phức tạp. Do vậy, việc đưa và nhân rộng mơ hình

“Cánh đồng một giống lúa” trong sản xuất nông nghiệp giúp nông dân thay

đổi tập quán canh tác, cải tiến được một số khâu kỹ thuật chưa phù hợp, thuận tiện trong việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất, giảm được chi phí đầu tư, thời gian và cơng sức của người dân, làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, giúp nông dân giải quyết được những khó khăn trong phịng trừ sâu bệnh hại, góp phần bảo vệ mơi trường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn sinh thái, sức khỏe con người được bảo đảm. Mặt khác, chủ trương của UBND thành phố Sông Công năm 2019 tiếp tục hỗ trợ cho các mơ hình sản xuất tập trung, khơng hỗ trợ riêng lẻ là phù hợp với điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay. (Báo cáo đánh giá triển khai các mơ hình sn xut theo Đềán tái cơ cấu ngành nông nghip ca thành phSông Công năm 2018)

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiệu quả kinh tế của cánh đồng một giống lúa LC 212 trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 41 - 44)