II. CÁC GIẢI PHÁP
2. Phân công trách nhiệm
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ban, ngành có liên quan tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 ở Trung ương và hướng dẫn, chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo ở cấp tỉnh; xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình hoạt động cho Ban Chỉ đạo ở Trung ương và hướng dẫn tổ chức, hoạt động Ban Chỉ đạo ở cấp tỉnh
Các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế trong việc tổ chức thực hiện Đề án
2.1. Bộ Y tế
- Xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện các giải pháp chung của Đề án theo từng giai đoạn trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức thực hiện Đề án tập trung 3 nhiệm vụ trọng tâm:
(1) Tăng tỷ lệ bao phủ BHYT
- Phối hợp với BHXH Việt Nam giao chỉ tiêu phát triển BHYT cụ thể của từng nhóm đối tượng, từng địa phương để tổ chức thực hiện.
31
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, các giải pháp liên quan đến chính sách BHYT:
+ Cơ chế thu đóng BHYT đối với các doanh nghiệp: Thời gian thu, cách thức phối hợp và hình thức thu phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp.
+ Sửa đổi, bổ sung quy định về sử dụng một phần kinh phí đóng BHYT cho chăm sóc sức khỏe người lao động tại các doanh nghiệp, nơi làm việc.
+ Quy định việc tham gia BHYT đối với tất cả các thành viên trong hộ gia đình cận nghèo.
+ Cơ chế hỗ trợ phần cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh BHYT của người cận nghèo và nâng dần mức hỗ trợ đóng BHYT cho đối tượng cận nghèo lên 100% vào năm 2015.
+ Nâng mức hỗ trợ học sinh sinh viên tham gia BHYT bằng tối thiểu 50% mức đóng BHYT; Nâng mức hỗ trợ mức đóng BHYT lên tối thiểu 50% và cơ chế tham gia theo hình thức hộ gia đình đối với hộ gia đình nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình.
(2) Nâng cao chất lƣợng và đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh BHYT
- Chỉ đạo hệ thống y tế tổ chức thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh BHYT.
- Xây dựng và trình Chính phủ Đề án Giảm tải bệnh viện.
(3) Đổi mới cơ chế tài chính, giảm chi tiêu trực tiếp từ hộ gia đình
- Trình Chính phủ Nghị định “Về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các
đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập”; sửa đổi, bổ sung giá thu một phần viện phí theo
hướng tính đúng, tính đủ; đổi mới, áp dụng phương pháp thanh toán chi trả phù hợp. Phấn đấu đến 2015 giảm chi tiêu trực tiếp từ tiền túi củahộ gia đình xuống dưới 40%.
- Từng bước thực hiện việc chuyển đổi cơ chế cấp ngân sách Nhà nước theo tinh thần Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ, thực hiện chuyển hình thức cấp ngân sách của nhà nước từ cấp cho cơ sở cung ứng dịch vụ sang cấp trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng dịch vụ y tế do nhà nước cung cấp thông qua hình thức BHYT.
- Xây dựng chính sách hỗ trợ mức đóng cho một số đối tượng tham gia BHYT. Xem xét đề xuất tăng tỷ lệ phân bổ kinh phí y tế hàng năm, bao gồm cả hỗ trợ cho tiếp tục mở rộng đối tượng tham gia BHYT đối với các địa phương vận động được nhiều người tham gia BHYT.
2.2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tổ chức thực hiện các chỉ tiêu bao phủ BHYT hàng năm.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án, xây dựng mục tiêu cụ thể đối với từng địa phương, từng nhóm đối tượng, cơ chế và cách thức phối hợp với các bộ, ngành về công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT đối với tất cả các nhóm đối tượng, trên phạm vi toàn quốc. Từ 2012-2015 tập trung thực hiện mục tiêu
32
tăng tỷ lệ tham gia BHYT tại các địa phương có tỷ lệ tham gia BHYT thấp dưới 50% dân số.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính (tổ chức đại lý bán thẻ BHYT thuận lợi cho việc tiếp cận, phù hợp điều kiện từng vùng, sử dụng thẻ BHYT điện tử…), áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong công tác phát hành thẻ, thu phí, đăng ký khám chữa bệnh, thanh tóan chi phí KCB BHYT, quản lý quỹ BHYT, đảm bảo thuận lợi, giảm phiền hà cho người tham gia BHYT.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành thực hiện giải pháp liên quan đến BHYT đối với các nhóm đối tượng, đặc biệt là nhóm đối tượng: Cận nghèo, HSSV, người lao động trong các doanh nghiệp…
- Xây dựng kế hoạch củng cố tổ chức, bộ máy, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phục vụ. Đề xuất biện pháp giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
2.3. Bộ Tài chính
- Phối hợp với Bộ Y tế nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chính sách BHYT hiện hành.
- Bố trí nguồn vốn đảm bảo đầy đủ, kịp thời kinh phí đóng BHYT và hỗ trợ mức đóng BHYT cho các nhóm đối tượng.
- Đảm bảo nguồn kinh phí cho việc đầu tư, nâng cấp các cơ sở KCB, nhất là các dự án đầu tư, nâng cấp hệ thống y tế cơ sở, các Bệnh viện huyện và Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
- Đảm bảo ngân sách cho việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ nghề nghiệp cho cán bộ làm công tác trong ngành y.
- Phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành có liên quan thực hiện các giải pháp liên quan đến cơ chế thu, đóng BHYT; hỗ trợ mức đóng; kinh phí phát hành thẻ của các nhóm đối tượng đã nêu trong Đề án này.
2.4. Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội
- Xây dựng, trình Chính phủ ban hành tiêu chí quy định hộ gia đình nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình.
- Đề xuất các giải pháp cụ thể liên quan đến việc: Xác định đối tượng, lập danh sách, quản lý đối tượng (cận nghèo, hộ gia đình nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình, Trẻ em dưới 6 tuổi); cơ chế thu, đóng BHYT; phát hành thẻ của các nhóm đối tượng theo quy định
2.5. Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành thực hiện các giải pháp về phát triển, nâng cao chất lượng công tác y tế trường học và xây dựng tiêu chí kế hoạch phát triển BHYT tại mỗi cơ sở giáo dục, đào tạo.
- Chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường công lập, ngoài công lập trong toàn quốc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Luật BHYT, đưa chỉ tiêu tham gia BHYT đạt 100% là một tiêu chuẩn để công nhận trường đạt chuẩn quốc gia và là một trong các tiêu chí thi đua của các Sở, các Nhà trường.
33
- Phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành có liên quan đề xuất và tổ chức thực hiện các giải pháp liên quan đến đối tượng HSSV theo quy định
2.6. Bộ Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình hàng năm xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT, đảm bảo công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên, chất lượng tốt, đạt hiệu quả cao.
- Phối hợp với BHXH Việt Nam, Bộ Y tế và các Bộ, ngành có liên quan thực hiện nhiệm vụ truyền thông, tuyên truyền với nhiều hình thức, nội dung phù hợp với các nhóm đối tượng theo quy định
2.7. Bộ Nội vụ
- Chủ trì và phối hợp xây dựng hệ thống tổ chức thực hiện chính sách BHYT phù hợp, đảm bảo tính chuyên nghiệp, chuyên môn hóa cao, phù hợp với mức độ mở rộng phạm vi BHYT;
- Xây dựng, ban hành chính sách về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ nghề nghiệp cho cán bộ làm công tác BHYT.
2.8. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan trong việc thực hiện Đề án. Xây dựng chính sách và chỉ đạo tổ chức thực hiện chính sách BHYT đối với các đối tượng thuộc quân đội và công an nhân dân và các đối tượng thuộc phạm vi phụ trách.
2.9. Bộ Kế hoạch - Đầu tƣ
- Phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành có liên quan trong việc thực hiện Đề án; xây dựng các Dự án đầu tư trong lĩnh vực BHYT theo Đề án này, thẩm định các Dự án theo quy định.
2.10. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng
- Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tổ chức thực hiện các chỉ tiêu bao phủ BHYT hàng năm. Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Đề án tại địa phương và định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Đề án về Bộ Y tế để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc tỉnh thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHYT
- Đưa mục tiêu, kế hoạch, tỷ lệ bao phủ BHYT là một chỉ tiêu trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và ngắn hạn của địa phương, triển khai thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân trong chương trình nông thôn mới.
- Chủ trì thực hiện các giải pháp về: (1) Phát triển đối tượng tham gia BHYT:
+ Rà soát, phê duyệt danh sách đối tượng tham gia BHYT do Ngân sách nhà nước đóng BHYT; đối tượng là người cận nghèo tham gia BHYT do Ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng;
34
+ Lập danh sách thành viên hộ gia đình nông, lâm, ngư và diêm nghiệp có mức sống trung bình; xây dựng cơ chế phối hợp, kế hoạch và chỉ tiêu hàng năm trong vận động nhóm đối tượng này tham gia BHYT;
+ Rà soát, lập danh sách cán bộ không chuyên trách cấp xã là đối tượng tham gia BHYT đầy đủ, kịp thời;
(2) Đảm bảo nguồn kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng chính sách tham gia BHYT theo quy định;
(3) Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong thực hiện pháp luật về BHYT tại địa phương, các doanh nghiệp.
2.11. Các tổ chức, đoàn thể xã hội:
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam,…… căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình, phối hợp các cơ quan liên quan triển khai nội dung:
- Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia BHYT
35
PHẦN THỨ TƢ
HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI
I. VỀ CHÍNH TRỊ VÀ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI
Thực hiện đề án này thể hiện quyết tâm từng bước tiến tới mục tiêu BHYT toàn dân theo đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước về BHYT như một cột trụ của dân theo đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước về BHYT như một cột trụ của chính sách an sinh xã hội vì mục tiêu phát triển bền vững. Các cơ quan ban hành chính sách pháp luật về BHYT, cơ quan tổ chức thực hiện, UBND các địa phương thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn vai trò của mình trong thực hiện pháp luật về BHYT, đảm bảo mục tiêu công bằng trong chăm sóc sức khỏe.
Nếu tham gia đầy đủ, sẽ có khoảng 23 triệu học sinh sinh viên, 10 triệu người cận nghèo tham gia BHYT và 12 triệu người lao động trong các doanh nghiệp tham gia BHYT. Đối với nhóm thân nhân người lao động được quy định là có trách nhiệm tham gia BHYT vào năm 2012, nếu tính bình quân mỗi người lao động có 1 người phụ thuộc thì với khoảng 12 triệu người lao động, chúng ta sẽ bao phủ thêm được 12 triệu người. Khi cơ bản các nhóm đối tượng trong xã hội, khoảng 75% dân số đã tham gia BHYT thì sẽ tạo phong trào, động lực và cơ hội thúc đẩy những đối tượng còn lại tham gia BHYT vào năm 2014 với mục tiêu đến 2015 đạt tỷ lệ bao phủ BHYT là 85%. Như vậy, mục tiêu BHYT toàn dân sẽ sớm trở thành hiện thực.
Quỹ BHYT khi đã bảo đảm chí phí KCB sẽ giảm gánh nặng chi tiêu từ mỗi cá nhân có tác động xã hội to lớn, góp phần củng cố chính sách an sinh xã hội. Đối với mỗi cá nhân, khi tham gia BHYT là thể hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân trong thực hiện chính sách pháp luật về BHYT. Xem việc tham gia BHYT là một cách thức dự phòng rủi ro về tài chính khi ốm đau bệnh tật có tính ổn định và đảm bảo, giảm gánh nặng chi tiêu từ tiền túi cá nhân, tránh rơi vào bẫy nghèo đói do chi phí y tế. Hình thành một nếp suy nghĩ mới, một thói quen mới và một cách ứng xử văn minh, có văn hóa, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng về khía cạnh chăm sóc sức khỏe. Đối với các doanh nghiệp, khi buộc phải nghiêm túc thực hiện mua BHYT cho người lao động theo quy định sẽ góp phần đảm bảo quyền lợi của người lao động, khắc phục được một trong những nguyên nhân phát sinh đình công, lãn công, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, thiệt hại về vật chất và tác động bất lợi đến môi trường đầu tư.
II. HIỆU QUẢ KINH TẾ
1. Tăng nguồn thu của quỹ BHYT, đảm bảo cân đối thu chi theo nguyên tắc xác định trong Luật BHYT định trong Luật BHYT
Việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT sẽ đảm bảo nguồn thu của Quỹ BHYT, là cơ sở quan trọng để đảm bảo quyền lợi BHYT. Theo lý thuyết về BHYT và từ thực tiễn cho thấy, khi số người tham gia nhiều và thuộc nhiều nhóm đối tượng khác nhau về độ tuổi, giới tính, kiến thức, điều kiện làm việc .v.v. thì sự chia sẻ giữa những người tham gia cao hơn. Với những người thuộc nhóm người trẻ tuổi, người trong độ tuổi lao động có sức khỏe tốt, ít phải sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh thì quỹ KCB BHYT do những người này đóng sẽ chia sẻ cho nhóm người cao tuổi hay ốm đau bệnh tật. Không những thế, nhóm người lao động còn là nhóm có mức đóng BHYT cao hơn nhóm khác. Đây là một điều kiện quan trọng để cân đối quỹ BHYT. Nguyên nhân mất
36
cân đối quỹ BHYT trong nhiều năm vừa qua có liên quan rõ đến quy mô và đặc điểm đối tượng tham gia BHYT.
2. Thúc đẩy tiến trình cải cách nền tài chính y tế theo mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển quả và phát triển
Khi việc tham gia BHYT ở quy mô lớn, quỹ BHYT đảm bảo hầu hết nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, cân đối được thu chi thì đây vừa là điều kiện vừa là cách thức để điều chỉnh chính sách viện phí, chính sách phân bổ tài chính từ nguồn ngân sách nhà nước, theo mục tiêu thay vì đầu tư cho cơ sở cung ứng dịch vụ sang đầu tư cho người hưởng lợi- mà trong trường hợp này là người tham gia BHYT. Việc đổi mới cơ chế viện phí theo hướng tính đúng, tính đủ, đảm bảo cơ sở y tế đủ điều kiện hoạt động, lúc đó hiệu quả hoạt động phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ, số lượng