ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA PGD TRONG NĂM 2007

Một phần của tài liệu 4031090 (Trang 39 - 41)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA PGD TRONG NĂM 2007

3.5.1 Mục tiêu định hướng hoạt động tín dụng năm 2007

- Về huy động vốn: phấn đấu số dư nguồn vốn đạt 22.000 triệu đồng, tăng 100 đến 150% so với năm trước.

- Về tổng dư nợ: phấn đấu tổng dư nợ đạt 116.000 triệu đồng, tăng 13% so với năm trước.

- Về cơ cấu nợ trung – dài hạn: phấn đấu đạt 35.000 triệu đồng đạt tỷ lệ 35%/Tổng dư nợ.

- Giảm tỷ lệ nợ quá hạn: dưới 0,5% không để nợ tồn đọng phát sinh do nguyên nhân chủ quan.

3.5.2 Các giải pháp tín dụng

- Quán triệt trong tồn thể cán bộ cơng nhân viên, phải coi nguồn vốn là nền tảng để mở rộng kinh doanh, chủ động đa dạng hóa các hình thức huy động, mở rộng dịch vụ để thu hút khách hàng, chú trọng nguồn vốn trung hạn. Nhận thức rõ huy động vốn là nghiệp vụ khó, địi hỏi phải có chiến lược, phương pháp, nghệ thuật cũng như các tiện ích phục vụ đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, do đó cần phải xác định rõ những nhóm khách hàng tiềm tàng, địa bàn trọng điểm.

- Có chính sách khách hàng hợp lý, không ngừng phát triển thương hiệu xây dựng văn hóa doanh nghiệp: “Trung thực, kỷ cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả”, phát triển nghiệp vụ và nâng cao kiến thức cho cán bộ công nhân viên. - Tăng cường cơng tác quản lý tín dụng, chấm dứt tình trạng gia hạn, định kỳ hạn nợ tùy tiện nhằm che dấu thực trạng nợ xấu. Coi chất lượng là sự nghiệp tồn tại của PGD, có biện pháp triệt để phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro và tập trung thu hồi vốn sau khi đã xử lý rủi ro. Cho vay dự án trung hạn phải nâng cao một bước khả năng phân tích tài chính, thẩm định dự án, cảnh giác trong việc cho vay mua lại nợ của ngân hàng khác, khi dự án khơng có khả năng trả nợ ngân hàng.

- Thường xuyên cập nhật và thông báo thông tin kinh tế có liên quan đến rủi ro của ngân hàng đến từng cán bộ công nhân viên, tăng cường công tác thơng tin phịng ngừa rủi ro.

- Thường xun phân loại khách hàng để áp dụng chính sách, biện pháp tín dụng, kiên quyết loại ngay từ đầu những trường hợp không đủ điều kiện vay vốn, dự án kinh doanh khơng có hiệu quả.

- Về nguồn nhân lực nên hạn chế trong việc luân chuyển cán bộ tín dụng sang địa bàn khác vì ảnh hưởng đến việc quản lý tín dụng và xử lý nợ do cán bộ tín dụng mới chưa quen cơng việc.

- Tăng cường công tác xử lý thu hồi nợ, giao chỉ tiêu các khoản nợ phải thu, lãi phải thu đến từng cán bộ tín dụng. Đối với các khoản nợ đã được xử lý rủi ro, phải tổ chức theo dõi và có kế hoạch thu hồi. Thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện của từng cán bộ tín dụng, đề ra biện pháp xử lý thu hồi triệt để, để góp phần nâng cao năng lực tài chính, cũng cố kỹ cương, nâng cao nhận thức cho cán bộ tín dụng trong hoạt động tín dụng. Gắn kết quả thu hồi nợ vào tiêu chí đánh giá năng lực cán bộ.

- Xác định tăng trưởng lợi nhuận là nhiệm vụ hàng đầu của NHTM. Thực hiện phân tích tài chính khách hàng hàng quý kịp thời, để đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Phát hiện sớm các vấn đề phát sinh làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, để có phương pháp điều chỉnh kịp thời. Thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu, chống lãng phí. Đảm bảo có lợi nhuận theo kế hoạch và đủ lương cho cán bộ công nhân viên.

- Thống kê nợ xấu, phân công cụ thể người chịu trách nhiệm xử lý. Đồng thời tích cực xử lý nợ tồn đọng.

- Gắn bó hoạt động đồng bộ giữa Đảng, chính quyền các Đồn thể, chăm lo giáo dục đội ngũ cán bộ công nhân viên. Đẩy mạnh phong trào thi đua hoàn thành kế hoạch, phong trào thi đua phát huy truyền thống đơn vị anh hùng thời kỳ đổi mới.

CHƯƠNG 4:

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH KHÁNH HƯNG

Một phần của tài liệu 4031090 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)