CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY
4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ
Để đạt được lợi nhuận mong muốn của ngân hàng, bên cạnh việc gia tăng tốc độ doanh số cho vay, doanh số thu nợ luôn là người bạn đồng hành. Do đó, PGD ln tập trung từ những khoản nợ đã đến hạn.
Qua số liệu cho thấy, doanh số thu nợ của PGD tăng trưởng liên tục qua 3 năm. Năm 2004 doanh số thu nợ đạt 20.817 triệu đồng. Sang năm 2005 đạt 40.538 triệu đồng tăng 19.721 triệu đồng hay tăng 94,7% so với năm 2004. Đến năm 2006 doanh số thu nợ đạt 120.539 triệu đồng tăng 80.001 triệu đồng hay tăng 197,3% so với năm 2005. Như vậy, chỉ tiêu này đã đạt được một kết quả rất khả quan là tăng trưởng đáng kể qua các năm, nhất là năm 2006 đã tăng lên với tốc độ thần tốc 197,3%. Điều đó, cho thấy rằng ngân hàng đã đầu tư đúng hướng, kết hợp với các đối tượng cho vay sử dụng đúng mục đích vốn vay đã mang lại hiệu quả kinh tế cao phù hợp với mục tiêu phấn đấu của ngân hàng, tạo thế mạnh cho ngân hàng xoay vòng vốn, mang lại thu nhập cao cho ngân hàng cũng như toàn xã hội.
4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn cho vay
Doanh số thu nợ theo loại cho vay được thể hiện qua bảng 7:
Bảng 7: Doanh số thu nợ theo thời hạn cho vay
ĐVT: Triệu đồng
Năm Chênh lệnh
2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005
Chỉ tiêu Số
tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Cho vay ngắn hạn 1.4559 69,9 31.692 78,2 89.337 74,1 17.133 117,7 57.685 182,0 Cho vay trung hạn 6.258 30,1 8.846 21,8 31.162 25,9 2.588 41,4 22.316 252,3 Tổng 20.817 100 40.538 100 120.539 100 19.721 94,7 80.001 197,3 (Nguồn: Tổ Kế toán) * Xét về tỷ trọng:
Doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao các năm. Cụ thể là năm 2004 doanh số thu nợ theo loại cho vay ngắn hạn chiếm 69,9%; cho vay trung hạn chiếm 30,1% trong tổng doanh số thu nợ. Đến năm 2005, doanh số thu nợ theo loại cho vay ngắn hạn chiếm 78,2%; cho vay trung hạn chiếm 21,8% trong tổng doanh số thu nợ. Sang năm 2006, doanh số thu nợ theo loại cho vay ngắn hạn chiếm 74,1%; cho vay trung hạn chiếm 25,9% trong tổng doanh số thu nợ. 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 Triệu đồng 2004 2005 2006 Năm Cho vay ngắn hạn Cho vay trung hạn
* Xét về tốc độ tăng trưởng:
Doanh số thu nợ ngắn hạn: năm 2004 đạt 14.559 triệu đồng. Sang năm 2005 tăng lên rất mạnh với 31.692 triệu đồng tương ứng mức tăng 17.133 triệu đồng và tỷ lệ 117,7% so với năm 2004. Đến năm 2006 doanh số thu nợ tiếp tục tăng mạnh đật 89.377 triệu đồng tương ứng mức tăng 57.685 triệu đồng và tỷ lệ 182% so với năm 2005.
Doanh số thu nợ trung hạn: năm 2004 đạt 6.258 triệu đồng. Sang năm 2005 tăng lên 8.846 triệu đồng tương ứng với mức tăng 2.588 triệu đồng và tỷ lệ 41,4% so với năm 2004. Đến năm 2006 chỉ tiêu này tăng lên rất mạnh đạt 31.162 triệu đồng tương ứng mức tăng 22.316 triệu đồng và tỷ lệ 252,3% so với năm 2005.
Kết quả trên cho thấy, doanh số thu nợ trung hạn mặc dù chiếm tỷ trọng thấp nhưng có chiều hướng tăng trưởng ổn định qua 3 năm. Do địa bàn kinh doanh thuận lợi, khách hàng định hướng sản xuất kinh doanh, nên mang lại hiểu quả kinh doanh cho họ. Cịn đối với cho vay ngắn hạn, ln chiếm tỷ trọng cao trong doanh số thu nợ và tăng liên tục qua 3 năm. Do loại hình cho vay vốn ngắn hạn có chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn, vịng quay vốn nhanh, khách hàng kinh doanh có hiệu quả dẫn đến khả năng trả nợ cho ngân hàng cao.
Nhìn chung, doanh số thu nợ của ngân hàng đạt hiệu quả rất cao qua các năm. Điều đó chứng tỏ, ngân hàng kinh doanh rất thuận lợi đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Cán bộ tín dụng rất có tin thần trách nhiệm trong việc cho vay, thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, giám sát đồng vốn vay sử dụng đúng mục đích, tạo được uy tín cho ngân hàng và góp phần tạo được mặt bằng chung cho nền kinh tế địa phương cũng như toàn xã hội.
4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn
Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn được thể hiện qua bảng 8:
Bảng 8: Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn
ĐVT: Triệu đồng
Năm Chênh lệnh
2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % tiền Số % tiền Số %
Kinh doanh dịch vụ 8.929 42,9 27.463 67,7 84.867 70,4 18.534 207,6 57.404 209,0 Xây dựng & sửa chữa nhà 7.122 34,2 7.853 19,4 27.896 23,1 731 10,3 20.043 255,2 Đời sống & tiêu dùng 4.766 22,9 3.588 8,9 4.874 4,0 -1.178 -24,7 1.286 35,8 Cho vay khác - - 1.634 4,0 2.902 2,5 1.634 - 1.268 77,6 Tổng 20.817 100 40.538 100 120.539 100 19.721 94,7 80.001 197,3 (Nguồn: Tổ Kế toán) * Xét về tỷ trọng:
Cũng tương tự như doanh số cho vay kinh doanh dịch vụ, doanh số thu nợ kinh doanh dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Năm 2004 doanh số thu nợ kinh doanh dịch vụ chiếm 42,9%; xây dựng và sửa chữa nhà chiếm 34,2%; đời sống và tiêu dùng chiếm 22,9% trong tổng doanh số thu nợ. Đến năm 2005, doanh số thu nợ kinh doanh dịch vụ chiếm 67,7%; xây dựng và sửa chữa nhà chiếm 19,4%; đời sống và tiêu dùng chiếm 8,9%; cho vay khác chỉ chiếm 4% trong tổng doanh số thu nợ.
Sang năm 2006, doanh số thu nợ kinh doanh dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng cao 70,4%; xây dựng và sửa chữa nhà chiếm 23,1%; đời sống và tiêu dùng chỉ chiếm 4%, cho vay khác chiếm 2,5% trong tổng doanh số cho vay.
0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 Triệu đồng 2004 2005 2006 Năm Kinh doanh dịch vụ Xây dựng và sửa chữa nhà
Đời sống và tiêu dùng
Cho vay khác
Hình 9: Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn * So sánh và phân tích:
Doanh số thu nợ kinh doanh dịch vụ năm 2004 đạt 8.929 triệu đồng. Năm 2005 chỉ tiêu này tăng mạnh đạt 27.463 triệu đồng tương ứng mức tăng 207,6% so với năm 2004.
Sang năm 2006 doanh số thu nợ này lại tiếp tục tăng mạnh đạt 84.867 triệu đồng tương ứng mức tăng 57.404 triệu đồng và tỷ lệ 209% so với năm 2005.
Doanh số thu nợ xây dựng và sửa chữa nhà: năm 2004 đạt 7.122 triệu đồng. Sang năm 2005 đạt 7.853 triệu đồng tăng 731 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 10,3% so với năm 2004. Đến năm 2006 chỉ tiêu này tăng lên 27.896 triệu đồng tương ứng mức tăng 20.043 triệu đồng và tỷ lệ 255,2% so với năm 2005. Do thu nhập của người dân ổn định, nhu cầu đời sống vật chất của của tăng lên, khả năng trả nợ cũng cao.
Doanh số thu nợ đời sống và tiêu dùng tăng trưởng không ổn định, cụ thể năm 2004 đạt 4.766 triệu đồng. Sang năm 2005 chỉ còn 3.588 triệu đồng giảm tương ứng với mức 1.178 triệu đồng và tỷ lệ 24,7% so với năm 2004. Do năm này ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, tác động đến cuộc sống của người dân, giá cả đắt đỏ, nên khả năng trả nợ cho ngân hàng kém. Đến năm 2006 chỉ tiêu này lại tăng đạt 4.874 triệu đồng tương ứng mức tăng 1.286 triệu đồng và tỷ lệ 35,8% so với năm 2005. Điều này chứng tỏ cuộc sống của người dân đã cải thiện rất nhiều,
thu nhập của họ cao thì nhu cầu tiêu dùng cũng tăng và việc hồn thành nghĩa vụ trả nợ cũng cao.
Doanh số thu nợ khác: ở năm 2005 tăng 1.634 triệu đồng. Đến năm 2006 tăng lên 2.902 triệu đồng tương ứng mức tăng 1.268 triệu đồng và tỷ lệ 77,6%. Cũng tương tư như doanh số thu nợ đời sống và tiêu dùng, thì doanh số thu nợ cho vay khác cũng chiếm tỷ trọng không cao trong tổng doanh số thu nợ. Vì vậy, mà sự tăng lên của chỉ tiêu này không ảnh hưởng lớn đến doanh số thu nợ của ngân hàng qua các năm qua. Sự tăng lên của doanh số thu nợ khác cũng góp phần làm tăng doanh số thu nợ nhưng không đáng kể.
Từ kết quả phân tích trên cho thấy: Doanh số thu nợ kinh doanh dịch vụ có tác động chủ yếu đến doanh số thu nợ qua các năm. Do tình hình kinh doanh thuận lợi, các thành phần kinh tế sử dụng vốn vay đúng mục đích mang lại hiệu quả kinh doanh. Thu nhập của họ tăng lên nên khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng rất cao.
4.2.2.3 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế được thể hiện trong bảng 9:
Bảng 9: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế.
ĐVT: Triệu đồng
Năm Chênh lệnh
2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % tiền Số % tiền Số %
Công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn - - 400 4,0 1.100 1,0 400 - 700 175,1 Doanh nghiệp tư nhân 3.705 17,8 7.801 19,2 17.643 14,6 4.096 110,6 9.842 126,2 Hộ sản xuất kinh doanh 861 4,1 200 0,5 30.135 25,0 -661 -7,.8 29.935 14967,5 Cho vay khác 16.251 78,1 32,137 79,3 71.661 59,4 15.886 97,8 39.524 123,0 Tổng 20.817 100 40.538 100 120.539 100 19.721 94,7 80.001 197,3 (Nguồn: Tổ Kế toán) * Xét về tỷ trọng:
Doanh số thu nợ của thành phần cho vay khác luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Cụ thể là năm 2004: Doanh số thu nợ của doanh nghiệp tư nhân chiếm 17,8%; hộ sản xuất kinh doanh chiếm 4,1%; cho vay khác chiếm 78,1% trong tổng doanh số thu nợ.
Đến năm 2005: Doanh số thu nợ của công ty cổ phần, TNHH chiếm 1,0%; doanh nghiệp tư nhân chiếm 19,2%; hộ sản xuất kinh doanh chiếm 0,5%; cho vay khác chiếm 79,3% trong tổng doanh số thu nợ.
Sang năm 2006: Doanh số thu nợ của công ty cổ phần, TNHH chiếm 1,0%, doanh nghiệp tư nhân chiếm 14,6%; hộ sản xuất kinh doanh chiếm 25,0%; cho vay khác chiếm 59,4% trong tổng doanh số thu nợ.
0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 Triệu đồng 2004 2005 2006 Năm Công ty cổ phần, TNHH Doanh nghiệp tư nhân Hộ sản xuất kinh doanh Cho vay khác
Hình 10: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế.
* Xét về tốc độ tăng trưởng:
Doanh số thu nợ của công ty cổ phần, TNHH ở năm 2005 tăng 400 triệu đồng so với năm trước. Sang năm 2006 đạt 1.100 triệu đồng tương ứng mức tăng 700 triệu đồng và tỷ lệ 175% so với năm 2005. Là do năm 2005 quy mô hoạt động của ngân hàng đi vào ổn định và ngân hàng tiếp tục mở rộng đầu tư hơn nữa, tạo được uy tín và quan trọng hơn là sự kinh doanh có hiệu quả của các công ty nên họ ý thức được nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng đúng hạn.
Doanh số thu nợ của doanh nghiệp tư nhân có chiều hướng tăng trưởng ổn định qua các năm. Năm 2004 doanh số thu nợ đạt 3.705 triêuụ đồng. Sang năm 2005 đạt 7.801 triệu đồng tương ứng mức tăng 4.096 triệu đồng và tỷ lệ 110,6% so với năm trước. Đến năm 2006 chỉ tiêu này tăng lên rất mạnh đạt 17.643 triệu đồng tương ứng mức tăng 9.842 triệu đồng và tỷ lệ 126,2%. Nguyên nhân là do
trong những năm này trên địa bàn điều kiện kinh doanh thuận lợi, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả nên hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.
Doanh số thu nợ của hộ sản xuất kinh doanh tăng trưởng không ổn định qua các năm. Cụ thể, năm 2004 đạt 861 triệu đồng. Sang năm 2005 giảm xuống chỉ còn 200 triệu đồng tương ứng mức giảm 661 triệu đồng và tỷ lệ 76,8% so với năm 2004. Nguyên nhân của sự biến động này là do điều kiện kinh doanh khơng thuận lợi, gây khó khăn cho các hộ sản xuất. Đến năm 2006 chỉ tiêu này lại tăng đạt 30.135 triệu đồng tương ứng mức tăng 29.935 triệu đồng và tỷ lệ 14.967% so với năm 2005. Ngược lại với năm 2005, thì năm này điều kiện kinh doanh thuận lợi đã mang lại hiệu quả kinh doanh, tạo ra thu nhập cao cho các hộ nên họ hoàn thành việc trả nợ đúng hạn.
Tương tự doanh số thu nợ của doanh nghiệp tư nhân, doanh số thu nợ của các thành phần cho vay khác cũng tăng liên tục qua các năm. Năm 2004 doanh số này đạt 16.251 triệu đồng. Sang năm 2005 doanh số này tăng lên 32.137 triệu đồng tương ứng mức tăng 15.886 triệu đồng và tỷ lệ 97,8% so với năm trước. Sang năm 2006, doanh số này tiếp tục tăng mạnh lên đến 71.661 triệu đồng tương ứng mức tăng 39.524 triệu đồng và tỷ lệ 123% so với năm 2005.
Nguyên nhân: Cho vay khác gồm sửa chữa nhà và tiêu dùng. Thời đại ngày nay là thời đại CNH - HĐH, loại cho vay này chủ yếu là cải thiện đời sống của các cán bộ công nhân viên, thu nhập của các đối tượng này tương đối ổn định, nên khả năng trả nợ cho ngân hàng rất cao.
Tóm lại, việc thu nợ của ngân hàng dù phân theo loại hình cho vay, mục đích sử dụng vốn hay theo thành phần kinh tế. Từng năm tuy có khác nhau do đặc điểm sản xuất kinh doanh, hiệu quả và quy mơ phát triển,.... Nhưng kết quả của hoạt động tín dụng nói chung là có hiệu quả, cơng tác thu nợ tốt đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn dưới mức 1%.