Phương trình DUPONT

Một phần của tài liệu kth[2009] 4053573 nguyen thi thanh luyen (www.kinhtehoc.net) (Trang 64 - 68)

Chương 3 : KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG

4.4. Đánh giá tình hình tài chính của công ty thông qua các chỉ số tài chính

4.4.6. Phương trình DUPONT

Để hiểu rõ tình tài chính của một cơng ty thì chúng ta khơng những phân

tích các tỷ số tài chính, mà chúng ta cũng có thể biết rõ tình hình tài chính thơng qua việc phân tích sơ đồ DUPONT (Sơ đồ trang 54).

Qua sơ đồ DUPONT (trang 54) ta thấy khả năng sinh lời của vốn chủ sở

hữu là chỉ tiêu quan trọng, chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu nói riêng và khả năng sinh lời của toàn bộ vốn của cơng ty nói chung. Thơng qua chỉ tiêu này, người phân tích có thể đánh giá được khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động kinh doanh của cơng ty.

Nhìn vào bậc thứ nhất của sơ đồ DUPONT (trang 54) chúng ta thấy ROE có xu hướng giảm, từ 54% giảm xuống còn 17,9% tức năm 2008 ROE giảm xuống chỉ còn một phần ba so với năm 2006. Ta thấy tuy ROE có giảm nhưng vẫn cịn ở mức cao trên 17% và vẫn có thể chấp nhận được, tức nhà đầu tư có thể nhận được trên 17% lợi nhuận trên số vốn bỏ ra. Nguyên nhân làm cho tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm là do trong hai năm 2007 và 2008 công ty Dược Hậu giang đã huy động thêm nguồn vốn chủ sở hữu, vốn chủ sở hữu năm 2007 là 651.577 triệu đồng, tăng 282%, vốn chủ sở hữu năm 2008 là 752.547 triệu đồng tăng 19%, vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu là do vốn góp của các cổ đơng, vốn góp của nhà nước và việc phát hành thêm cổ phiếu của công ty. Vốn chủ sở hữu tăng lên thì cơng ty khơng cần trả nhiều tiền cho việc đi vay, đồng thời việc huy động

vốn cũng được dễ dàng, nhưng ngược lại các chủ sở hữu sẽ bị giảm đi phần lợi nhuận nhận được. Như vậy, cơ cấu vốn của công ty nghiêng dần về vốn chủ sở hữu.

Nhìn vào bậc thứ hai của sơ đồ trên ta thấy để có được mức lợi nhuận như vậy, chúng ta xét đến những nhân tố cấu thành nên ROE. Các nhân tố cấu thành nên ROE bao gồm: tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) và hệ số vốn chủ sở hữu. Quan sát vào sơ đồ ta thấy qua ba năm thì ROA có xu hướng giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, tức 1 đồng tài sản bỏ ra ta vẫn thu về trên 12% lợi nhuận. Như vậy, ROE giảm một phần là do tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản giảm. Đồng thời tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm là do hệ số vốn tự có giảm, hệ số vốn tự có giảm từ 2,83 lần xuống cịn 1,48 lần.

Nhìn vào bậc thứ ba của sơ đồ trên ta thấy tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản là do hai nhân tố cấu thành bao gồm: tỷ số lợi nhuận trên doanh thu và vòng quay tổng tài sản. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu giảm nhẹ qua ba năm từ 10% xuống còn 9,1%. Sở dĩ ROS giảm nhẹ là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần, nhìn vào những bậc tiếp theo của sơ đồ ta thấy nguyên nhân làm cho lợi nhuận sau thuế tăng chậm hơn doanh thu là do các loại chi phí như: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí khác và chi phí thuế thu nhập đều tăng nhanh, trong khi đó tổng doanh thu tăng khơng đủ để bù đắp cho sự tăng lên của chi phí, do đó làm

cho lợi nhuận sau thuế giảm. Chi phí tăng nhanh như vậy trước hết phải nói đến sự tăng giá của nguyên vật liệu làm cho giá vốn tăng lên, thêm vào đó do Dược Hậu giang đang mở rộng thị trường tiêu thụ ở khắp ba miền Bắc – Trung - Nam, chính sách bán hàng trong những hiệu thuốc tư nhân cũng như bệnh viện nới rộng, nên làm cho chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp tăng gần như gấp đôi so với năm 2006. Ngoài ra, năm 2007 và 2008 công ty phải đóng thuế

thu nhập doanh nghiệp, điều này góp phần làm tổng chi phí nhảy vọt. Vậy, tổng chi phí tăng làm cho lợi nhuận tăng khơng nhiều, do đó góp phần làm lợi nhuận trên vốn chủ sở hửu giảm nhẹ.

Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang

(Nguồn: Bảng CĐKT và BCKQK của DHG, phịng Quản trị tài chính)

Doanh thu thuần

868.192 ; 1,269.280; 1.496.019 GVHB 402.747;600.778;714.410 CPBH 311.953 ; 469.324 ; 517.995 CP khác 1.257 ; 897 ; 3.932 Tổng CP 783.052;1.160.940;1.388.225 ROE: 54% ; 18,2% ; 17,9% CP QLDN 55.881 ; 59.819;98.686 CP tài chính 11.214;17.291;38.114 ROA : 18% ; 12,3% ; 12,1% Tổng TS/VCSH 2,83 ; 1,45 ; 1,48 LN/ DTT (ROS): 10% ; 9,1% ; 9,1% DT/ΣTS(VQTTS) 1.8 ; 1.35 ; 1.34

Lợi nhuận sau thuế

87.060;115.481;135.519

TổngTS

482.847;942.209;1.118.113

Tài sản cố định

153.297;268.421;309.306

Các khoản phải thu

166.440;257.382;302.876 Hàng tồn kho 121.353;230.279;303.921 Tài sản lưu động 329.550;673.787;808.808 Tiền 35.002;129.951;193.916

Các khoản đầu tư NH

0 ; 51.955 ; 2.337

CP thuế TNDN

0 ; 12.831 ; 15.058

Doanh thu thuần

868.192;1,269.280;1.496.019 Tổng DT 870.112;1.276.420;1.523.744 x x : + + + Chú thích: số liệu năm 2006;2007;2008 Đơn v tính: triệu đồng

Chúng ta cùng nhìn vào chỉ tiêu vịng quay tổng tài sản trên sơ đồ, vòng quay tổng tài sản giảm qua ba năm, năm 2006 là 1,8 lần và năm 2008 là 1,34 lần, giảm 0,46 lần. Nguyên nhân vòng quay tổng tài sản giảm là do tốc độ tăng của tài sản nhanh hơn của doanh thu thuần, tổng tài sản năm 2007 tăng 95%, năm 2008 tăng 19%, trong khi đó doanh thu thuần năm 2007 chỉ tăng 46%, năm 2008 tăng

18%. Nhìn vào số liệu trên sơ đồ ta thấy tổng tài sản tăng lên chứng tỏ qui mô

sản xuất của công ty được mở rộng, tài sản cố định và lưu động đều tăng. Nhưng chủ yếu là sự tăng lên của tài sản lưu động, trong đó phải nói đến sự tăng nhanh của lượng tiền mặt, do công ty mở rộng qui mô sản xuất và cần mua nhiều

nguyên liệu về để sản xuất dược phẩm, cũng như nguyên liệu để in bao bì nên

cơng ty dự trữ lượng tiền để thanh toán cho người bán trong và ngoài nước. Bên

cạnh lượng tiền tăng lên thì phải nói đến hàng tồn trong kho, do công ty mua

nhiều nguyên vật liệu về để sản xuất và lượng thành phẩm để trong kho, lượng thành phẩm để trong kho để khi cần thiết cơng ty có thể cung cấp cho tất cả các nhà thuốc. Công ty đã và đang có chính sách mở rộng thị trường thành công nên công ty phải thu tiền hàng của nhiều chi nhánh, hiệu thuốc nên khoản phải thu qua ba năm cũng tăng lên, vì vậy tài sản ngắn hạn tăng nhanh hơn sự tăng lên của doanh thu thần, do đó vịng quay tổng tài sản giảm.

Như vậy, qua sơ đồ ta có thể thấy doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế liên tục tăng qua ba năm, lợi nhuận mà chủ sở hữu nhận được trên 17% số vốn bỏ ra, tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao, qua đó ta thấy được vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên và công ty sử dụng nguồn vốn này là chủ yếu, công ty vẫn sử dụng nguồn vốn đi vay nhưng không phải là chủ yếu, điều này giúp cho công ty có thể đi vay nợ từ bên ngồi một cách dễ dàng, nhà đầu tư cũng có thể yên tâm với đồng vốn của họ khi họ đầu tư vào Dược Hậu giang. Các nhà đầu tư yên tâm khơng chỉ vì cơng ty sử dụng nguồn vốn là chủ yếu, mà thơng qua sơ đồ cũng có

thể thấy được qui mô sản xuất của công ty đang được mở rộng, tuy chi phí có

tăng nhưng vẫn có thể chấp nhận được, lợi nhuận các nhà đầu tư luôn được đảm bảo.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY

Một phần của tài liệu kth[2009] 4053573 nguyen thi thanh luyen (www.kinhtehoc.net) (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)