Tình hình thu mua gạo nguyên liệu

Một phần của tài liệu kth[2009] 4053612 vo thi kim phuong (www.kinhtehoc.net) (Trang 45 - 48)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.4. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA XÍ NGHIỆP

3.4.3. Tình hình thu mua gạo nguyên liệu

Đầu năm xí nghiệp căn cứ vào chỉ tiêu phân bổ kế hoạch của công ty về lượng gạo cung ứng trong năm làm định hướng sơ bộ cho thu mua. Trong quá trình hoạt động dựa vào tình hình giá cả thị trường và nhu cầu của khách hàng, lượng hàng tồn kho, mức xuất hàng cho công ty và mùa vụ thu hoạch để làm cơ sở chính cho việc thu mua trong năm. Vào các mùa vụ chính xí nghiệp sẽ tăng cường công tác thu mua bởi thường chất lượng gạo trong mùa vụ chính có chất lượng và giá cả đầu vào cũng thấp hơn. Căn cứ vào khung giá của cơng ty, xí nghiệp định giá mua theo từng mặt hàng và đảm bảo sao cho xí nghiệp có lãi. Hằng năm theo chỉ tiêu của cơng ty phân bổ xí nghiệp thu mua khoảng 15.000 tấn đến 30.000 tấn gạo nguyên liệu và gạo đã phân loại % tấm phục vụ xuất khẩu và bán nội địa. Nguồn gạo nguyên liệu chủ yếu được thu mua từ các thương lái

trong tỉnh và các tỉnh lân cận như: Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Tiền Giang, An Giang…Gạo được mua theo hợp đồng cơ sở hoặc trả tiền ngay, một số ít mua từ nội bộ. Tình hình thực hiện thu mua hàng năm của xí nghiệp:

Bảng 7: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ THU MUA GẠO VỚI KẾ HOẠCH

ĐVT: kg

2006

Kế hoạch Thực hiện Ch. Lệch % hồn thành kế hoạch Tình hình mua gạo nguyên

liệu 30.000.000 26.909.965 -3.095.035 89,7

2007

Kế hoạch Thực hiện Ch. Lệch % hồn thành kế hoạch Tình hình mua gạo thành

phẩm 25.000.000 17.447.508 -7.552.492 70

2008

Kế hoạch Thực hiện Ch. Lệch % hồn thành kế hoạch Tình hình mua gạo nguyên

liệu 35.500.000 20.852.307 -14.647.693 59

( Nguồn: bộ phận tài chính kế tốn xí nghiệp3 )

Qua số liệu bảng 5 về tình hình thu mua gạo nguyên liệu trong 3 năm về cơ bản vẫn chưa hoàn thành kế hoạch, năm 2006 hoàn thành được 89,7%, năm 2007 hoàn thành được 70%, năm 2008 hoàn thành 59% kế hoạch. Trong 2 năm 2006 và 2007 do tình hình dịch bệnh trên cây lúa như vàng lùn và lùn xoắn lá làm giảm sản lượng lúa ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, khả năng cung cấp gạo của các nhà cung ứng cho sản xuất của xí nghiệp giảm. Cịn trong năm 2008 do sự biến động mạnh của thị trường gạo thế giới khiến giá cả lương thực trong

khả năng cung cấp hàng của các nhà cung ứng khơng kịp thời cho xí nghiệp. Mặt khác do tình hình khủng hoảng tài chính tín dụng buộc các ngân hàng thắt chặt tín dụng và tăng lãi suất cho vay làm cho xí nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn kinh doanh để đẩy mạnh hoạt động thu mua bởi nguồn vốn hoạt động của xí nghiệp chủ yếu được tạm ứng từ nguồn vốn đi vay của cơng ty.

Từ việc phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận và thực trạng mua bán ở xí nghiệp qua 3 năm cho thấy việc kinh doanh của xí nghiệp tuy có giảm về mặt khối lượng sản phẩm tiêu thụ nhưng tình hình hoạt động kinh doanh đang từng bước đi vào ổn định và có hiệu quả, điều đó được thể hiện ở mức lợi nhuận trong năm 2008. Xét các chỉ tiêu:

+ Về chỉ tiêu lợi nhuận: trong năm 2006 và năm 2008 xí nghiệp hồn thành vượt mức kế hoạch lợi nhuận do công ty đề ra, năm 2006 vượt 120.362 ngàn đồng tương đương vượt 40%, năm 2008 vượt 3,1% so với kế hoạch, riêng năm 2007 vẫn chưa đạt kế hoạch thậm chí cịn lỗ.

+ Về chỉ tiêu cung ứng cho cơng ty: chỉ có năm 2006 vượt so với kế hoạch 4%, còn các năm 2007, 2008 việc cung ứng cho công ty và bán ra bên ngoài về cơ bản vẫn chưa hoàn thành kế hoạch.

+ Về chỉ tiêu mua vào phục vụ cho sản xuất về cơ bản vẫn chưa hoàn thành kế hoạch.

Từ chỉ tiêu mua vào và bán ra cho thấy từ năm 2007 quy mô kinh doanh của xí nghiệp đang có xu hướng thu hẹp dần và chưa tương xứng với năng lực sản xuất hiện có. Trong năm 2009, xí nghiệp cần có những biện pháp nâng cao hoạt động thu mua và đẩy mạnh lượng tiêu thụ sản phẩm gạo.

Một phần của tài liệu kth[2009] 4053612 vo thi kim phuong (www.kinhtehoc.net) (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)