CHÍNH SÁCH HẠN NGẠCH XUẤT KHẨU GẠO

Một phần của tài liệu kth[2009] 4053612 vo thi kim phuong (www.kinhtehoc.net) (Trang 50 - 52)

CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH

4.2. CHÍNH SÁCH HẠN NGẠCH XUẤT KHẨU GẠO

Gạo là mặt hàng nằm trong rổ hàng hố để tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam. Hơn hai năm qua, chỉ số giá tiêu dùng nhóm hàng lương thực, trong đó có gạo, ln tăng mạnh hơn so với tốc độ tăng chung của CPI. Chính vì vậy, hơn 2 năm qua, Chính phủ đã áp dụng biện pháp chỉ tiêu sản lượng xuất khẩu gạo mà bản chất là hạn ngạch để điều tiết sản lượng gạo xuất khẩu, với mong muốn vừa kiểm soát được giá gạo trong nước không quá leo thang, vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Chính sách hạn ngạch xuất khẩu gạo hiện nay trên lý thuyết có vẻ đơn giản, chỉ cần đầu năm Chính phủ cơng bố hạn ngạch là xong, nhưng thực tế thì khá phiền phức. Bởi đi kèm với hạn ngạch sản lượng gạo là việc xác nhận hợp đồng của hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), thủ tục cơng nhận lượng gạo cịn trong kho của doanh nghiệp, rồi thời hạn giao hàng và nhiều thủ tục hành chính. Thơng thường sau khi ký xong hợp đồng xuất khẩu xí nghiệp mới triển khai kế hoạch mua hàng dự trữ để sản xuất do sự hạn chế về nguồn vốn, kho bãi và nhằm tiết kiệm các khoản chi phí bảo quản. Các thủ tục hành chính sẽ mất nhiều thời gian gây khó khăn cho xí nghiệp sẽ ảnh hưởng đến thời hạn giao hàng, có khi phải hỗn giao hàng làm mất uy tín với nhà nhập khẩu. Việc áp dụng hạn ngạch sẽ làm triệt tiêu phần nào động lực kinh doanh của xí nghiệp. Bởi nếu ký hợp đồng xuất khẩu gạo có giá thấp hơn giá định hướng của hiệp hội là không được xác nhận để xuất khẩu. Hợp đồng xuất khẩu của xí nghiệp bao gồm hai loại: xuất theo hợp đồng được chính phủ ký kết theo chỉ tiêu phân bổ của công ty và xuất theo hợp đồng thương mại. Đối với hợp đồng thương mại điều vướng mắc của xí nghiệp là chính sách mức giá tối thiểu.

Theo kế hoạch đề ra hạn ngạch xuất khẩu năm 2009 khoảng 4,5 – 5 triệu tấn gạo. Trong 6 tháng đầu năm đã ký hợp đồng khoảng 3,7 triệu tấn, như vậy 6 tháng cuối năm còn lại khoảng 1,3 triệu tấn. Hiệp hội cho rằng khả năng giao hàng trong 6 tháng đầu năm khó mà thực hiện đúng hợp đồng nên đề nghị giãn

đồng cho thời hạn giao từ tháng 7 trở lên, đây được xem như là thông báo tạm ngưng ký hợp đồng xuất khẩu mới. Việc giãn hợp đồng xuất khẩu và tạm ngưng ký hợp đồng mới đã gây nhiều thiệt thịi cho xí nghiệp. Hiện nay, thị trường thế giới có nhu cầu lớn về lúa gạo, giá lúa gạo tăng thì lại giãn tiến độ giao hàng, ngưng ký hợp đồng xuất khẩu đã ảnh hưởng trực tiếp đến xí nghiệp, làm cho xí nghiệp bỏ qua cơ hội kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận bởi ít có nhà nhập khẩu nào chấp nhận đặt bút ký hợp đồng trong thời điểm này nhưng sau tháng 7 mới giao hàng vì sợ rủi ro. Rất có thể khi nhu cầu về lúa, gạo thế giới giảm xuống hoặc giá gạo tụt trong những tháng cuối năm như xu hướng năm 2008. Vì trên thực tế, ngay cả Hiệp hội Lương thực Việt Nam hiện cũng chưa nắm rõ tình hình xuất khẩu 6 tháng cuối năm 2009 sẽ ra sao mà chỉ nhận định nếu Trung Quốc tăng mua vào do hạn hán trên diện rộng thì giá lúa gạo thế giới sẽ tăng, ngược lại nếu Ấn Độ bán lúa ra, khơng dự trữ thì giá lúa gạo thế giới sẽ giảm. Với những quyết định này công ty và xí nghiệp cần phải tập trung hơn nữa để tìm kiếm khách hàng những tháng cuối năm, tìm kênh tiêu thụ cho sản phẩm.

Tại cuộc họp gần đây với các bộ Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để bàn giải pháp kích cầu lúa gạo, tháo gỡ khó khăn cho cả nơng dân lẫn doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đề nghị các bộ cùng kiến nghị Chính phủ sửa đổi quy chế điều hành xuất khẩu gạo theo hướng Nhà nước chỉ quy định tổng lượng lúa gạo xuất khẩu tối đa cho từng thời điểm trong năm và bãi bỏ cơ chế Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân phối chỉ tiêu, hạn ngạch cho từng doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo. Bởi cơ chế, chính sách điều hành trong nước là hạn ngạch xuất khẩu được giao quá ít so với thực lực, khả năng cung cấp của doanh nghiệp. Với kiến nghị này trong tương lai xí nghiệp có thể ký thêm nhiều hợp đồng để tăng lượng tiêu thụ.

Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu l ương thực Chính phủ đã ban hành chính sách hỗ trợ 4% lãi suất vay ưu đãi cho các tổ chức và cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh lúa gạo và việc xem xét giải quyết vay vượt 15% vốn tự có. Đây là điều kiện thuận lợi giúp xí nghiệp có thêm nguồn vốn để đẩy mạnh thu mua, dự trữ đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất cung cấp gạo theo đúng số lượng và thời hạn hợp đồng

Rõ ràng, các chính sách của nhà nước có tác động rất lớn trong hoạt động của doanh nghiệp, trong hoạt động kinh doanh của mình doanh nghiệp cịn phải xem xét định hướng của nhà nước có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của mình

để hoạt động.

Một phần của tài liệu kth[2009] 4053612 vo thi kim phuong (www.kinhtehoc.net) (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)