Chương 1 : GIỚI THIỆU U
4.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG:
4.1.2. Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng:
Khi tham gia vào lĩnh vực kinh doanh hẳn nhiên phải có những rủi ro và hoạt động ngân hàng là một trong những hoạt động kinh tế gặp nhiều rủi ro và
trong từng lĩnh vực, từng đối tượng của hoạt động tín dụng thì ngân hàng ln
phải đối mặt với những rủi ro. Rủi ro tín dụng là sự xuất hiện của những biến cố khơng bình thường trong quan hệ tín dụng, từ đó làm tác động xấu đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trong đó nợ q hạn là hình thức biểu hiện đầu tiên của rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng, tại một thời điểm nhất định nào đó. Nếu ngân hàng có tỉ lệ quá hạn
chiếm tỉ trọng cao trong tổng số dư nợ thì nó phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng kém. Và ngược lại, tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng số dư nợ càng nhỏ thì chất lượng tín dụng tại ngân hàng đó càng cao, hiệu quả kinh doanh tín dụng tốt.
Những năm gần đây nợ quá hạn ngày càng cao. Để tìm nguyên nhân vì
sao nợ q hạn tăng cao thì ta phân tích nợ q hạn theo lọai vay và theo mục
đích sử dụng.
4.1.2.1. Xét theo đối tượng khách hàng:
a. Nợ quá hạn ngắn hạn:
Trước hết chúng ta đi phân tích nợ quá hạn ngắn hạn. Nếu nợ quá hạn ngắn hạn cao sẽ làm cho vòng quay vốn của ngân hàng bị giảm.
Bảng 9: NỢ QUÁ HẠN NGẮN HẠN THEO LOẠI VAY CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (TỪ 2004 – ĐẾN 2006)
ĐVT: Triệu đồng 2004/2005 2005/2006 Chỉ Tiêu 2004 2005 2006 Chênh lệch Tỉ lệ (%) Chênh lệch Tỉ lệ (%) Nông nghiệp 98 30 20 -68 -69,39 -10 -33,33 Doanh nghiệp tư nhân 0 0 0 - - - - Công ty CP,TNHH 0 0 0 - - - -
Hợp tác xã 0 0 0 - - - -
Hộ sản xuất kinh doanh 17 120 300 103 605,88 180 150
Tổng nợ quá hạn ngắn hạn 115 150 320 35 30,43 170 113,33
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 3 năm phòng kinh doanh của
NHNO & PTNT Quận Cái Răng) (CP: cổ phần; TNHH: trách nhiệm hữu hạn)
Nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỉ lệ cao và thường xuyên biến động. Năm
2004, chiếm 88,46% trong tổng nợ quá hạn, năm 2005 và năm 2006 lần lượt là 98,04% và 86,49%. Nguyên nhân nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỉ lệ cao là do doanh số cho vay cao dẫn đến dư nợ cao; bên cạnh đó, thời gian cho vay ngắn, trong khi đó có nhiều hộ vay làm ăn khơng hiệu quả nên việc trả nợ vay không kịp làm ngân hàng khơng thu hồi được vốn và lãi vay, từ đó nợ quá hạn ngắn hạn tăng cao.
Năm 2004, nợ quá hạn là 115 triệu đồng. Năm 2005 tăng so với năm 2004 số tiền 35 triệu đồng với tốc độ tăng là 30,43%. Nguyên nhân là do nợ quá hạn của hộ sản xuất kinh doanh tăng cao với số tiền 103 triệu đồng với tốc độ là
605,88% vì trong thời gian này giá cả biến động theo hướng bất lợi, người dân thì sản xuất theo hướng tự phát nên không lường trước rủi ro làm cho hiệu quả không cao. Về nợ quá hạn của nơng nghiệp có giảm, năm 2005 giảm 68% tương
đương tốc độ là 69,39% so với năm 2004, nhưng tốc độ giảm này vẫn không theo
kịp tốc độ tăng nợ quá hạn của hộ sản xuất kinh doanh, cuối cùng làm cho nợ quá hạn tăng lên.
Năm 2006 nợ quá hạn lại tiếp tục tăng so với năm 2005, số tiền tăng là 217 triệu đồng với tốc độ là 141,83%. Nguyên nhân là do nợ quá hạn của hộ sản
xuất kinh doanh tăng ồ ạt, tăng 140 triệu đồng với tốc độ là 150%, vì đến thời
gian này thì giá cả thị trường vẫn cịn nhiều biến động, giá cả đầu vào tăng công việc làm ăn của những hộ sản xuất bị ảnh hưởng mạnh ở những năm trước, trong nhất thời họ khơng có khả năng trả nợ vay cho ngân hàng, từ đó làm cho ngân hàng khơng thu được cả vốn và lãi, xảy ra tình trạng nợ chồng nợ dẫn đến số nợ lớn như vậy.
b. Nợ quá hạn trung hạn:
Bên cạnh việc phân tích nợ quá hạn ngắn hạn ta cũng phân tích nợ quá hạn trung hạn để xem sự ảnh hưởng của nợ quá hạn trung hạn ảnh hưởng như thế nào
đến tổng nợ quá hạn.
Bảng 10: NỢ QUÁ HẠN TRUNG HẠN THEO LOẠI VAY CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (TỪ 2004 – ĐẾN 2006) ĐVT: Triệu đồng 2004/2005 2005/2006 Chỉ Tiêu 2004 2005 2006 Chênh lệch Tỉ lệ (%) Chênh lệch Tỉ lệ (%) Nông nghiệp 8 0 0 -8 - - -
Doanh nghiệp tư nhân 0 0 0 - - - - Công ty CP,TNHH 0 0 0 - - - -
Hợp tác xã 0 0 0 - - - -
Hộ sản xuất kinh doanh 7 3 50 -4 -57,14 47 1.566
Tổng nợ quá hạn trung hạn 15 3 50 -12 -80 47 1.566
(Nguồn:Bảng cân đối tài khoản chi tiết 3 năm phòng kinh doanh của
NHNO & PTNT Quận Cái Răng) (CP: cổ phần; TNHH: trách nhiệm hữu hạn)
Nợ quá hạn trung hạn chỉ chiếm tỉ lệ thấp trong tổng nợ quá hạn, nhưng nợ quá hạn trung hạn thường xuyên biến động tăng giảm qua các năm. Năm 2004 chiếm 11,54% tổng nợ quá hạn, năm 2005 là 1,96% và năm 2006 là 13,51%.
Năm 2004 nợ quá hạn số tiền là 15 triệu đồng, năm 2005 giảm 12 triệu đồng với tốc độ giảm là 80%. Nguyên nhân là do nợ quá hạn của nông nghiệp ở
năm 2004 đã được trả hồn tồn, khơng cịn nợ ở năm 2005 nữa, và nợ của hộ sản xuất kinh doanh cũng giảm với tốc độ là 57,14%. Như chúng ta đã biết, vay
vốn tín dụng có thời gian càng lâu thì nguồn vốn đó có nhiều rủi ro phát sinh.
Chúng ta có thể thấy rõ điều đó khi lãi suất thị trường thay đổi, các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, yếu tố lạm phát đã ảnh hưởng khơng ít đến cơng việc làm
ăn của khách hàng vay vốn, và khi họ đưa nguồn vốn vay của ngân hàng làm ăn
trong khoảng thời gian dài và có thể là khơng thu hồi lại được khi đến hạn trả nợ vì bị thua lỗ. Chính vì lẽ đó, mặc dù các khoản vay trung và dài hạn có lãi suất cao hơn các khoản vay ngắn hạn nhưng ngân hàng vẫn quyết định không cho vay dài hạn, chỉ cho vay ngắn và trung hạn (nhưng chủ yếu là ngắn hạn - những khoản vay có khả năng thu hồi vốn nhanh và có ít rủi ro hơn).
Năm 2006, nợ quá hạn trung hạn tăng lên 50 triệu đồng với tốc độ là
1.566% so với năm 2005. Nguyên nhân là nợ quá hạn hộ sản xuất kinh doanh tăng 47 triệu đồng, vì có một số hộ vay vào những năm trước đến nay là thời hạn trả nợ nhưng do làm ăn thua lỗ, sử dụng vốn sai mục đích nên khơng trả được nợ cho ngân hàng.
Khi số nợ quá hạn càng lớn thì mức độ rủi ro trên hoạt động tín dụng càng cao. Qua phân tích cho thấy mức độ rủi ro mà hiện tại ngân hàng đang gánh chịu chưa đến mức nguy hiểm, nghĩa là vẫn còn trong khoản chấp nhận được (tỉ lệ
nhỏ hơn 2%). Tuy nhiên, số nợ quá hạn tăng qua các năm, điều này cho thấy hoạt
động tín dụng của ngân hàng có một số khó khăn và khơng được thuận lợi trong
việc thu hồi nợ. Vì vậy, ngân hàng cần có những biện pháp tích cực để có thể vừa tăng trưởng tín dụng vừa đảm bảo an toàn, hiệu quả cho các khoản vay và hạn chế được rủi ro ở mức có thể chấp nhận được.
4.1.2.2. Xét theo đối tượng:
Để nhận biết rủi ro của ngân hàng ở một khía cạnh khác ta đi tìm hiểu nợ
Bảng 11: NỢ QUÁ HẠN THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN QUA 3 NĂM (TỪ 2004 – ĐẾN 2006) ĐVT: Triệu đồng 2004/2005 2005/2006 Chỉ Tiêu 2004 2005 2006 Chênh lệch Tỉ lệ (%) Chênh lệch Tỉ lệ (%) Chăm sóc, cải tạo vườn 106 20 20 -86 -81,13 0 0 Chăn nuôi 0 10 0 10 - -10 -
Mua máy móc phục vụ NN 0 0 0 - - - - Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ 24 3 94 -21 -87,50 91 3.033
Cầm đồ 0 0 0 - - - -
Xây dựng, sửa chữa nhà 0 120 256 120 - 136 113,33 Nợ quá hạn khác 0 0 0 - - - -
Tổng nợ quá hạn 130 153 370 23 17,69 217 141,83
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết qua 3 năm phòng kinh doanh của
NHNO & PTNT Quận Cái Răng) (NN: Nông nghiệp)
Qua bảng số liệu ta thấy nợ quá hạn năm 2004 chủ yếu tập trung vào chăm sóc, cải tạo vườn chiếm 81,54% tổng nợ quá hạn, phần cịn lại là tập trung vào tiểu thủ cơng nghiệp, dịch vụ 18,46%. Sang năm 2005 thì nợ quá hạn chủ yếu tập trung vào xây dựng, sửa chửa nhà chiếm 78,43% tổng nợ quá hạn. Lĩnh vực chăm sóc, cải tạo vườn và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ đã giảm nợ quá hạn một cách đáng kể. Chăm sóc, cải tạo vườn giảm 86 triệu đồng so với năm 2004 tương
đương tỉ lệ giảm là 81,13%; và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ cũng giảm 21 triệu đồng tương đương tỉ lệ là 87,5% và nợ quá hạn trong ngành chăn nuôi đã xuất
hiện vào năm 2005, chiếm 6,54% tổng nợ. Nguyên nhân có sự tăng giảm như vậy là do bà con nông dân đã biết áp dụng việc kết hợp như trồng màu trên đất ruộng, kết hợp lấy ngắn ni dài từ đó đã góp phần cải thiện thêm đời sống người dân, bù đắp một phần những khoản thiệt hại, thua lỗ từ đó khả năng trả nợ cũng cao hơn. Cịn về chăn nuôi, đây là lúc dịch bệnh xảy ra nên khách hàng không trả
được nợ là điều không thể tránh, nhưng với tỉ trọng 6,54% tổng nợ quá hạn thì
cho ta thấy đó là cố gắng khơng nhỏ của những khách hàng có thiện chí trả nợ và sự quan tâm, giúp đỡ của các cán bộ tín dụng. Các ngành tiểu thủ cơng nghiệp, dịch vụ được chú trọng nhiều, bước đầu có hiệu quả nên khách hàng đã trả được
nợ vay cho ngân hàng. Về xây dựng, sửa chửa nhà thì số lượng cho vay cao vào những năm trước và nay đến hạn thanh toán cho ngân hàng nhưng do khách hàng vay tiền và sử dụng một cách tự phát nên không lường trước được rủi ro từ dó
gây ra nợ quá hạn. Đến năm 2006 nợ quá hạn vẫn tập trung vào xây dựng, sửa chửa nhà chiếm 69,19% tổng nợ quá hạn; tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chiếm 25,41%, phần cịn lại là chăm sóc, cải tạo vườn chiếm 5,4%. Nguyên nhân là cho vay xây dựng, sửa chửa nhà mà đối tượng vay vốn chủ yếu cũng chính là nơng dân nên chủ yếu là cho vay trung hạn và đến lúc tình hình kinh tế xảy ra nhiều biến động làm cho đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, từ đó mỗi năm nợ
quá hạn càng nhiều. Riêng ngành tiểu thủ công nghiệp tuy được quan tâm nhưng
đặc điểm kinh tế của Quận chưa phù hợp với các loại hình kinh doanh cịn khá
mới mẻ này nên hiệu quả đem lại từ loại hình này chưa cao từ đó làm nợ quá hạn gia tăng. Trong thời gian này, ngân hàng tập trung vào các ngành chăn nuôi để tránh xảy ra nhiều rủi ro và cuối cùng nợ quá hạn của ngành chăn nuôi đã được trả hết vào năm 2006, đó là một kết quả tốt. Cịn riêng chăm sóc, cải tạo vườn tuy có một số hộ đã trả được nợ và một số hộ vẫn chưa trả được nợ và thành nợ quá hạn, cuối cùng nợ quá hạn của chăm sóc, cải tạo vườn vẫn là 20 triệu đồng trong năm 2006.