Chương 1 : GIỚI THIỆU U
5.1. NHỮNG BIỆN PHÁP LÀM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN DỤNG:
5.1.1. Biện pháp khắc phục rủi ro tín dụng:
Để có thể giải quyết tốt các khoản nợ tồn đọng và kể cả những khoản nợ
mới phát sinh. Ngân hàng nên tiến hành biện pháp xác minh lại tình hình thực tế của khách hàng vay vốn, sau đó xác định rõ khoản nợ có khả năng thu hồi và nợ khơng có khả năng thu hồi để có kế hoạch thu hồi nợ một cách cụ thể.
Nếu xét thấy nợ quá hạn là do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh… làm cho người vay không trả được nợ hoặc trả không hết nợ cho ngân hàng dẫn đến việc gây ra nợ quá hạn. Ngân hàng có thể cho khách hàng gia hạn nợ trong một thời gian nhất định, không đòi nợ một cách liên tục để họ yên tâm sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho họ trả nợ. Hoặc trong một số
trường hợp đặc biệt, nếu đã nghiên cứu kỹ càng, ngân hàng có thể tiếp tục cho khách hàng vay để họ vượt qua được khó khăn tạm thời trong kinh doanh, và sau
đó dựa trên hiệu quả của vốn đầu tư mới thu hồi nợ quá hạn cũ.
Nên quan tâm nhiều hơn đến khách hàng vay vốn. Vì lẽ mục đích món
vay khi vay thì hợp lý nhưng sau khi vay vốn khách hàng có thể sử dụng món vay khơng đúng mục đích như đã hoạch định lúc đầu, tiến hành một cách tự phát,
điều này dễ dẫn đến tình trạng phá sản.
Số lượng cơng việc của cán bộ tín dụng phải được giao trong phạm vi cho phép, tránh tình trạng quá tải đối với cán bộ tín dụng, điều này có thể ảnh hưởng
đến cơng tác tín dụng của các cán bộ tín dụng.
5.1.2. Biện pháp góp phần hạn chế và phịng ngừa rủi ro tín dụng:
Cần phải nắm bắt thơng tin về khách hàng, cần phân tích, đánh giá chính xác về khách hàng cũng như việc phải tìm hiểu rõ mục đích vay vốn của họ để hạn chế việc sử dụng vốn sai mục đích làm cho hiệu quả không cao dễ dẫn đến việc không trả nợ đựơc cho ngân hàng.
Trường hợp khách hàng cố tình hoặc chưa đủ khả năng trả nợ thì có thể kết hợp với các cơ quan chức năng để đến tìm hiểu và động viên họ trả nợ.
Vì mơi trường kinh doanh của ngân hàng chứa nhiều bất trắc, cho nên ngân hàng cần phải thu thập thông tin về khách hàng một cách thường xuyên và sau đó phân tích, đánh giá chính xác về thơng tin thu thập đựơc để tránh những rủi ro có thể xảy ra. Đối với NHNO & PTNT thì ngồi đối tượng cho vay là các doanh nghiệp thì các hộ nơng dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn là đối tượng cho vay chính. Vì vậy, để thu thập thơng tin về khách hàng này một
cách chính xác thì ngân hàng phải tăng cường cán bộ tín dụng đi thực tế xuống
từng hộ nông dân hoặc liên hệ với các cơ quan chức năng có nhiệm vụ quản lý
địa phương đó để cùng liên kết và tìm hiểu.
Ngồi ra có thể thực hiện phân tán rủi ro bằng cách: không tập trung vốn vay vào một khách hàng hoặc một lĩnh vực đầu tư. Cần phải thường xun đa dạng hóa các hình thức cho vay và đa dạng hóa các lĩnh vực đầu tư, vì khi một loại hình cho vay hay một lĩnh vực đầu tư nào đó xảy ra rủi ro thì ngân hàng có thể bù lỗ từ những hình thức cho vay và các lĩnh vực đầu tư khác.
Thường xuyên nghiên cứu, theo dõi tình hình kinh tế xã hội trong và ngồi nước, việc này rất có ý nghĩa trong việc xây dựng chính sách cho vay hợp lý để
đảm bảo an tòan cho hoạt động đầu tư của ngân hàng. Ngân hàng sẽ có sự chuẩn
bị tốt hơn trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh khi biết đựơc tình hình
kinh tế xã hội trong và ngoài nước đang diễn biến như thế nào.