Chương 1 : GIỚI THIỆU U
5.2. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỪ NGÂN HÀNG:
5.2.1. Về nghiệp vụ cho vay:
Trước tiên thì cán bộ tín dụng cần phải nắm vững tình hình kinh tế xã hội
ở địa phương mình phụ trách, tiến hành điều tra kinh tế hộ, lập hồ sơ khách hàng.
Xem xét việc lập dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở khoa học. Dự kiến năng lực sản xuất, kinh doanh mặt hàng dịch vụ, thị trường tiêu thụ sản phẩm, dự kiến thu nhập, lãi và thời gian hoàn vốn.
Ngồi ra cán bộ tín dụng cần phải giám sát khách hàng trong quá trình vay vốn. Để xem khách hàng sử dụng vốn có đúng mục đích vay lúc đầu khơng, nếu sử dụng sai mục đích có thể thu hồi nợ trước thời hạn…
Đối với nợ đến hạn: chủ động gửi giấy báo nợ khi đến hạn, hạn chế tối đa
việc gia hạn nợ.
Đối với nợ gia hạn: cần có kế hoạch thu ngay tại từng thời điểm cụ thể,
không chờ đến khi nợ gia hạn đến hạn vì đây là những món nợ đã có ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của đơn vị.
Đối với nợ rủi ro: kết hợp cùng địa phương nắm bắt tình hình kinh tế hộ để có kế hoạch thu hồi theo tháng hoặc q.
Bên cạnh đó, có thể phân tán rủi ro, bằng cách đầu tư cho vay đa ngành
nghề, chia nhỏ khoản vay cho các đối tượng khác nhau. Lập quĩ dự phóng rủi ro. Mua bảo hiểm tín dụng cho một số ngành nghề chứa nhiều rủi ro….
5.2.2. Về nhân sự:
Cán bộ tín dụng phải là người chịu trách nhiệm rõ ràng trong quá trình quản lý nợ địa bàn. Tăng cường tính kỷ cương, kỷ luật trong điều hành họat động kinh doanh, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc….
Thường xuyên kiểm tra, giám sát qui trình cho vay trong nội bộ ngân hàng. Kiểm tra tính hợp lý, số tiền, thời gian, nguyên nhân đơn xin gia hạn nợ của khách hàng….