0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Đánh giá hiện trạng quản lý rác sinh hoạt của thành phố Quảng Ngãi :

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 82 -135 )

b. Nhà máy xử lý phế thải tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu :

4.2. Đánh giá hiện trạng quản lý rác sinh hoạt của thành phố Quảng Ngãi :

4.3.1. Nguồn phát thải rác sinh hoạt

a. Thành phần

Chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Quảng Ngãi phát sinh từ những nguồn chính sau đây :

+ Từ các hộ dân cư (15.228 hộ đăng ký thu gom/25.747 tổng số hộ);

+ Chợ có 7 chợ trên địa bàn thành phố bao gồm : trung tâm thương mại của tỉnh (chợ Quảng Ngãi) hoạt động cả ngày từ 4h – 19h; các chợ còn lại chỉ hoạt động vào buổi sáng từ 5h30 – 14h, bao gồm các chợ sau : Nghĩa Chánh, Nghĩa Lộ, Ngã Năm Cũ, Ông Bố, Thu Lộ, Nghĩa Dõng;

+ Các cơ quan hành chính sự nghiệp đóng trên địa bàn thành phố;

+ Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và thương mại;

+ Nhà hàng, khách sạn;

+ Các hệ thống trường học;

+ Khu vực công cộng (1 công viên văn hoá Ba Tơ , 1 quảng trường Phạm Văn Đồng, 1 vườn hoa trung tâm);

phố, trạm Y tế phường xã và các cơ sở y tế tư nhân;

+ Chất thải rắn trong xây dựng.

Trong đó chất thải rắn sinh hoạt không đồng nhất và bao gồm nhiều loại được thể hiện trong bảng 4.3 và 4.4.

Bảng 4.3 : Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Quảng Ngãi

STT THAØNH PHẦN

KHỐI LƯỢNG (%) Hộ gia đình Điểm trung chuyển

Lê Khiết Bãi chôn lấp Nghĩa Kỳ 1 Thực phẩm 51 60 55 2 Nylon 4 2 3,5 3 Cao su 0,25 1 0 4 Nhựa 7 4,5 2,8 5 Gỗ 1,5 1 0 6 Thuỷ tinh 3 1,5 1 7 Kim loại 1 0,5 0,35 8 Carton 4 2,2 0 9 Vải 2,5 2,5 1,2 10 Sành sứ 3 1,8 12,15 11 Giấy 10 4 2 12 Tre, rơm rạ 10,5 11 8 13 Bông gòn 0,35 4 13 14 Lon đồ hộp 1 0,5 0 15 Vỏ sò, xương động vật 0,65 2 0 16 Pin 0,25 1,5 1

Bảng 4.4 : Thành phần độ ẩm chất thải rắn sinh hoạt của TP Quảng Ngãi

STT THAØNH PHẦN

ĐỘ ẨM (%) Hộ gia

đình

Điểm trung chuyển Lê Khiết Bãi chôn lấp Nghĩa Kỳ 1 Thực phẩm 57 62 75 2 Nylon 12,5 20 31,43 3 Vải 10 30 37,5 4 Gỗ 13,33 15 0 5 Giấy 23 35 42,5 6 Carton 3,75 22,5 0 7 Tre, rơm rạ 30 41 60 8 Bông gòn 44,3 52,5 36,85

Từ bảng 4.3 cho ta thấy thành phần rác hữu cơ chiếm tỷ lệ cao từ 51 – 60% dẫn đến ảnh hưởng đến qua trình phân huỷ chất hữu cơ trong rác và gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường thành phố.

Tỷ trọng trung bình của rác thải sinh hoạt thành phố Quảng Ngãi sau khi tiến hành phân tích mẫu thực tế ta xác định được kết quả là 0,375kg/l.

b. Khối lượng

Với quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách nhanh chóng trên địa bàn thành phố thì khối lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn ngày càng nhiều. Theo số liệu thống kê của Công ty Môi trường Quảng Ngãi thì khối lượng rác thải hiện nay đã tăng lên từ 70 tấn/ngày (năm 2003) lên đến khoảng 102 tấn/ngày (tháng 10/2006) được trình bày trong bảng 4.4. Khối lượng rác phát sinh và được thu gom hàng ngày thay đổi theo các tháng khác nhau trong năm và đặc biệt tăng cao vào những ngày lễ, tết, hay những ngày có chiến dịch vệ sinh khu phố, “tuần lễ Sạch – Xanh”, …được trình bày ở hình 4.3. Các số liệu thống kê dưới đây chưa tính đến khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các cơ sở y tế đóng trên địa bàn.

Bảng 4.5 : Khối lượng rác thải sinh hoạt thu gom được của TP Quảng Ngãi

Năm Khối lượng

(tấn/năm) Trung bình/tháng (tấn) Trung bình/ngày (tấn) 2003 25.550 2.129,16 70 2004 29.200 2.433,33 80 2005 32.000 2.666,66 87,67 Tháng 10/2006 30.830 3.083 102,76

(Nguồn : Công ty Môi trường Quảng Ngãi)

2479 3034 2521 2673 2889 2921 2841 2822 2841 2798 2712 2529 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 tháng 1 tháng 2 tháng 3 tháng 4 tháng 5 tháng 6 tháng 7 tháng 8 tháng 9 tháng 10 tháng 11 tháng 12 Tháng tấn /tháng Series1

Hình 4.3 : Khối lượng rác thải sinh hoạt thu gom trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi qua từng tháng trong năm 2005

(Nguồn : Công ty Môi trường Quảng Ngãi)

Qua bảng 4.5, ta thấy sự thay đổi khối lượng rác thải sinh hoạt thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2003 – 2006 ta thấy khối lượng rác từ năm 2003 – 2006 gia tăng liên tục, chứng tỏ lượng rác thải ra ngày càng tăng. Nguyên nhân của sự gia tăng này khối lượng là do trong giai đoạn này thành phố đang trên đà phát triển về mọi mặt, nhanh nhất là kinh tế, xây dựng, quá trình đô thị hoá và cả sự biến động dân số cơ học.

c. Hệ thống quản lý chất thải rắn của thành phố Quảng Ngãi

Tổ chức quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi được biểu diễn dưới sơ đồ sau :

d. Sơ đồ tổ chức quản lý Công ty Môi trường Quảng Ngãi

Công ty Môi trường Quảng Ngãi là một đơn vị hoạt động công ích phục vụ lợi ích xã hội của thành phố Quảng Ngãi và một số vùng lân cận. Tên gọi của Công ty từ lúc thành lập vào năm 1989 đến năm 2003 là Công ty Môi trường – Đô thị Quảng Ngãi. Đến tháng 10/2006 hình thức hoạt động của công ty là Công ty TNHH một thành viên Môi trường Quảng Ngãi gọi tắt là Công ty Môi trường Quảng Ngãi. Mô hình hoạt động của công ty được tổ chức theo sơ đồ ở hình 3.4. Lĩnh vực hoạt động của công ty tương đối lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng cụ thể vẫn gắn liền với môi trường và cảnh quan đường phố. Hoạt động thu gom của công ty, không chỉ những trên địa bàn thành phố mà còn hoạt động ở các huyện lân cận như : xã Nghĩa Kỳ, thị trấn La Hà thuộc huyện Tư Nghĩa và thị trấn Sơn Tịnh – huyện Sơn Tịnh. Công ty chịu sự quản lý của Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh và UBND thành phố.

Phòng Tài nguyên – Môi trường Tp

Công ty Môi trường Quảng Ngãi

Sở Tài nguyên – Môi trường

Hình 4.4 : Sơ đồ tổ chức Công ty Môi trường Quảng Ngãi Chủ tịch hội đồng thành viên Giám đốc Công ty Phòng Kỹ Thuật Phòng Tổng Hợp – Hành Chính Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Tài Vụ Phòng Kinh Doanh XN MT Dung Quất Hội đồng thành viên Đội

MT I Đội MT II Đội MT III Đội Thoát nước Đội Điện Đội Xúc chất thải Đội Ươm cây Đội Cây xanh Đội Xe Ban quản lý Nghĩa trang

4.3.2. Phân loại rác tại nguồn

Hiện nay, việc thực hiện phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi vẫn chưa được thực hiện với nhiều lý do chủ quan lẫn khách quan. Do vậy, về lâu về dài cùng với sự phát triển của thành phố với khối lượng rác thải năm sau nhiều hơn năm trước thì việc phân loại rác sinh hoạt tại nguồn cần phải được thực hiện trong thời gian sớm nhất, nếu điều kiện cho phép.

Nguyên nhân chính của việc chưa thể thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi là không có đủ nguồn vốn để triển khai và cũng như nguồn nhân lực vẫn còn thiếu và yếu. Bên cạnh đó còn một nguyên nhân khách quan đó là chưa có sự ủng hộ của công đồng trong việc phân loại rác tại nguồn, tại vì phần lớn người dân trên địa bàn thành phố không hiểu về phân loại rác sinh hoạt tại nguồn là gì? cũng như chưa thấy được lợi ích từ việc phân loại rác sinh hoạt tại nguồn. Mà trách nhiệm chính thuộc về các cơ quan quản lý môi trường trên địa bàn thành phố mà trực tiếp là công ty Môi trường Quảng Ngãi chưa có một chương trình tuyên truyền giáo dục môi trường về phân loại rác tại nguồn trên địa bàn thành phố thông qua các kênh thông tin, điều này nó thể hiện qua kết quả khảo sát của người dân trên địa bàn thành phố về những hiểu biết của việc phân loại rác sinh hoạt tại nguồn.

Qua kết quả của cuộc khảo sát nói trên, trước tiên chúng ta cần xây dựng một chương trình tuyên truyền giáo dục môi trường sâu rộng trong người dân mà cụ thể là chương trình phân loại rác sinh hoạt tại nguồn, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng cũng như phổ biến tới từng khu phố thông qua sinh hoạt của tổ dân phố hay các đoàn thể xã hội.

Bảng : Kết quả khảo sát cộng cồng về phân loại rác sinh hoạt tại nguồn STT Câu hỏi : Anh/chị có hiểu về phân loại rác tại

nguồn hay không ?

%

Tổng số phiếu khảo sát 100

1 Không hiểu 64,64

Có hiểu 35,35

2 Câu hỏi : Công tác thu gom tại nguồn khó là do :

Thiếu dụng cụ chứa rác trong gia đình 10,1

Nhà chật không có chỗ 0

Người thu gom không thu gom riêng từng loại rác 6,06 Thiếu các thùng rác công cộng cho từng loại rác 6,06 Người dân không thấy được lợi ích 53,53

Không thấy cần thiết 24,24

3 Câu hỏi : Nếu nhà nước có chủ trương phân loại rác tại nguồn, Anh/chị có ủng hộ hay không?

Có 85,85

Không 14,14

4 Câu hỏi : Nếu nhà nước không cấp các phương tiện, dụng cụ phân loại rác tại nguồn cho gia đình Anh/chị thì gia đình Anh/chị có sẵn sàng tự mua theo hướng dẫn của các cơ quan, tổ chức để phân loại tại nguồn hay không ?

Có 70,7

Không 29,29

5 Câu hỏi : Theo Anh/chị nên làm gì để thực hiện việc phân loại rác tại nguồn tốt :

Cấp cho dân những dụng cụ chứa rác khác nhau trong gia đình

30,3 Bán cho dân các dụng cụ chứa rác khác nhau trong

gia đình 0

Đặt các thùng rác công cộng cho từng loại rác 12,12

Không thu lệ phí thu gom rác 2,02

Phải mở lớp hướng dẫn cho dân 55,55

4.3.3. Hiện trạng hệ thống thu gom 1 Lưu trữ tại nguồn

từ các hộ gia đình chủ yếu chứa trong các thùng chứa bằng nhựa và một số ít chứa trong các túi nylon và đặt trước nhà vào khoảng thời gian thu gom rác hộ dân theo quy định.

Tại các chợ, cơ quan hành chính, trường học, bệnh viện, rác sinh hoạt được thu gom tập trung tại một điểm theo quy định trước khi xe thu gom đến vận chuyển đi. Trên một số tuyến đường chính trong thành phố có đặt thùng rác 240 lít. Tuy nhiên, các thùng rác đường phố hiện nay chủ yếu là chứa rác từ các gia đình lân cận.

2 Tổ chức thu gom

Rác đường phố và rác sinh hoạt của thành phố đều do Công ty Môi trường Quảng Ngãi thu gom. Có một sự khác biệt so với các đô thị khác trong công tác thu gom là ở thành phố Quảng Ngãi không có hệ thống thu gom dân lập, qua tìm hiểu từ phía công ty, thì hiện nay công ty đang có kế hoạch mở rộng địa bàn thu gom sang các địa bàn lân cận .

Số hộ gia đình đăng ký thu gom rác trên địa bàn thành phố chiếm 59,14% tổng số hộ của thành phố.

Bảng 4.6 : Tình hình thu gom rác hộ dân trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi STT Phường, xã Tổng số

hộ Số hộ đăng ký thu gom Tỷ lệ %

1 Lê Hồng Phong 1.801 1.307 2 Trần Phú 3.162 2.584 3 Trần Hưng Đạo 2.196 1.771 4 Nguyễn Nghiêm 2.335 1.735 5 Nghĩa Lộ 3.135 1.949 6 Chánh Lộ 2.818 1.910 7 Quảng Phú 3.694 1.506 8 Nghĩa Chánh 2.777 1.983 9 Nghĩa Dõng 1.845 122 10 Nghĩa Dũng 1.984 361 11 Tổng 25.747 15.228

Qua biểu đồ tỷ lệ số hộ đăng ký thu gom rác trên địa bàn thành phố, ta thấy rằng số hộ không đăng ký thu gom chiếm 40,86% tức là một số lượng lớn rác sinh hoạt không được thu gom, xử lý. Những phường có số hộ không đăng ký chiếm tỷ lệ lớn là các phường, xã ngoại thành như : Nghĩa Dõng, Nghĩa Dũng, Quảng Phú, …nguyên nhân chính của hiện trạng trên là do công tác thu gom ở đây không thường xuyên, và là vùng ngoại thành nên mạng lưới thu gom chưa tới từng hộ dân cũng như người dân ở đây có thói quen không tốt là vứt bỏ rác ra các vùng xung quanh vô hình chung tạo nên những bãi rác tự phát. Còn đối với một số hộ trong nội thành không đăng ký thu gom chủ yếu là các hộ mới, các hộ thuê nhà, ở những vùng dân cư mới hình thành là chiếm tỷ lệ chủ yếu. Những khu dân cư này thì công tác thu gom không thường xuyên và cũng không có thu gom rác đường phố, vô tình tạo nên những bãi rác tự phát do rác đường phố gây ra và người dân ở xung quanh đó đem rác tới đổ tự do mà không đăng ký thu gom.

Điều này nó thể hiện qua kết quả khảo sát của người dân về công tác thu gom rác thải sinh hoạt :

STT

Câu hỏi : Anh/chị có thể cho ý kiến về công tác

thu gom rác hiện nay ở địa phương %

Tổng số phiếu khảo sát 100

1 Số lần thu gom trong ngày quá ít 18,18 Giờ giấc, tổ chức thu gom chưa hợp lý 2,02

Giờ giấc, tổ chức thu gom tốt 3,03

Không có ý kiến 74,74

2 Câu hỏi : Lệ phí thu gom rác hiện nay (7000 đồng /tháng)

Lệ phí thu gom cao 6,06

Vừa 61,61

Thấp 24,24

Không đăng ký thu gom (không đóng lệ phí) 8,08

Điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng môi trường thành phố Quảng Ngãi ô nhiễm do rác thải sinh hoạt gây ra. Do đó, trong thời gian tới Công ty cần phối hợp với chính quyền địa phương vận động người dân tham gia đăng ký thu gom

rác, nhằm hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra, cũng như tạo ra cảnh quan đô thị văn minh “ Xanh – Sạch – Đẹp”.

a. Tổ chức của các đội Môi trường

Hiện nay, đơn vị trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ thu gom rác hộ dân cũng như rác đường phố trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, bao gồm các Đội Môi trường I, II, III. Các Đội Môi trường này, thực hiện nhiệm vụ thu gom trên các địa bàn mình phụ trách, cụ thể như sau :

 Đội Môi trường I : Phường Trần Phú, Quảng Phú, Nghĩa Lộ và xã Nghĩa Kỳ – huyện Tư Nghĩa.

 Đội Môi trường II : Phường Trần Hưng Đạo, Nguyễn Nghiêm, Lê Hồng Phong và Thị trấn Sơn Tịnh – huyện Sơn Tịnh.

 Đội Môi trường III : Phường Nghĩa Chánh, Chánh Lộ; xã Nghĩa Dũng, Nghĩa Dõng và Thị trấn La Hà – huyện Tư Nghĩa.

Trong mỗi Đội Môi trường được chia làm thành 3 tổ : Tổ thu gom, tổ quét, và tổ làm đêm (23h – 4h30).

Sơ đồ tổ chức của mỗi Đội Môi trường :

Hình 4.6 : Sơ đồ tổ chức của mỗi Đội Môi trường

Tổng số lao động trực tiếp tham gia thu gom của cả 3 đội là 122 người. Trong đó đội I và II mỗi đội 40 người, còn đội II có 42 người.

Trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi không có sự tham gia thu gom của lượng Đội trưởng

Đội phó Thư ký – kế

toán

Tổ làm đêm

lực dân lập, vì công ty đang có xu hướng mở rộng địa bàn cũng như mở rộng lực lượng thu gom.

b. Hình thức thu gom rác

Hiện nay, rác thải sinh hoạt từ các nguồn phát sinh khác nhau trên thành phố Quảng Ngãi được thu gom theo hình thức Hệ Thống Container Cố Định. Theo hình thức này, người thu gom rác sẽ đẩy xe thu gom rỗng không chứa rác từ nơi tập trung đến vị trí lấy rác đầu tiên của tuyến thu gom, đổ rác từ thùng chứa rác của các hộ gia đình lên xe thu gom và trả các thùng rỗng về lại vị trí cũ, sau đó tiếp tục lấy rác ở hộ gia đình tiếp theo. Quá trình này được thực hiện cho tới khi xe thu gom không thể chứ thêm rác được nữa. Khi đó xe thu gom đầy rác sẽ được đẩy đến các điểm hẹn hay trạm trung chuyển để chuyển sang xe lớn hơn trước khi vận chuyển đến bãi chôn lấp.

Theo quy định của Công ty Môi trường Quảng Ngãi, lấy rác trong cộng đồng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 82 -135 )

×