2.3.1.1. Quản lý rác ở Nuremberg – Đức
Chính quyền Nuremberg, đã đưa ra một luật lệ địa phương vào năm 1990, yêu cầu phải phân chia rác gia đình và rác thương mại thành nhiều loại khác nhau. Việc để chung giấy, thuỷ tinh hoặc rác hữu cơ vào một thùng thu gom tái chế đã trở nên bất hợp pháp.
a. Việc giảm thiểu rác
Việc giảm thiểu rác tại Đức thể hiện rỏ nét với việc cấm sử dụng các loại chén đĩa bằng giấy. Tuy nhiên, điều luật này gặp sự chống đối mạnh của các nhà sản xuất. Ngoài ra, người ta gặp phải tình huống, do đóng tiền ký quỹ thấp đã lấy luôn chén đĩa bằng sứ về làm vật lưu niệm. Để đánh giá hiệu quả của việc cấm sử dụng dụng cụ bàn ăn bằng giấy, người ta đang nghiên cứu so sánh phí xử lý chúng với phí dùng rửa dụng cụ bàn ăn bằng sứ cộng với phí xử lý nước rửa chúng.
b. Chính sách mua bán
Một khía cạnh khác của chiến lược giảm thiểu rác của Nuremberg là chính sách mua bán của thành phố này. Chính quyền địa phương khuyến khích người tiêu dùng mua những sản phẩm sản sinh ra ít rác, những đồ vật có thể tái chế
được hoặc làm bằng chất liệu có thể tái chế được. Giấy được tái chế từ giấy rác thải của bưu điện được dùng trong tất cả các văn phòng. Các sản phẩm sạch được bày bán và hưởng các ưu đãi về thuế.
c. Dịch vụ tư vấn
Chính quyền địa phương đã thành lập một đội cố vấn trung ương gồm 12 nhà cố vấn về rác, trong đó có 4 chuyên gia về rác gia đình và 8 chuyên gia về rác thương mại. Các nhà cố vấn này gúp cho việc giảm lượng rác bằng cách hướng dẫn mua hàng ít rác, ủ phân rác gia đình, và dùng các sản phẩm tái sử dụng được.
Ý thức được rằng các biện pháp ngăn chặn rác thay đổi theo từng khu vực khác nhau, chính quyền địa phương Nuremberg đã triển khai chiến lược ngăn chặn rác cho các ngành thương mại đặc biệt, như ngành mua bán xe môtô, ngành xây dựng và các siêu thị. Kết hợp chặt chẽ với các nhà thương nghiệp thành phố, chính quyền địa phương có thể giúp đỡ họ học tập bài học kinh nghiệm lẫn nhau giữa ngành này và ngành khác.
d. Các chính sách hỗ trợ
Tiếp theo những sáng kiến hợp lý này, một khía cạnh cuối cùng của luật lệ địa phương là chính quyền địa phương có quyền từ chối cho phép đổ những loại rác cần phải ngăn chặn, hoặc cần phải tái chế.
Phí đổ rác được xem như là một sự khích lệ khác cho việc giảm thiểu hoặc tái chế rác. Đối với các hộ gia đình, phí đổ rác là 6 pfennings cho mỗi lít rác thu gom, có nghĩa là để được lấy rác mỗi tuần một lần, mỗi hộ gia đình trung bình phải trả khoảng 300DM một năm. Các hộ gia đình nhỏ có thể dùng chung một container, và mỗi gia đình trả một phần, những hộ thải lượng rác gấp đôi phải trả gấp đôi. Chính quyền địa phương đưa ra một sự khích lệ khác nhằm giảm thiểu chi phí thu gom rác bằng cách trợ giá cho việc ủ phân rác gia đình. Nếu chủ hộ cũng là chủ vườn, ủ phân tất cả rác gia đình và rác vườn của anh ta thay vì thải chúng ra để thành phố thu gom, thành phố sẽ trả trợ cấp một lần là 100DM cho việc ủ phân và 40DM cho dụng cụ.
e. Kết luận
Thành phố của Nuremberg đã giảm thiểu khối lượng rác phải quản lý hàng năm từ 149.000 tấn vào năm 1989 còn 127.000 tấn vào năm 1994. Do việc thải rác gia tăng một cách đặc thù mỗi năm, nếu không có những biện pháp đáp ứng phù hợp và sự truyền bá rộng rãi, tổng số rác vào năm 1994 có thể đã là 200.000 tấn. Đáng ghi nhớ hơn, khối lượng rác độc hại đã giảm từ 65.126 tấn vào năm 1989 chỉ còn 15.498 tấn vào năm 1993.
2.3.1.2. Quản lý rác ở Madrid – Tây Ban Nha
Madrid – Thủ đô và trung tâm địa lý của Tây Ban Nha, bao trùm một diện tích 520 km2 và có dân số là 3,2 triệu người, thải 3.600 tấn rác đô thị mỗi ngày. Rác thải ra về hình thức không giống loại trung bình của Châu Âu với sự khác biệt rất lớn trong thành phần chất thối rửa của rác (40% so với 20%).
a. Tái chế
Nhờ một phần vào sự tài trợ của Chính quyền Tây Ban Nha và sự giúp đỡ của Liên Minh Châu Âu (EU), Madrid đang thực hiện một trong những dự án tái tạo nguồn tài nguyên đầy tham vọng nhất chưa từng thấy ở bất cứ thủ đô Châu Âu nào. Khoảng giữa năm 1995, phân xưởng cuối của việc tái chế vật liệu trang trí, tái tạo năng lượng và hệ thống chế biến phân trộn xử lý 1.200 tấn CTR đô thị của Madrid mỗi ngày sẽ được hoàn tất.
Các cơ sở tái chế và chế biến phân trộn đã hoạt động từ đầu năm 1993 và nhà máy tái tạo năng lượng bắt đầu hoạt động khoảng giữa năm 1995. Trước hết, 55% - 60% vật liệu tái chế được đưa trực tiếp về chỗ đổ rác. 5% khác được tái tạo lại dưới hình thức giấy, bìa cứng, kim loại, các chai nhựa PET và HDPE và kiếng. Người ta hy vọng rằng cuối năm 1995 số lượng vật liệu đưa tới bãi rác sẽ được giảm xuống từ 5% đến 10%.
b. Tái sinh năng lượng
gồm 3 lò đốt. Năng lượng điện sản sinh ra là 29MW, với 5MW sẽ được dùng lại cho chính nhà máy này. Nhà máy đã được trang bị cho việc kiểm soát ô nhiễm không khí với công nghệ lọc khí thoát 3 cấp từ ống khói như xiclon, máy lọc hơi khô dùng đá vôi và túi lọc. Mục đích sau cùng là để đảm bảo làm đúng theo yêu cầu của chỉ thị số 369/89 của EU.
Người ta thường dùng tro lắng ở đáy thiết bị để làm chất trãi nền đường. Trong khi lượng tro bay, khoảng 4% của chất nạp liệu vào, sẽ được dùng làm nguội rác đang ở nhiệt độ cao có thể cháy, dù lượng nước rò rỉ này có giới hạn.
c. Làm phân rác
Các máy móc thiết bị chế biến phân trộn sử dụng các vật liệu sơ chế chọn lọc từ rác để làm phân. Rác được kiểm tra bằng cẩu tại nơi nó được đưa tới để loại bỏ những vật cồng kềnh. Số còn lại được sàng lọc và những vật nhỏ hơn 100mm được chuyển bằng băng tải đến thiết bị chế biến phân trộn.
Có hai nhà máy chế biến phân trộn hữu hiệu. Trong cả hai dây chuyền, rác được chế biến thành phân trộn trong một tuần lễ thay vì hai tháng. Sau đó, chúng được tinh chế lại qua máy phân loại và máy sàng, chỉ cho phép các vật thể nhỏ hơn 12mm đi qua. Các vật thể bị sàng giữ lại sẽ được nạp trở lại vào nhà máy tái tạo năng lượng.
Thời gian tốt nhất để bán phân trộn là từ cuối tháng 9 đến tháng 3. Vào năm 1993, 30.000 tấn rác đã được tái chế và bán dưới hình thức phân trộn với giá 7Pta 1 tấn cho các vườn nho ở phía nam Madrid. Người ta hy vọng rằng với những phản ứng thuận lợi của các nhà làm vườn đã thử dùng qua phân trộn vào năm 1994, sẽ dẫn đến việc bán nhiều hơn trong tương lai.
d. Quay vòng vật liệu
Sự chọn lựa tái chế cho CTR Madrid, chủ yếu là kết hợp với sinh năng lượng. Hiện nay, giá sản phẩm giấy và tấm bìa cao, thị trường cho các chai PET và HDPE rất lớn, đảm bảo rằng việc phục hồi những vật liệu này sẽ thu hoạch được nhiều hơn là việc sử dụng những vật liệu này vào việc sản sinh năng lượng.
2.3.2. Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam
1. Quản lý chất thải rắn ở thành phố Hồ Chí Minh a. Thực trạng phát thải rác tại thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế thương mại, khoa học kỹ thuật và dịch vụ lớn của cả nước, cùng với tốc độ phát triển như vũ bão của thành phố thì tốc độ rác thải cũng tăng theo, người ta ước tính trong năm từ 1997 – 2002 tốc độ tăng trưởng là 11 – 13% và xu hướng trong 5 năm tới mặc dù tốc độ tăng trưởng có giảm nhưng vẫn ở mức cao.
Tính tới thời điểm này, thì mỗi ngày thành phố đổ ra khoảng 6.000 – 6.500 tấn CTR. Nhưng thu gom được 4.900 – 5.200 tấn/ngày. Như vậy mỗi ngày thành phố có gần 300 tấn rác chưa được thu gom. Hằng năm có 10.000 tấn rác chưa được thu gom.
b. Các nguồn phát thải và thành phần rác chủ yếu ở Tp. Hồ Chí Minh
Tình hình thải rác tại thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến phức tạp, thành phần rác thải cũng đa dạng và ngày càng gia tăng về mặt khối lượng. Một số loại rác thải đô thị như : rác khu thương mại, rác xà bần, rác công nghiệp, … trước đây ít thì những năm gần đây mức độ tăng (khối lượng và thành phần chất thải) ngày càng cao. Cũng như nhiều đô thị khác ở Việt Nam và trên thế giới, CTR sinh hoạt của thành phố Hồ Chí Minh cũng bao gồm khoảng 14 – 21 thành phần khác nhau được trình bày trong Bảng 2.12.
Bảng 2.12 : Thành phần CTR sinh hoạt của Tp Hồ Chí Minh
STT Thành phần
Phần trăm khối lượng (%)
Hộ gia đình Trường học Nhà hàng, khách sạn Rác chợ 1 Thực phẩm 61,0 – 96,6 23,5 – 75,8 79,5 – 100,0 20 – 100,0 2 Vỏ sò, ốc, cua 0 0 0 0 – 10,1 3 Tre, rơm rạ 0 0 0 0 – 7,6 4 Giấy 1,0 – 19,7 1,5 – 27,5 0 – 2,8 0 – 11,4 5 Carton 0 – 4,6 0 0 – 0,5 0 – 4,9 6 Nylon 0 – 36,6 8,5 – 34,4 0 – 5,3 0 – 6,5 7 Nhựa 0 – 10,8 3,5 – 18,9 0 – 6,0 0 – 4,3 8 Vải 0 – 14,2 1,0 – 3,8 0 0 – 58,1 9 Da 0 0 – 4,2 0 0 – 1,6 10 Gỗ 0 – 7,2 0 – 20,2 0 0 – 5,3 11 Cao su mềm 0 0 0 0 – 5,6 12 Cao su cứng 0 – 2,8 0 0 0 – 4,2 13 Thủy tinh 0 – 25,0 1,3 – 2,5 0 –1,0 0 – 4,9 14 Lon đồ hộp 0 –10,2 0 – 4,0 0 – 1,5 0 – 2,1
15 Kim loại màu 0 – 3,3 0 0 0 – 5,9
16 Sành sứ 0 – 0,15 0 0 – 1,3 0 – 1,5
17 Xà bần 0 – 9,3 0 0 0 – 4,0
18 Tro 0 0 0 0 – 2,3
19 Styrofoam 0 – 1,3 1,0 – 2,0 0 – 2,1 0 – 6,3 20 Linh kiện điện tử
(Nguồn : Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Công nghệ và Quản lý Môi trường – CENTEMA – 2002)
c. Hiện trạng tổ chức quản lý
Hiện trạng tổ chức quản lý chất thải rắn ở Thành phố Hồ Chí Minh được trình bày theo sơ đồ sau :
Hình 2.5 : Sơ đồ tổ chức quản lý rác ở Tp. HCM d. Thu gom và vận chuyển
Rác sinh hoạt từ các hộ gia đình được chứa trong những thùng rác do người dân tự mua. Rác ở hộ dân được thu gom bằng thủ công đổ vào các xe đẩy tay cùng với rác đường phố. Trên các đường phố, rác được chứa trong các thùng chứa 200 – 600 lit và thu gom vào các xe ép rác. Rác được tập trung tại các điểm hẹn.
Hình thức thu gom chất thải rắn sinh hoạt, được hoạt động liên tục 1 lần/ngày các xe thu gom sẽ đến các hộ dân để thực hiện công đoạn thu gom, với quy trình được thực hiện theo từng tuyến thu gom, trên các tuyến thu gom được phân thành các dây thu gom chính. Người đi thu gom có trách nhiệm thu gom trong các dây thu gom của họ (được phân công, hợp đồng thu gom, …). Sau đó, chuyển rác đến các điểm hẹn hoặc trạm trung chuyển. Từ đó, giao rác cho các xe vận chuyển chuyên dụng. Các xe này có nhiệm vụ chở rác đến các bãi xử lý chất thải, hoặc
UBND TP UBND Phường Lực lượng thu gom dân lập UBND Quận Sở TN – MT Cty CTDT Quận Cty MTĐT
đến trạm phân loại tập trung.
Quy trình chuẩn trong thu gom và vận chuyển rác của Tp. Hồ Chí Minh được trình bày theo sơ đồ sau :
(Nguồn : Hội thảo quản lý CTRSH TP.HCM)
Hình 2.6 : Sơ đồ công nghệ hệ thống thu gom, vận chuyển chuẩn CTRSH Thành phố Hồ Chí Minh Container ép lớn Xe ép lớn (7 – 12 tấn) Xe ép nhỏ (2 – 4 tấn) Xe ép lớn (7 – 12 tấn) Đẩy tay (sọt tre), ba gác, xe lam Xe ép nhỏ (2 – 4 tấn) Điểm tập kết Trạm trung chuyển Bãi chôn lấp Nguồn rác thải từ : hộ gia đình, trường học, văn phòng, khu thương mại, … Trạm ép kín Điểm tập trung rác dọc lề đường và các nguồn phát sinh rác lớn Xe ép nhỏ (2 – 4 tấn) Xe ép lớn (7 – 12 tấn)
Thu gom CTSH tại hộ dân, … Thu gom lần 2 và vận chuyển tới trạm trung chuyển
Vận chuyển đến BCL
e. Hiện trạng phân loại tại nguồn và tái chế Phân loại tại nguồn
Hiện tại việc phân loại rác tại nguồn chưa được thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, cũng như chưa có bất kỳ một văn bản pháp luật nào quy định người dân phải thực hiện phân loại rác tại nguồn ở nhà mình. Điều này làm cho công tác quản lý rác thải ở thành phố gặp nhiều khó khăn.
Cho đến nay việc phân loại rác tại nguồn ở thành phố chỉ thực hiện thí điểm một vài dự án nhằm mục đích đúc kết kinh nghiệm và triển khai ứng dụng thực tế cho nhiều nơi và trong các chương trình, phương án quản lý và xử lý rác của thành phố.
“Dự án thử nghiệm phân loại rác tại nguồn” do Sở KH CN – MT nay là Sở TN – MT thành phố chủ trì thực hiện trong hai năm từ tháng 6/1997 đến tháng 6/1999 tại khu phố 4, phường 12, quận 5 Tp. Hồ Chí Minh dưới sự tài trợ của tổ chức ENDA Việt Nam (Tổ chức chuyên trách các vấn đề môi sinh và phát triển của Thế giới thứ ba) và ECAP/Australia.
Thu hồi – tái chế
Các hoạt động thu hồi – tái chế các vật liệu có thể sử dụng được ở thành phố được thực hiện một cách bị động. Hoạt động này chí được thực hiện bởi những người nhặt rác. Họ nhặt những gì còn có thể bán được cho các cơ sở thu mua phế liệu hoặc những đồ còn có thể sử dụng được. Những vật liệu này bao gồm : nhựa mềm, nhựa cứng, bao nylon, giấy cac loại, kim loại (nhôm, sắt).
Hoạt động của những người này diễn ra trong hầu hết các khâu thu gom vận chuyển. Các hoạt động này một mặt góp phần làm giảm khối lượng rác đi vào BCL mang lại lại ích kinh tế từ việc tái chế, tái sử dụng các vật liệu; mặt khác hoạt động này diễn ra một cách tự phát không được tổ chức nên gây cản trở cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý. Làm mất mỹ quan đô thị do làm phát tán rác đã được thu gom trên đường phố do hoạt động bươi nhặt rác ở những thùng rác, các điểm hẹn.
f. Hiện trạng về công nghệ xử lý
Toàn bộ quy trình công nghệ của ngành vệ sinh đô thị hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế giải quyết hợp lý hiệu quả khối lượng rác thải sinh hoạt trên Thành phố.
Công nghệ hệ thống công trình thu gom, lưu chứa, trung chuyển rác của ngành còn lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu về vệ sinh đô thị của Thành phố.
Các phương tiện thu gom, lưu chứa và vận chuyển rác sinh hoạt mặc dù đã được đầu tư khá nhiều nhưng vẫn còn thiếu, thường xuyên chứa rác vượt công suất cho phép, một số phương tiện đã quá hạn sử dụng nên trong quá trình lưu chứa, vận chuyển không đạt tiêu chuẩn.
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có các công trình xử lý rác sau :
+ Công trường xử lý rác Gò Cát – huyện Bình Chánh, với diện tích là 25ha, tỷ trọng rác sau khi nén là 0,5 tấn/m3. Tổng công suất xử lý của công trường là 3.750.000 tấn và công suất tiếp nhận rác là 2.000 tấn/ngày.
+ Công trường xử lý rác Đông Thạnh thuộc huyện Bình Chánh, là công